- Giúp học sinh nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Giáo dục học có ý thức khi sử dụng tính chất kết hợp của phép cộng.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2788 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Toán: Tính chất kết hợp của phép cộng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY THAO GIẢNG CHÀO MỪNG NGÀY 20 -10
Ngày soạn:T.3/ 14 / 10 / 2009
Ngày dạy:T.5 / 17 / 10 / 2009
GV dạy: Trần Thị Hồng Hiếu
TOÁN: TÍNH CHẤT` KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I.Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Giáo dục học có ý thức khi sử dụng tính chất kết hợp của phép cộng.
II.Đồ dùng dạy học :
+ Bảng phụ ghi sẵn ví dụ .
+ Phiếu khổ to, bút dạ
III.Hoạt động dạy và học:
ND -TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ:
( 4-5’)
2. Bài mới
HĐ1: Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
(9- 10’)
HĐ2: Luyện tập thực hành
( (17-19’)
3. Củng cố, dặn dò: d1’
-Yêu cầu 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm nháp.
Gv ghi bảng:Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm:
65 + 297 = … + 65
m + n = n + …
+ Nhận xét và ghi điểm cho HS.
-Vì sao các em điền nhân được kết quả như vậy?
- GV giới thiệu bài :Ngoài tính chất giao hoán, phép cộng còn có tính chất kết hợp, cụ thể thế nào ta cùng tìm hiểu bài Tính chất kết hợp của phép cộng
- GV đưa bảng phụ có kẻ sẵn như SGK.
- Yêu cầu HS nêu các giá trị cụ thể của a,b,c và tự tính giá trị của ( a+ b) +c và a+ ( b+c) rồi so sánh kết quả để nhận biết giá trị của ( a+ b) +c và a+ ( b+c) là bằng nhau.
- Yêu cầu 3 HS lên bảng thực hiện với các giá trị cụ thể của a,b,c như sau:
a = 4, b = 5, c = 6
a = 36, b =15, c = 20
a = 28, b = 49, c = 51.
- GV chốt các ý kiến : ( a+ b) + c = a + ( b + c)
- Yêu cầu HS phát biểu thành lời tính chất kết hợp của phép cộng.
- GV chốt: Khi cộng một tổng 2 số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
Bài 1 :Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Yêu cầu HS làm vào vở nháp, 3 nhóm thực hiện trên phiếu .
- Lần lượt các nhóm dán kết quả của nhóm mình lên bảng.
- GV theo dõi, sửa bài
GV lưu ý cách làm cho HS
Bài 2 :
- Gọi 1 em nêu yêu cầu của đề.
- yêu cầu HS thực hiện tìm hiểu đề trước lớp.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS lên bảng sửa bài.
- Nhận xét và sửa theo đáp án đúng .
Lưu ý HS có nhiều cách giải khác nhau
Bài 3 :
- Gọi 1 em đọc đề.
- Tổ chức thi đua làm nhanh
a + 0 = 0 + a = a
5 + a = a + 5
( a + 28) + 2 = a + ( 28 + 2 ) = a + 30
GVcủng cố về tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng
Khắc sâu nội dung bài – Nhận xét tiết học.
-1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm nháp
Chữa bài- nhận xét
-Vận dụng tính chất giao hoán của phép cộng.
- Theo dõi, lắng nghe.
- HS nêu cách tính giá
trị cụ thể của a,b,c và
thực hiện tính vào nháp.
- HS tính kết quảvào nháp rồi rút ra nhận xét.
-Phát biểu thành lời về nhận xét đó.
-Theo dõi, lắng nghe.
- Từng cá nhân làm vào vở nháp, sau đó đổi vở kiểm tra.
Các nhóm dán kết quả - chữa bài
1 em nêu, lớp theo dõi.
- Từng cá nhân làm bài vào vở.
- Theo dõi bạn sửa bài.
- Theo dõi và sửa bài vào vở.
- 1 HS đọc.
- Cử đại diện người tham gia chơi
- Nhận xét và sửa bài
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe
*************************************************
File đính kèm:
- Keâ hoch bai day thao giang.doc