Giáo án Lớp 3 Tuần 4 - Nguyễn Thị Tuyết

- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Khẩn khoản, nảy lộc, nở hoa, lã chã, lạnh lẽo.

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu một số từ ngữ trong bài: mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã.

 - Nắm được diễn biến câu chuyện: Câu chuyên ca ngợi tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con, vì con người mẹ có thể làm tất cả.(trả lời được các câu hỏi SGK)

 

doc22 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 902 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 4 - Nguyễn Thị Tuyết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RỘNG VỐN TỪ: GIA ĐÌNH ÔN TẬP CÂU: AI LÀ GÌ? I.MỤC TIÊU: - Tìm được các từ chỉ gộp những người trong gia đình.( BT 1) - Xếp được các câu tục ngữ, thành ngữ cho trước thành 3 nhóm.(BT 2) - Đặt câu theo mẫu: Ai (cái gì - con gì) – là gì ? (BT 3) II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 3 tờ giấy (ghi sẵn nội dung BT 1 – 16) III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1.Bài cũ: Giáo viên gọi một số Hs đặt câu theo mẫu Ai – là gì? 2.Dạy – học bài mới: a.Giáo viên giới thiệu bài: HS lắng nghe. b.Giáo viên hướng dẫn HS làm bài tập: *Bài tập 1: HS thảo luận nhóm đôi để hoàn thành bài tập. - HS tìm hiểu yêu cầu đề bài, nêu cách hiểu của bản thân về: Ông bà, chú cháu. - 2 HS/bàn suy nghĩ và tìm từ. Sau đó các nhóm lên thi tìm từ nhanh. - Giáo viên cùng HS nhận xét, giáo viên chốt lại các từ đúng. HS đọc lại các từ vừa tìm được sau đó viết vào vở bài tập Tiếng Việt. *Bài tập 2: làm việc cá nhân để hoàn thanh bài tập 2: - HS đọc yêu cầu đề bài, sau đó giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của từng câu tục ngữ, thành ngữ. - HS hoàn thành bài tập 2 vào vở, Hs nêu miệng bài 2, giáo viên cùng HS nhận xét, ghi điểm. *Bài tập 3: Giáo viên hướng dẫn HS làm bài tập 3: Ví dụ: Đặt câu theo mẫu Ai là gì? Nói về Tuấn trong truyện “ Chiếc áo len” M: Tuấn là anh trai của Lan. HS làm bài vào vở, giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm. 3.Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học, tuyên dương các HS và các nhóm làm việc tốt. Tiết 3 Thể dục GV Thể dục soạn dạy Tiết 4 Mĩ thuật GV Mĩ thuật soạn dạy Buổi chiều: Tiết 1 ĐẠO ĐỨC GIỮ LỜI HỨA ( TIẾT 2) * Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm 2 người. - GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS làm bài tập trong phiếu. Nội dung phiếu: Hãy ghi vào ô trống chữ Đ trước những hành vi đúng , chữ S trước những hành vi sai. - Thảo luận: Một số nhóm trình bày kết quả. - GV kết luận: + Các việc làm a , d là giữ lời hứa. + Các việc làm b, c là không giữ lời hứa. * Hoạt động 2: Đóng vai. - GV chia nhóm , giao nhiệm vụ cho từng nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai trong tình huống: Em đã hứa cùng bạn làm 1 việc gì đó , nhưng sau đó em hiểu ra việc đó là sai. Khi đó em sẽ làm gì? - Các nhóm lên đóng vai. - Các nhóm trao đổi, thảo luận: + Em có đồng tình với cách ứng xử của nhóm vừa trình bày không? Vì sao? + Theo em , có cách giải quyết nào khác tốt hơn không? - GV kết luận: Em cần xin lỗi bạn , giải thích lý do và không nên làm điều sai trái. * Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến. - GV nêu từng ý kiến , HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình bằng cách giơ tay. a- Không nên hứa hẹn với ai bất cứ điều gì? b- Chỉ nên hứa những điều mình có thể thực hiện đợc. c- Có thể hứa mọi điều còn thực hiện được hay không là không quan trọng. d- Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi ngời tin cậy tôn trọng. g- Cần xin lỗi và giả thích lý do khi không thực hiện đợc lời hứa. * Kết luận : Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn. Người