Tự nhiên xã hội: ( Tiết 15) Đề bài: Vệ sinh thần kinh

 I. Mục tiêu: Sau bài học, hs có khả năng:

- Nêu được một số việc làm và không nên làmđể gữi vệ sinh thần kinh.

- Phát hiện những trạng thaí tâm lí có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh.

- Kể tên được một số đồ ăn thức uống nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh.

- Các em tự làm những việc có lợi đối với cơ quan thần kinh.

II. Đồ dùng dạy học:

- Các hình trong SGK trang 32, 33.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tự nhiên xã hội: ( Tiết 15) Đề bài: Vệ sinh thần kinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên xã hội: ( Tiết 15) Đề bài: VỆ SINH THẦN KINH. I. Mục tiêu: Sau bài học, hs có khả năng: - Nêu được một số việc làm và không nên làmđể gữi vệ sinh thần kinh. - Phát hiện những trạng thaí tâm lí có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh. - Kể tên được một số đồ ăn thức uống… nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh. - Các em tự làm những việc có lợi đối với cơ quan thần kinh. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK trang 32, 33. III. Các hoạt động dạy học: Tiến trình dạy học Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS A.Bài cũ (5 phút) B.Bài mới HĐ 1: Quan sát và thảo luận (10 phút) -Hoạt động thần kinh. -Gv nêu câu hỏi: +Vai trò của não trong hoạt động thần kinh là gì? +Nêu 1 ví dụ cho thấy não điều khiển phối hợp mọi hoạt động của cơ thể? -Nhận xét. -GT bài. -GV ghi đề bài. -Mục tiêu: Nêu 1 số việc nên và không nên làm để gữi vệ sinh thần kinh. -Tiến hành: -Bước 1: làm việc theo nhóm. -Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng quan sát các hình ở trang 32 SGK, đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình nhằm nêu rõ nhân vật trong mỗi hình đang làm gì? + Việc làm đó có hại hay có lợi cho cơ quan thần kinh? -Gv phát phiếu học tập cho các nhóm. -Bước2: Làm việc cả lớp. -Gv treo tranh hình 32, gọi một số hs trình bày. PHIẾU HỌC TẬP -Phân tích một số việc làm có lợi, có hại đối với cơ quan thần kinh trong các hình ở trang 32 SGK. -2hs trả lời. -Quan sát, thảo luận, đặt câu hỏi trả lời cho từng hình. -Thư kí ghi kết quả vào phiếu. -Một số hs trình bày. Hình Việc làm Tại sao việc làm đó có lợi? Tại sao việc làm đó có hại? 1 1 bạn đang ngủ Khi ngủ, cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi 2 Các bạn đang chơi trên bãi biển Có lợi vì thần kinh được thư giãn.. 3 1 bạn thức đến 11 giờ khuya để đọc sách Không có lợi vì đọc sách đến khuya khiến đầu óc mệt mỏi. 4 Chơi trò chơi vi tính Có lợi nếu chơi một lúc Không có lợi nếu chơi quá lâu 5 Xem kịch Có lợi cho cơ quan thần kinh. 6 bạn nhỏ được bố mẹ chăm sóc Có lợi, vì lúc đó bạn vui vẻ, được yêu thương. 7 bạn nhỏ bị đánh đập Không có lợi vì làm bạn đau và sợ hãi. HĐ2 Đóng vai (8 phút) HĐ 3: Làm việc với SGK (10 phút) -Nhận xét tiết học: (2 phút) -Mục tiêu:phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh. -Tiến hành: -Bước1: Tổ chức: -Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm ghi 1 trạng thái tâm lí: + Tức giận + Lo lắng + Vui vẻ + Sợ hãi -Phát phiếu cho các nhóm và yêu cầu các em tập diễn đạt vẻ mặt của người có trạng thái tâm lí như đã ghi trong phiếu. -Bước 2: Thực hiện. -Bước 3: Trình diễn. -Yêu cầu mỗi nhóm cử 1 bạn lên trình diễn. -Gợi ý hs đoán xem bạn đó đang thể hiện trạng thái tâm lí nào và cùng nhau thảo luận: +Nếu 1 người luôn ở trạng thái tâm lí như vậy thì có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh? -Kết thúc việc trình diễn và thảo luận, gv yêu cầu hs rút ra bài học gì qua hoạt động này -Kết luận: Trạng thái tức giận, lo lắng, sợ hãi đều ảnh hưởng đến cơ quan thần kinh vì làm cho thần kinh căng thẳng -Mục tiêu : Kể được tên một số thức ăn , đồ uống nếu đưa vào cơ thể sẽ có hại cho cơ quan thần kinh. -Tiến hành: -Bước 1: làm việc theo cặp -Các nhóm quan sát hình 19 ở trang 33 và trả lời câu hỏi: +Chỉ và nói những thức ăn, đồ uống nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại cho cơ quan thần kinh? -Bước 2: Làm việc cả lớp -Gọi một số cặp hs trình bày trước lớp -Đặt vấn đề để cả lớp cùng phân tích: +Tại sao cà phê, thuốc lá, rượu, lại có hại cho cơ quan thần kinh? +Trong số các thứ gây hại đối với cơ quan thần kinh, thứ nào tuyệt đối trẻ em và người lớn phải tránh xa? +Ma tuý vô cùng nguy hiểm, vậy chúng ta cần phải làm gì để tránh xa ma tuý? -Kết luận: Chúng ta cần phải luyện tập thể dục và sống vui vẻ, ăn uống đủ chất, điều độ để bảo vệ cơ quan thần kinh. -Nhận xét tiết học. -Dặn hs thực hiện những việc làm có lợi đối với cơ quan thần kinh. -Chuẩn bị trước việc lập thời gian biểu của em. -Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh thần kinh (tt ) -Sinh hoạt theo nhóm- tập diễn đạt theo trạng thái tâm lí. -các nhóm thực hiện. -Mỗi nhóm cử 1 bạn lên trình bày -Cả lớp quan sát cà cùng nhau thảo luận. -Quan sát và thảo luận theo cặp. -1 số cặp hs trình bày. - Vì chúng gây nghiện, dễ làm cơ quan thần kinh mệt mỏi. -Ma tuý. -Tránh xa ma tuý, tuyệt đối không được dùng thử ma tuý dù chỉ một lần.

File đính kèm:

  • docTiet 15.doc
Giáo án liên quan