Trò chơi học tập trong dạy học ở tiểu học

 1. Một trò chơi học tập thường được tiến hành:

 - Giới thiệu trò chơi:

 + Nêu tên trò chơi.

 + Hướng dẫn cách chơi: vừa mô tả, vừa thực hành.

 + Phân chia nhóm chơi.

 - Chơi thử.

 - Nhấn mạnh luật chơi, nhất là những lỗi thường gặp ở phần chơi thử.

 - Chơi thật. Có hình thức “phạt” vui nhẹ nhàng những HS phạm luật chơi.

 - Nhận xét kết quả trò chơi, thái độ của người tham dự.

 - Giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.

 

doc9 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 6721 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trò chơi học tập trong dạy học ở tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Rào rào ! Rào rào ! - Giáo viên : Bão lớn ! Bão lớn ! + Học sinh : Lũ lụt ! Lũ lụt ! *Lần 2: - Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện theo lời cô nói, không thực hiện theo động tác tay cô làm. - Cả lớp đứng tại chỗ và cùng tham gia trò chơi, theo dõi, đánh giá kết quả. Trong khi chơi những học sinh phạm luật giáo viên mời lên trước lớp phạt với hình thức vui như : “ Nhảy lò cò, bò nhúng dấm, bò lúc lắc, hoặc hát một bài hát trong chương trình đã học.” b. Ví dụ 2 : (Trò chơi này dùng để Ôn bài cũ) . Dạy bài : Vạch kẻ đường , cọc tiêu và rào chắn (An toàn giao thông 4, bài 2) Tiến hành: (Trò chơi : Hộp thư chạy ) - Giáo viên giới thiệu trò chơi, cách chơi và điều khiển cuộc chơi. Cô có một tập phong bì có các thư có nội dung (tên các biển báo hiệu giao thông đường bộ mà các em đã học ở bài 1) là các lệnh truyền đi cho các trạm giao thông. - Lớp phó văn nghệ cho cả lớp hát lần lượt các bài hát vui. Học sinh vừa hát vừa chuyền tay tập phong bì. Khi có lệnh “Dừng !”, tất cả phải dừng hát và dừng chuyền tay. Học sinh đang có tập phong bì trong tay, rút chọn 1 phong bì và đọc tên của biển báo, nói điều phải làm theo nội dung hiệu lệnh của biển báo đó. Cuộc chơi tiếp tục đến hết tập phong bì. - Cả lớp đứng tại chỗ và cùng tham gia trò chơi, theo dõi, đánh giá kết quả. Trong khi chơi những học sinh trả lời đúng cả lớp tuyên dương, giáo viên tặng hoa điểm 10 và phạt vui đối với những học sinh trả lời không đúng. c. Một số trò chơi khác được áp dụng đầu giờ học như các trò chơi: - Dài , ngắn , cao, thấp. - Thò , thụt - Cua kẹp. - Tặng hoa cho bạn 3. Trò chơi giữa tiết học , cuối tiết học: - Những trò chơi này để tìm kiến thức mới hoặc để thực hành củng cố bài. - Thời gian chơi: khoảng 5 – 10 phút. a. Thi đọc nhanh, thuộc giỏi: Chuẩn bị : - Giáo viên làm 3 bộ (hoặc nhiều hơn tuỳ theo số học sinh tham gia) băng giấy ghi từng câu thơ trong bài thuộc lòng, mỗi bộ gồm một số băng tuỳ theo nội dung bài đọc ở SGK. - Các băng giấy kích thước bằng nhau hay khác nhau tuỳ thuộc thể thơ của bài. Chữ viết trên băng giấy theo kiểu chữ in thường hoặc viết thường, trình bày rõ ràng, đẹp mắt. Ví dụ : (mỗi bộ 4 băng) Dạy bài : Ngắm trăng (Tập đọc 4 – HTL)Trong tù không rượu cũng không hoa Băng 1: Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Băng 2: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Băng 3 : Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ Băng 4 : Tiến hành : - Giáo viên đặt 3 bộ băng giấy ở 3 vị trí trên mặt bàn. - Các băng giấy đặt không theo thứ tự và úp xuống bàn, vị trí các băng không quá gần nhau. - 3 học sinh tham gia trò chơi đứng ở 3 vị trí đặt băng giấy, nghe giáo viên nêu “luật chơi”. - Không lật băng trước khi có lệnh . - Không nhìn bài của bạn cùng chơi. - Nghe giáo viên hô lệnh “bắt đầu” tất cả cùng lật băng đọc và xếp lại đúng thứ tự các câu thơ trong bài , cần trình bày các băng ngay ngắn, đúng hình thức trình bày thể thơ như SGK lên bảng. - Giáo viên phát lệnh “bắt đầu”, cả lớp cùng theo dõi, đánh giá kết quả học sinh nào xếp nhanh nhất, đúng yêu cầu trò chơi là người giỏi nhất . - Cả lớp tuyên dương, giáo viên tặng hoa điểm 10. Lưu ý : Trò chơi này để củng cố bài hoặc để thi đọc thuộc lòng bài thơ. b. Thi thả thơ: Chuẩn bị : Giáo viên viết vào các phiếu câu thơ đầu (hoặc giữa) của mỗi khổ thơ, hoặc 2 – 3 từ đầu của mỗi câu thơ trong bài HTL. Ví dụ 1 : Dạy bài : Đoàn thuyền đánh cá ( Tập đọc 4 – HTL) Mặt trời xuống biển như hòn lửa Phiếu 1 : Hát rằng : cá bạc Biển Đông lặng, Phiếu 2 : Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao, Phiếu 3 : Ví dụ 2 : Dạy bài : Chợ Tết ( Tập đọc 4 – HTL) Dải mây trắng . Phiếu 1: Sương trắng Phiếu 2: Tia nắng . Phiếu 3 : ( cho đến hết bài thơ ) Tiến hành : - Giáo viên hướng dẫn cách chơi và nêu yêu cầu. - Mỗi lượt chơi gồm 2 nhóm có số người bằng số phiếu. mỗi nhóm cử một nhóm trưởng để điều hành việc “thả thơ” của nhóm mình. Hai nhóm “Oẳn tù tì” để giành quyền thả thơ trước. - Mỗi học sinh trong nhóm cầm một tờ phiếu (giữ kín), khi nghe giáo viên ra lệnh “bắt đầu”, nhóm thả thơ cử một người đưa ra một tờ phiếu cho một bạn ở nhóm kia. Bạn nhận phiếu phải đọc thuộc cả khổ thơ (hoặc cả câu thơ) có câu (từ) ghi trên phiếu; nếu đọc đúng sẽ được tính 10 điểm. Học sinh thả phiếu. Giáo viên tính tổng số điểm của nhóm thuộc thơ. - Đổi nhóm “thả thơ” chơi tương tự như trên, sau đó giáo viên tính tổng số điểm của nhóm thứ hai. - Kết thúc trò chơi giáo viên nhận xét, tuyên dương tặng hoa điểm 10 cho nhóm thắng cuộc. Lưu ý: “luật chơi” + Chỉ được “thả” từng phiếu và “thả” cho mỗi bạn ở nhóm đối diện một lần. + Người nhận được phiếu phải tự nghĩ và đọc thuộc , các bạn khác trong nhóm không được nhắc bài bạn. + Sau khi nhận phiếu cả lớp cùng đếm 1 đến 5, nếu người nhận phiếu không đọc được sẽ không được tính điểm: nếu đọc sai hay ngắc ngứ bị trừ điểm. (Trò chơi này được tiến hành để củng cố bài hoặc để thi đọc thuộc lòng bài thơ). c. Thi xếp được nhiều hình vông: Dạy bài : Thực hành vẽ hình vuông (Toán 4) Chuẩn bị : Giáo viên phân công cho học sinh chuẩn bị ở nhà, mỗi học sinh 12 que với độ dài 3 cm , 4 cm , 5 cm , 14 cm. Tiến hành: Giáo viên nêu cách chơi: - Lấy một số que từ 12 que trên để xếp được thành hình vuông. Nhóm nào xếp được nhiều hình vuông hơn , trong khoảng thời gian quy định, là thắng. - Chia lớp ra thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 5 – 6 em. Mỗi nhóm cùng làm với nhau. Nhóm nào xếp được nhiều hình vuông khác nhau nhất sẽ được tuyên dương. (Chú ý : không được xếp hình vuông từ các que có độ dài giống nhau, nghĩa là không được lấy lẫn các que từ các “bộ 10 que” khác nhau). Lưu ý : + Chu vi hình vuông (bằng tổng độ dài của các que được xếp) là một số chia hết cho 4, nên muốn xếp nhanh phải chọn lấy số que có tổng độ dài là một số chia hết cho 4. Ví dụ : Nếu lấy cả 12 que có tổng độ dài (3 + 4 + 5 + 6 + + 13 + 14 = 102) thì không thể xếp được thành hình vuông. + Trò chơi này được tến hành sau phần lí thuyết của bài. Trò chơi: Truyền điện GV nêu luật chơi: Các em lần lượt hỏi và trả lời các câu hỏi trong bài tập. Ở lượt chơi đầu tiên giáo viên chỉ định một em bất kì, em đó đứng lên hỏi và gọi một em khác trả lời. Nếu em đó trả lời đúng sẽ được cả lớp tuyên dương và được hỏi câu hỏi kế tiếp rồi gọi tên bạn khác trả lời. Cứ như thế cho đến hết bài tập. Ví dụ : Dạy bài: Mở rộng vốn từ Du lịch – Thám hiểm (bài tập 4, Luyện từ và câu 4) Tiến hành: Học sinh A (hỏi) : Sông