I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS biết:
· Nêu được những điểm giống và khác nhau của môt số con vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
· Các hình trang 94, 95 SGK.
· Sưu tầm các tranh ảnh động vật mang đến lớp.
· Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên.
· Vẽ và tô màu một con vật ưa thích.
· Giấy khổ A4, bút màu đủ dung cho HS.
· Giấy khổ to, hồ dán.
6 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tự nhiên xã hội Lớp 3 Tiết 49, 50 - Nguyễn Thị Bích Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 49 : ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS biết:
Nêu được những điểm giống và khác nhau của môt số con vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình trang 94, 95 SGK.
Sưu tầm các tranh ảnh động vật mang đến lớp.
Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên.
Vẽ và tô màu một con vật ưa thích.
Giấy khổ A4, bút màu đủ dung cho HS.
Giấy khổ to, hồ dán.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động (1’) : HS hát một liên khúc có tên các con vật.(Ví dụ: bài”Chú ếch con”, “Chị ong nâu và em bé”, “Một con vịt”, Mẹ yêu không nào”…)
Kiểm tra bài cũ (4’)
- GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2/ 50 (VBT)
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài mới (30’)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN
Mục tiêu :
- Nêu được những điểm giông nhau và khác nhau của một số con vật.
- Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên.
Cách tiếùn hành :
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK trang 94, 95 tranh ảnh các con vật sưu tầm được.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau:
+ Bạn có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các con vật?
+ Hãy chỉ đâu là đầu, mình, chân của từng con vật.
+chọn một số con vật có trong hình, nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và cấu tạo của chúng.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
Đại diện các nhóm lên trình bày Các nhóm khác bổ sung.
Lưu ý: Mỗi nhóm chỉ trìng bày một câu hỏi.
Kết luận:
Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn,… khác nhau. Cơ thể đều gồm ba phần : đầu, mình và cơ quan di chuyển.
Hoạt động 2: LÀM VIỆC CÁ NHÂN
Mục tiêu :
Biết vẽ và tô màu một con vật mà HS ưa thích.
Cách tiếùn hành :
Bước 1: Vẽ và tô màu
- GV yêu cầu HS lấy giấy và bút chì hay bút màu để vẽ một con vật mà các em yêu thích.
Lưu ý: GV dặn HS : Tô màu, ghi chú tên con vật và các bộ phận của con vật trên hình vẽ.
Bước 2: Trình bày
- Từng cá nhân có thể dán bài của mình trước lớp hoặc GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to (nếu có điều kiện), nhóm trưởng tập hợp các bức tranh của các bạn trong nhóm dán vào đó và trưng bày trước lớp.
- GV có thể yêu cầu một số HS lên giới thiệu bức tranh của mình.
- GV và HS cùng nhận xét, đánh giá tranh vẽ của cả lớp.
- Kế thúc tiết học, GV có thể cho HS chơi trò chơi “Đố bạn con gì ?”.
Cách chơi :
+ Một HS được GV đeo hình vẽ một con vật ở sau lưng, em đó không biết đó là con gì, nhưng cả lớp đều biết rõ.
+ HS đeo hình vẽ được đặt câu hỏi đúng/sai để đoán xem đó là con gì. Cả lớp chỉ trả lời đúng hoặc sai.
Ví dụ :
- Con này có 4 chân phải không ?
- Con này được nuôi trong nhà phải không ?
- Sau khi trả lời một số câu hỏi, em HS đó phải đoán được tên con vật.
Lưu ý: có thể cho HS chơi theo nhóm để nhiều em được tập đặt câu hỏi.
- HS quan sát các hình trong SGK trang 94, 95 tranh ảnh các con vật sưu tầm được. Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm lên trình bày Các nhóm khác bổ sung.
- HS lấy giấy và bút chì hay bút màu để vẽ một con vật mà các em yêu thích.
- Nhóm trưởng tập hợp các bức tranh của các bạn trong nhóm dán vào một tờ giấy khổ to và trưng bày trước lớp.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 50 : CÔN TRÙNG
MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS biết:
Chỉ và nói đúng tên của các côn trùng được quan sát.
Kể được tên một số côn trùng có lợi và một số côn trùng có hại đối với con người.
