Phụ lục 1: Kế hoạch bài học Địa Lí lớp 8 (vận dụng phương pháp Học theo góc)
GV: Nguyễn Thị Thắm
Trường PTDT nội trú Nguyễn Bỉnh khiêm – Tỉnh Thái Nguyên
Tiết 2- Bài 2: KHÍ HẬU CHÂU Á
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1721 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư liệu về kế hoạch bài dạy (giáo án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TƯ LIỆU VỀ KẾ HOẠCH BÀI DẠY (GIÁO ÁN)
Hoàng Đức Minh (Chủ biên)
Phụ lục 1: Kế hoạch bài học Địa Lí lớp 8 (vận dụng phương pháp Học theo góc)
GV: Nguyễn Thị Thắm
Trường PTDT nội trú Nguyễn Bỉnh khiêm – Tỉnh Thái Nguyên
Tiết 2- Bài 2: KHÍ HẬU CHÂU Á
Kiến thức đã học có liên quan
Kiến thức mới cần hình thành
- Vị trí địa lí Châu Á
- Địa hình, diện tích, hình dạng lãnh thổ Châu Á.
- Sự phân bố các đới, các kiểu khí hậu Châu Á.
- Đặc điểm chung của khí hậu lục địa, khí hậu gió mùa Châu Á.
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh cần đạt được:
1 Kiến thức:
- Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu, sự phân bố của các đới và các kiểu khí hậu Châu Á.
- Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu lục địa và khí hậu gió mùa ở Châu Á.
2. Kĩ năng:
Rèn các kĩ năng: phân tích mối liên hệ giữa các thành phần tự nhiên, đọc lược đồ, vẽ biểu đồ khí hậu.
3. Thái độ:
Có ý thức bảo vệ môi trường để giảm thiểu những hoạt động tác động trực tiếp và gián tiếp của con người tới sự xuất hiện và mở rộng hoang mạc.
II. CHUẨN BỊ
1. Phương tiện, thiết bị
* Giáo viên:
+ Bản đồ khí hậu Châu Á
+ Bản đồ địa lý tự nhiên Châu Á
+ Lược đồ câm Châu Á
+ Quả địa cầu.
+ Các hình ảnh, câu chữ về các loài động vật, thực vật, biểu hiện của nhiệt độ, lượng mưa có quan hệ với các cảnh quan phổ biến ở Châu Á. (Rừng rậm , hoang mạc)
+ Giấy Ao, phiếu giao việc, băng dính, kéo
* Học sinh:
+ Màu vẽ, thước kẻ, bút chì, SGK, vở ghi….
+ Sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học….
+ Đọc trước bài học: Khí hậu Châu Á
+ Ôn lại kiến thức về kí hiệu bản đồ, kĩ năng vẽ biểu đồ.
+ Mỗi HS chuẩn bị một biểu đồ - vẽ sẵn trục tọa độ và ghi các đại lượng: nhiệt độ, lượng mưa, thời gian. (thống nhất về kích cỡ giấy)
2. Phương pháp:
Học theo góc; Thực hành; Thảo luận nhóm; Trực quan; Vấn đáp; Trò chơi
HOẠT ĐỘNG DAY - HỌC
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Đồ dùng/ phương tiện
3’
Giới thiệu bài
- Gọi 2 em học sinh lên bảng ghi tên các nhân tố tham gia hình thành khí hậu.
- GV chốt và dẫn dắt vào bài mới.
- 2 HS lên bảng ghi
- HS khác nhận xét, đánh giá
37’
Tổ chức hoạt động theo góc
Góc quan sát
Nhiệm vụ
(phụ lục 1)
Xác định tên và vị trí các đới khí hậu, các kiểu khí hậu. Vị trí của Việt Nam.
Góc phân tích
Nhiệm vụ
( phụ lục 2)
Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá khí hậu đa dạng và phức tạp; Đặc điểm của khí hậu lục địa, khí hậu gió mùa.
Góc áp dụng
Nhiệm vụ (phụ lục 3)
Vẽ biểu đồ, xác định kiểu khí hậu qua biểu đồ, dán biểu đồ lên vị trí phù hợp trên bản đồ câm Châu Á.
- Giới thiệu nội dung các góc, cho HS tự lựa chọn góc theo phong cách học của mình .
Vận động HS ngồi vào các góc cho cân đối về số lượng .
- Thông báo hình thức, thời gian hoạt động và sản phẩm của mỗi góc. Lưu ý hướng luân chuyển các góc.
Quan sát, hướng dẫn, gợi ý, hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ tại các góc.
Yêu cầu HS xác định được phạm vi phân bố của các đới, các kiểu khí hậu trên bản đồ khí hậu (chỉ được trên bản đồ). Vị trí của Việt Nam trong khu vực khí hậu nào?