gì đỏ nặng phù sa ? - Mời bạn B. Học sinh B (trả lời) : Đó là sông Hồng. Học sinh A: Bạn trả lời đúng - cảm ơn bạn. Học sinh B (hỏicâu tiếp): Sông gì lại hoá được ra chín rồng ? - Mời bạn C. Học sinh C (trả lời) : cứ như thế cho đến hết bài tập. Lưu ý: Khi nghe bạn hỏi phải trả lời nhanh. Nếu cả lớp đếm từ 1 đến 5 mà không trả lời được sẽ bị đứng tại chỗ, chờ xử phạt. Người hỏi sẽ gọi tiếp người khác trả lời. Chỉ được hỏi những bạn chưa chơi. Trò chơi : Ô chữ kì diệu: Dạy bài : Ôn tập : Con người và sức khoẻ (Khoa học 4) Tiến hành : - Giáo viên phổ biến luật chơi: + Giáo viên đưa ra một ô chữ gồm 15 ô chữ hàng ngang và một ô chữ hàng dọc. Mỗi ô chữ hàng ngang là một nội dung kiến thức đã học và kèm theo lời gợi ý + Mỗi nhóm chơi phải phất cờ để giành được quyền trả lời . + Nhóm nào trả lời nhanh, đúng, ghi được 10 điểm. + Nhóm nào trả lời sai, nhường quyền trả lời cho nhóm khác. + Nhóm thắng cuộc là nhóm ghi được nhiều điểm nhất. + Tìm được từ hàng dọc ghi được 20 điểm. + Trò chơi kết thúc khi ô chữ hàng dọc được đoán ra. - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi mẫu. - Giáo viên tổ chức cho các nhóm học sinh chơi. - Giáo viên nhận xét phát phần thưởng. *Nội dung ô chữ và những gợi ý cho từng ô: ( 1 ) Ở trường ngoài hoạt động học tập, các em còn có hoạt động này. ( 2 ) Nhóm thức ăn này rất giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min : A, D, E, K. ( 3 ) Con người và sinh vật đều cần hỗn hợp này để sống. ( 4 ) Một loại chất thải do thận lọc và thải ra ngoài bằng đường tiểu tiện. ( 5 ) Loài gia cầm nuôi lấy thịt và trứng. ( 6 ) Là một chất lỏng con người rất cần trong quá trình sống có nhiều trong gạo, ngô, khoai, ( 7 ) Đây là một trong 4 nhóm thức ăn có nhiều trong gạo, ngô, khoai, cung cấp năng lượng cho cơ thể. ( 8 ) Chất không tham gia trực tiếp vào việc cung cấp năng lượng nhưng thiếu chúng cơ thể sẽ bị bệnh. ( 9 ) Tình trạng thức ăn không chứa chất bẩn hoặc yếu tố gây hại do được xử lí theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh. ( 10 ) Từ đồng nghĩa với từ “dùng”. ( 11 ) Là một căn bệnh do ăn thiếu i-ốt. ( 12 ) Tránh không ăn những thức ăn không phù hợp khi bị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ. ( 13 ) Trạng thái cơ thể cảm thấy sảng khoái, dễ chịu. ( 14 ) Bệnh nhân bị tiêu chảy cần uống thứ này để chống mất nước. ( 15 ) ( 14 ) ( 13 ) ( 12 ) ( 11 ) ( 1 0) ( 9 ) ( 8 ) ( 7 ) ( 6 ) ( 5 ) ( 4 ) ( 3 ) ( 2 ) U Ê I T ( 1 ) M E E R T I Ô U M O A H C E O H K G N Ê I K N Ă Ô C U Ơ Ư B G N U D Ư S H C A S N I M A T I V G N Ơ Ư Đ T Ô B A G C Ơ Ư N C Ơ Ư NU I H K G N Ô H K O E B T Â H C I Ơ H C I U V ( 15 ) Đối tượng dễ mắc tai nạn sông nước. Một số trò chơi khác được áp dụng giữa tiết học, cuối tiết học như: - Luyện đọc: áp dụng các trò chơi: + Thi đọc tiếp sức. + Thi đọc thơ truyền điệu - Toán : áp dụng các trò chơi như : + Ai nhanh – ai đúng. (Dạy các bài : Phép cộng, Phép trừ, ) + Thi xếp được nhiều hình chữ nhật. (Dạy bài : Thực hành vẽ hình chữ nhật.) + Điền số thích hợp. (Dạy các bài : ôn tập về 4 phép tính trên số tự nhiên.) - Khoa học: áp dụng các trò chơi: + Tôi là ai. (Dạy bài: Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?) + Em tập làm bác sĩ. (Dạy bài: Ăn uống khi bị bệnh) + Ghép chữ vào sơ đồ. (Dạy bài: Trao đổi chất ở người) - Đạo đức: áp dụng các trò chơi: + Phỏng vấn (Dạy bài: Biết bày tỏ ý kiến) + Hãy nghe và đoán.(Dạy bài: Yêu lao động) + Những dòng chữ kì diệu.(Dạy bài: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo) ..

File đính kèm:

  • docTro choi hoc tap.doc
Giáo án liên quan