- Nêu được đặc điểm bề mặt lục địa.
*GDKNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin;Quan sát,so sánh;hợp tác;giao tiếp
- Yêu quý trái đất,yêu quý thế giới xung quanh.
* GDMT: Biết các loại địa hình trên bề mặt lục địa (sông, suối biển, ao, hồ, đồi, núi .) là những thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật.Từ đó HS có ý thức và có các việc làm cụ thể để giữ gìn môi trường sống của con người.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tự nhiên xã hội Mặt lục địa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 67
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
MẶT LỤC ĐỊA
( GDMT: mức độ bộ phận; KNS)
I/ Mục tiêu
- Nêu được đặc điểm bề mặt lục địa.
*GDKNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin;Quan sát,so sánh;hợp tác;giao tiếp
- Yêu quý trái đất,yêu quý thế giới xung quanh.
* GDMT: Biết các loại địa hình trên bề mặt lục địa (sông, suối biển, ao, hồ, đồi, núi ..) là những thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật.Từ đó HS có ý thức và có các việc làm cụ thể để giữ gìn môi trường sống của con người.
II. Phương tiện dạy học:
* GV: hình trong SGK; tranh ảnh suối , sông ,hồ
* HS: SGK, vở.
III/ Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Bề mặt Trái Đất.
-Yêu cầu 2HS nêu tên các châu lục và đại dương.
- Gv nhận xét ,đánh giá.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a) Khám phá:
-Kể tên các loại địa hình mà em biết?
-Kể tên các con sông,suối,hồ mà em biết?
- GV ghi nhanh các ý kiến lên bảng và giới thiệu bài mới: Trên bề mặt lục địa có rất nhiều loại địa hình như sông suối,ao hồ,đồi núi,cao nguyên…Để phân biệt được các loại địa hình này chúng ta cùng tìm hiểu qua bài Bề mặt lục địa.
b)Kết nối:
Hoạt động 1:Làm việc theo cặp
Cách tiến hành
-GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trong SGK trang 128,thảo luận và trả lời theo các gợi ý.
+Chỉ trên hình chỗ nào đất nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước.
-GV gọi một số nhóm HS trả lời trước lớp.
Kết luận : Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao
( đồi , núi ) có chỗ bằng phẳng ( đồng bằng, cao nguyên )có những dòng nước chảy (sông, suối) và những nơi chứa nước (ao, hồ)
Hoạt động 2:Làm việc theo nhóm.
Cách tiến hành
-Yêu cầu quan sát tranh ở trang 129,thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
+Trong các hình sau,hình nào thể hiện suối,sông,hồ?
-GV yêu cầu đại diện các nhĩm lên trình bày kết quả thảo luận của nhĩm mình.
-Kết luận: Nước theo những khe chảy thành suối, thành sông rồi chảy ra biển hoặc đọng lại các chổ trũng tạo thành hồ.
c)Thực hành:
Hoạt động 3:Làm việc cả lớp
Cách tiến hành
-GV khai thác vốn hiểu biết của HS hoặc yêu cầu HS liên hệ với thực tế ở địa phương để nêu tên một số tên suối, sông, hồ.
-GV có thể giới thiệu thêm cho HS biết một vài con sông, hồ … nổi tiếng nước ta.
* GDMT:
-Sông suối,biển,ao hồ,đồi núi đem lại lợi ích gì cho con người và sinh vật?
-Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường sống ấy?
-GV kết luận:Sông, suối, biển, ao, hồ, đồi, núi… là những thành phần tạo nên cuộc sống con người và các loài sinh vật. Cần phải biết giữ gìn, bảo vệ môi trường sống của con người và các loài sinh vật.
d)Vận dụng:
-Bề mặt lục địa có đặc điểm gì?
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà học bài, sưu tầm tranh ảnh về Trái Đất.
-Chuẩn bị Bề mặt lục địa (tt ).
-Sông suối,đồi núi,cao nguyên…
-Sông Bạch Đằng,sông Cửu Long,…
-Lắng nghe.
-Quan sát và thảo luận
-Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao
( đồi , núi ) có chỗ bằng phẳng ( đồng bằng, cao nguyên )có những dòng nước chảy (sông, suối) và những nơi chứa nước (ao, hồ).
-Đại diện nhóm trình bày
- HS quan sát tranh ở trang 129,thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
Hình 2 thể hiện sơng vì quan sát thấy nhiều thuyền đi lại trên đĩ.
Hình 3 thể hiện hồ vì quan sát thấy cĩ tháp Rùa, đây là hồ Gươm ở thủ đơ Hà Nội và khơng nhìn thấy thuyền nào đi lại
Hình 4 thể hiện suối vì thấy cĩ nước chảy từ trên khe xuống tạo thành dịng.
- Đại diện các nhĩm lên trình bày
-HS nêu:sông Bạch Đằng,sông Bé…
-Lắng nghe
-Là môi trường sống của con người và sinh vật,đem lại nguồn thưc ăn dồi dào…
-Không vứt rác,nước thải cần được xử lí trước khi thải ra sông,suối,không chặt phá rừng…
-Lắng nghe.
-Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao
( đồi , núi ) có chỗ bằng phẳng ( đồng bằng, cao nguyên )có những dòng nước chảy (sông, suối) và những nơi chứa nước (ao, hồ)
File đính kèm:
- BE MAT LUC DIA.docx