Hướng dẫn HS phân tích: Tại sao có kiểu khí hậu núi cao; tại sao khí hậu lục địa chiếm diện tích lớn ? Những kiểu khí hậu đó do nhân tố nào tạo nên.
Gợi ý HS cách xác định khí hậu qua biểu đồ:
- Dựa vào lượng mưa (mưa nhiều, mưa ít) xác định biểu đồ thể hiện khí hậu lục địa hay khí hậu gió mùa.
- Dựa vào nhiệt độ để nhận biết biểu đồ thể hiện khí hậu ở vùng ôn đới hay nhiệt đới.
Sau khi HS đã luân chuyển và hoàn thành nhiệm vụ ở tất cả các góc, GV tổ chức cho HS trình bày kết quả đã đạt được ở từng góc. Yêu cầu đại diện của nhóm HS đang ngồi tại vị trí của góc nào sẽ trình bày kết quả đạt được ở góc đó.
Chốt kiến thức đúng.
Chọn góc phù hợp phong cách học và ngồi vào vị trí góc đã chọn.
Lắng nghe
Biết được: nghiên cứu và hoàn thành nhiệm vụ tại góc trong thời gian qui định. Hết thời gian sẽ dừng và chuyển vị trí để hoàn thành nhiệm vụ ở góc tiếp theo.
Ghi được tên của các đới khí hậu, các kiểu khí hậu .
Thực hành chỉ trên bản đồ các đới , các kiểu khí hậu ở Châu Á.
Áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn
Bước 1: Cá nhân
đọc SGK (phần 1, 2) kết hợp kiến thức đã học về Châu Á, hoàn thành nhiệm vụ trong phiếu giao việc (ghi vào khung ngoài giấy Ao)
Bước 2: 1 em sẽ ghi những nội dung trùng lặp của các cá nhân vào khung giữa của giấy Ao.
HS căn cứ bảng số liệu , vẽ biểu đồ, chọn 2 biểu đồ chính xác và đẹp đại diện cho 2 khu vực khí hậu dán lên vị trí phù hợp trên lược đồ câm Châu Á
- Đại diện của các góc lần lượt trình bày kết quả.
- Trong khi đại diện của 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác theo dõi và cử đại diện đến tại vị trí góc đó để so sánh và đối chiếu với kết quả nhóm mình, nhận xét hoặc bổ sung (nếu có).
Bản đồ khí hậu Châu Á,
Quả địa cầu.
Bản đồ địa lý tự nhiên Châu Á, SGK
Lược đồ câm Châu Á,
Bảng số liệu nhiệt độ, lượng mưa ở 1 số địa điểm
* Các câu hỏi dùng trong trò chơi:
1. Bạn hãy cho biết: khu áp được hình thành ở nơi quanh năm nhận được nhiều lượng nhiệt mặt trời là khu áp nào ?
2. Đây là một khu áp nằm giữa áp thấp 00 và 600 ?
3. Tên khu áp hình thành do động lực ?
4. Loại gió này thổi từ áp cao 300 về áp thấp 00 ?
5. Loại gió này thổi từ áp cao 300 về áp thấp 600 ?
6. Sự chuyển động của không khí giữa đai áp cao và thấp tạo thành các hệ thống gió thổi vòng tròn gọi là gì ?
HỢP ĐỒNG HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 6
TIẾT 23 – BÀI 19: KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT
Nhiệm vụ
Bắt buộc hay
tự chọn
Thời gian
Hình thức
thực hiện
Địa điểm
thực hiện
Đáp án
Hoàn thành
Tự đánh giá
1.Tìm hiểu khái niệm Khí áp và dụng cụ đo khí áp
Bắt buộc
Có đáp án sẵn
2. Xác định sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất
Bắt buộc
Có đáp án sẵn
3.Tìm hiểu phạm vi hoạt động của các loại gió chính trên Trái Đất
Bắt buộc
Học sinh
tự chữa
4. - Khái niệm về gió
- Nguyên nhân hình thành gió
Tự chọn
Học sinh
tự chữa
5. Hoàn lưu khí quyển
Tự chọn
Có đáp án sẵn
6. Việt Nam nằm trong vùng hoạt động của loại gió nào?
Tự chọn
Học sinh
tự chữa
* Điều kiện: Mỗi tổ phải thực hiện 5 trong số 6 nhiệm vụ nêu trên, gồm 3 nhiệm vụ bắt buộc và 2 nhiệm vụ tự chọn.
Tôi là……………………………, thay mặt cho tổ….., xin cam kết sẽ hoàn thành các nhiệm vụ…………… …………trong ..........................
Chữ kí học sinh Chữ kí giáo viên
Bảng hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ trong hợp đồng
* Nhiệm vụ 1:
Tìm hiểu về khái niệm khí áp và dụng cụ đo khí áp
- Cách thực hiện: Yêu cầu HS đọc thông tin phần 1.a, quan sát H. 4.6 trg 53 trong SGK và sử dụng kiến thức đã học để thảo luận câu hỏi
a. Khí áp là gì?
b. Dụng cụ đo khí áp:
+ Dụng cụ đo khí áp là gì ? có mấy loại khí áp kế
+ Khí áp trung bình chuẩn ngang mực nước biển là bao nhiêu ?