biết giữ lời hứa sẻ được mọi người tin cậy và tôn trọng. Tiết 2 Hoạt động ngoài giờ lên lớp GIAO TIẾP TÍCH CỰC I.MỤC TIÊU Giúp HS biết quan tâm tốt mọi người xung quanh. Thông qua bài học HS có những tình cảm thân thiện và có tình yêu thương với tất cả những người xunh quanh . II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1 : Tìm hiểu nội dung phần 1 Yêu thương , quan tâm người xung quanh. - Thảo luận nhóm đôi: - ? Vì sao cần yêu thương và quan tâm người xung quanh . - ? Em yêu thương và quan tâm những ai . - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến đã thảo luận , lớp theo dõi , nhận xét bổ sung nếu cần thiết . - HS làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập phần a trang 5 . - GV gọi 1 số HS chữa bài HĐ2 : Cách thể hiện tình yêu , sự quan tâm: - HS thảo luận N2 để hoàn thành bài 1,2phần b trang 5 - Gv theo dõi HS làm bài . - HS trình bày bài trước lớp - Cả lớp theo dõi , nhận xét . HĐ3 : Quy luật cho và nhận - GV kể chuyện ( trang 6) , HS theo dõi. - Gọi 2 HS khá kể lại - HS thảo luận câu hỏi ? Tại sao nước suối lại trong và ngọt còn nước biển chết lại rất mặn . HĐ4 : HS quan sát tranh thông qua kênh hình và kênh chữ để hoàn thành bài tập 1,2 trang 6,7. - HS rút ra bài học - HS nhắc lại bài học trong SGK III .CỦNG CỐ NHận xét giờ học Thứ sáu ngày 4 tháng 10 năm 2013 Buổi sáng Tiết 1 Tập làm văn NGHE KỂ: DẠI GÌ MÀ ĐỔI ĐIỀN VÀO TỜ GIẤY IN SẴN I.MỤC TIÊU: Giúp HS: Nghe và kể lại được câu chuyện: Dại gì mà đổi (BT 1) II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Tranh SGK, bảng phụ III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 1.Kiểm tra bài cũ: HS lên bảng kể về gia đình mình. HS cùng giáo viên nhận xét, ghi điểm. 2.Dạy – học bài mới: a.Giáo viên giới thiệu bài, HS lắng nghe. b.Giáo viên kể câu chuyện: Dại gì mà đổi, HS theo dõi nội dung: + Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé? + Cậu bé trả lời mẹ như thế nào? + Vì sao cậu bé nghĩ như vậy? HS khá kể lại câu chuyện. b.Hoạt động theo nhóm nhỏ (4 HS). HS kể chuyện trong nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi chỉnh lỗi sai (nếu có) HS thi kể chuyện, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. Em thấy câu chuyện này buồn cười ở điểm nào? 3.Củng cố dặn dò Nhận xét chung giờ học Tiết 2 Anh GV Anh soạn dạy Tiết 3 Toán NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (KHÔNG NHỚ) I.MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số( không nhớ). - áp dụng phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số để giải toán có liên quan. - BT cần làm bài 1(cột 1,2,4), bài 2,3 VBT .Còn thời gian HS làm hết . II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: bảng phụ III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1.Kiểm tra bài cũ : HS thi đọc thuộc lòng bảng nhân 6 -> GV cùng HS nhận xét , ghi điểm 2.Dạy – học bài mới : a.GV giới thiệu bài. HS lắng nghe b.Gv hướng dẫn HS thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( không nhớ): - GV viết lên bảng phép nhân 12 x 3 - HS suy nghĩ và tìm kết quả phép nhân 12 x 3= ? - GV hướng dẫn HS thực hiện phép nhân : 12 x 3 12 x 3 36 - HS thực hiện vào giấy nháp phép nhân : 14 x 2. Một HS lên bảng làm. c.Hướng dẫn HS thực hành: 1; 2; 3( trang 26). HS làm bài , GV theo dõi hướng dẫn HS còn lúng túng. d.Chấm , chữa bài Bài 2: HS thực hiện vào bảng lớp Bài 3: HS chữa bài vào bảng phụ : Bốn tá khăn có số khăn mặt là: 12 x 4 = 48( chiếc khăn) Đáp số: 48 chiếc khăn ( HS tìm các câu lời giải khác nhau ) 3.Củng cố- dặn dò : - HS chơi trò chơi: nhanh trí, nhanh tay( nội dung bài 4- trang 26). - HS chơi trò chơi , sau khi trò chơi kết thúc , GV cùng HS nhận xét và tổng kết trò chơi. ->Tuyên dương nhóm thắng cuộc. Nhận xét chung