Nêu một số cách tiêu diệt những côn trùng có hại.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình trang 96, 97 SGK.
Sưu tầm các tranh ảnh côn trùng (hoặc các côn trùng thật : bướm, châu chấu, chuồn chuồn…) và những thông tin về việc nuôi một số côn trùng có ích, diệt trừ côn trùng có hại.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động (1’) : HS hát một liên khúc có tên các con vật.
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2/ 50 (VBT)
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới (29’)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN
Mục tiêu :
- Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát.
- Nhận ra được sự đa dạng của động vật trong tự nhiên.
Cách tiếùn hành :
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh các côn trùng trong SGK trang 96, 97 và sưu tầm được.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau:
+ Hãy chỉ đâu là đầu,ngực, bụng, chân, cánh (nếu có) của từng con côn trùng có trong hình. Chúng có mấy chân ? Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì ?.
+ Bên trong cơ thể chúng có xương sống không ?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một con. Các nhóm khác bổ sung.
- Sau khi các nhóm trình bày, GV yêu cầu cả lớp rút ra đặc điểm chung của côn trùng.
Kết luận:
Côn trùng (sâu bọ) là những động vật không sương sống. Chúng có 6 chân và phân thành nhiều đốt. Phần ớn các loài côn trùng đều có cánh.
Hoạt động 2: LÀM VIỆC VỚI NHỮNG CÔN TRÙNGTHẬT VÀ CÁC TRANH ẢNH CÔN TRÙNG SƯU TẦM ĐƯỢC
Mục tiêu :
- Kể được tên một số côn trùng có ích và một số côn trùng có hại đối với con người .
- Nêu được một số cách diệt trừ những côn trùng có hại.
Cách tiếùn hành :
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những côn trùng thật hoặc tranh ảnh các loài côn trùng sưu tầm được thành 3 nhóm: có ích, có hại và nhóm khong có ảnh hưởng gì đến con người. HS cũng có thể viêt tên hoặc những côn trùng không sưu tầm được.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Trình bày
- Từng cá nhân có thể dán bài của mình trước lớp hoặc GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to (nếu có điều kiện), nhóm trưởng tập hợp các bức tranh của các bạn trong nhóm dán vào đó và trưng bày trước lớp.
- GV có thể yêu cầu một số HS lên giới thiệu bức tranh của mình.
- GV và HS cùng nhận xét, đánh giá tranh vẽ của cả lớp.
- Kế thúc tiết học, GV có thể cho HS chơi trò chơi “Đố bạn con gì ?”.
Cách chơi :
+ Một HS được GV đeo hình vẽ một con vật ở sau lưng, em đó không biết đó là con gì, nhưng cả lớp đều biết rõ.
+ HS đeo hình vẽ được đặt câu hỏi đúng/sai để đoán xem đó là con gì. Cả lớp chỉ trả lời đúng hoặc sai.
Ví dụ :
- Con này có 4 chân phải không ?
- Con này được nuôi trong nhà phải không ?
…
Sau khi trả lời một số câu hỏi, em HS đó phải đoán được tên con vật.
Lưu ý: có thể cho HS chơi theo nhóm để nhiều em được tập đặt câu hỏi.
Kết luận:
- Quả thường dùng để ăn tươi, Làm rau trong các bữa cơm, ép dầu… Ngoài ra, muốn bảo quản các loại quả được lâu người ta có thể chế biến thành các loại mứt hoặc đóng hộp.
- Khi gặp điều kiện thích hợp hạt sẽ nảy thành cây mới.
Kếât thúc bài ,GV có thể cho HS làm các bài tập :
Viết tên các loại quả có hình dạng và kích thước tương tự nhau vào bảng dưới đây:
- HS quan sát hình ảnh các côn trùng trong SGK trang 96, 97 và sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một con. Các nhóm khác bổ sung.
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những côn trùng thật hoặc tranh ảnh các loài côn trùng sưu tầm được thành 3 nhóm.
- Nhóm trưởng tập hợp các bức tranh của các bạn trong nhóm dán vào mỗi nhóm một tờ giấy khổ to và trưng bày trước lớp.
- Một số HS lên giới thiệu bức tranh của mình.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA
File đính kèm:
- T25.Doc