* Nhiệm vụ 2:
Xác định sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất
- Cách thực hiện:
Học sinh dựa vào thông tin và quan sát H. 50 trong SGK:
+ Xác định các khu áp cao phân bố ở những vĩ độ nào, các khu áp thấp phân bố ở những vĩ độ nào?
+ Vì sao các đai khí áp này lại không liên tục mà bị chia cắt thành những khu khí áp riêng biệt ?
- Các thành viên thảo luận trình bày ra giấy Ao.
* Nhiệm vụ 3
Tìm hiểu phạm vi hoạt động của các loại gió chính trên Trái Đất
- Cách thực hiện:
+ HS dựa vào H. 50, H. 51 trong SGK, điền vào chỗ trống để hoàn thành nội dung về các loại gió chính trên Trái Đất
+ Giải thích vì sao tín phong lại thổi từ 300 bắc về Xích đạo
+ Giải thích vì sao gió tây ôn đới lại thổi từ khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam.
+ Vì sao gió tín phong và gió tây ôn đới không thổi thẳng theo hướng kinh tuyến mà hơi lệch về phía tay phải ở nửa cầu Bắc và về phía tay trái ở nửa cầu Nam?
+ HS thảo luận viết ra giấy Ao dán vào góc học tập.
* Nhiệm vụ 4
Khái niệm về gió
- Cách thực hiện:
HS dựa vào thông tin mục 2 kết hợp với H. 51 trong SGK để trả lời câu hỏi :
+ Gió là gì ?
+ Nguyên nhân sinh ra gió
- Sự chênh lệch giữa 2 khu áp cao và thấp càng lớn thì tốc độ gió sẽ như thế nào?
* Nhiệm vụ 5
Hoàn lưu khí quyển
- Cách thực hiện:
HS dựa vào tài liệu kết hợp với H. 51 để trình bày:
+ Thế nào là hoàn lưu khí quyển?
+ Trình bày trên tranh 1 hoàn lưu gió
* Nhiệm vụ 6
HS tìm hiểu, tham khảo tài liệu, lược đồ và trả lời câu hỏi:
Việt Nam nằm trong vùng hoạt động của loại gió nào ?
Đáp án:
Nhiệm vụ 1
- Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.
- Dụng cụ đo khí áp là khí áp kế.
- Khí áp trung bình chuẩn ngang mực nước biển là 760mm thủy ngân.
- Có 2 loại khí áp kế: khí áp kế thủy ngân và khí áp kế kim loại.
Nhiệm vụ 2
Các đai khí áp trên Trái Đất
- Các đai áp thấp phân bố ở 00 , 60 0 Bắc và 60 0 Nam.
- Các đai áp cao nằm ở 300 Bắc , 300 Nam và 900 Bắc và 900 Nam.
- Do sự xen kẽ giữa lục địa và đại dương nên các đai khí áp này không liên tục, mà bị chia cắt ra thành từng khu khí áp riêng biệt.
Nhiệm vụ 3
Các loại gió chính trên Trái Đất
1- Gió tín phong: là gió thổi thường xuyên từ áp cao 300 Bắc về áp thấp 00 và từ áp cao 30 0 Nam về áp thấp 00
2- Gió tây ôn đới: là gió thổi từ áp cao 300 Bắc về áp thấp 600 Bắc và từ áp cao 300 Nam và áp thấp 600 Nam
3- Gió đông cực : là gió thổi từ áp cao 900 Bắc về áp thấp 600 Bắc và từ áp cao 900 Nam về áp thấp 600 Nam .
4- Nếu nhìn xuôi theo chiều gió thổi, gió tín phong và gió tây ôn đới không thổi thẳng theo hướng kinh tuyến mà hơi lệch về phía tay phải ở nửa cầu Bắc và về phía tay trái ở nửa cầu Nam. Nguyên nhân do vận động tự quay của Trái Đất .
Nhiệm vụ 4
1. Gió: là sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao đến nơi áp thấp .
2. Nguyên nhân sinh ra gió: do sự chênh lệch khí áp giữa 2 khu vực gần nhau .
3. Sự chênh lệch giữa 2 khu áp cao và thấp càng lớn thì tốc độ gió thổi càng mạnh
Nhiệm vụ 5
- Hoàn lưu khí quyển : Là sự chuyển động của không khí giữa đai khí áp cao và thấp tạo thành các hệ thống gió thổi vòng tròn .
Nhiệm vụ 6
- Việt Nam nằm trong vùng hoạt động của loại gió tín phong ở nửa cầu Bắc.
File đính kèm:
- Tu lieu ve ke hoach bai day Giao an.doc