giờ học . Tiết 5 Hoạt động tập thể SINH HOẠT LỚP I/ Nhận xét , đánh giá các hoạt động trong tuần : * Ưu điểm : - Đi học chuyên cần , học bài và làm bài đầy đủ. - Sinh hoạt 15 phút, thể dục giữa giờ đã đi vào nề nếp. - Đồng phục đúng qui định. - Ăn ngủ bán trú tốt. * Tồn tại : - Một số em vẫn còn hay quên sách vở như : Kiên , Dũng.. - Một số em còn nói chuyện riêng, làm việc riêng : Thu , Như Quỳnh.. . - Nhóm 3 ( tổ 3) trực nhật chưa sạch. II/ Kế hoạch tuần tới : Thực hiện tốt các nội qui của nhà trường. Buổi chiều Tiết 1 Tự nhiên- xã hội VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS bết: - Nêu các viêc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn. - Tập thể dục đều đặn. - Tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức( dành cho HS khá giỏi). II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình vẽ trong SGK trang 18, 19. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: * Hoạt động 1: Chơi trò chơi vận động. - GV lưu ý HS nhận xét sự thay đổi nhịp đập của tim sau mỗi trò chơi. - Lúc đầu GV cho HS chơi 1 trò chơi vận động ít . Ví dụ” Con thỏ, ăn cỏ....” - Sau khi chơi xong, GV hỏi: các em có thấy nhịp tim đập nhanh hơn lúc chúng ta ngồi yên không? Bước 2: GV cho HS chơi trò chơi vận động nhiều. Hỏi: So sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh với vận động nhẹ. Kết luận: Lao động và vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim mạch. * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. Bước 1: Các nhóm quan sát hình 19 SGK và thảo luận. - Hoạt động nào có lợi cho tim mạch? - Tại sao không nên luyện tập và làm việc quá sức? - Theo bạn, những trạng thái cảm xúc dưới đây làm tim đập mạnh hơn: + Khi quá vui. + Lúc hồi hộp, xúc động mạnh. + Lúc tức giận. + Lúc thư giản. - Tại sao ta không nên mặc quần áo, đi dày dép quá chật? - Kể tên 1 số thức ăn, đồ uống ....giúp bảo vệ tim mạch? - Kể tên 1 số thức ăn, đồ uống... có hại cho tim mạch? Bước 2: Làm việc cả lớp. Đại diện mỗi nhóm trình bày 1 câu trả lời, nhóm khác bổ sung. - GV kết luận những việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn. Củng cố dặn dò. Tiết 2 Tự học LUYỆN VIẾT I)MỤC TIÊU: HS biết trình bày , viết đúng bài thơ : Quạt cho bà ngủ - Bài viết sạch sẽ, đẹp, chữ viết đúng mẫu. II) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: *) HĐ1: Giáo viên đọc mẫu đoạn văn. - Câu hỏi củng cố nội dung: HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi - Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì ? - GV nhắc nhỡ những từ viết hay lẫn lộn : quạt , . HĐ2: HS luyện viết bài : - GV theo dõi uốn nắn cho HS cách trình bày khổ thơ . HĐ3: GV chấm bài và nhận xét. III –DẶN DÒ : Tiết 3 Luyện Tiếng Việt TIẾT 2 – TUẦN 4 I. MỤC TIÊU: - Củng cố nội dung về so sánh; mẫu câu: Ai- là gì ? - Biết điền chữ ,vần theo yêu cầu . II. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: GV nêu yêu cầu giờ học GV hướng dẫn HS làm một số bài tập: - HS làm bài 1,2,3 trang 26,27 vở Thực hành - Gv theo dõi , hướng dẫn HS còn yếu . - Chấm chữa bài * HS làm thêm một số bài: Bài 1: Tìm từ ngữ điền vào từng chỗ trống dể những dòng sau thành câu có mô hình Ai( con gì, cài gì)- là gì? Con trâu là............................... Hoa phượng là......................... .......................là những đồ dùng học tập của học sinh. Bài 2: Gạch chân dưới câu văn có hình ảnh so sánh trong đoạn văn sau: Từ khung cửa sổ, Vy thò đầu ra gọi bạn, mắt nheo nheo vì ánh ban mai in trên mặt nước lấp loáng chiếu dội lên mặt. Chú chó xù lông trắng mượt như mái tóc búp bê cũng hếch mõm nhìn sang. Bài 3 : Đặt 2 câu có sử dụng hình ảnh so sánh ( Dành cho HS giỏi) 3 .Củng cố dặn dò Nhận xét giờ học

File đính kèm:

  • docHDNGLL.doc
Giáo án liên quan