Trong xã hội xu thế phát triển ngày càng cao thì yếu tố con người lại càng được các quốc gia quan tâm trên hết. Ở Việt Nam chúng ta cũng vậy, Giáo dục đào tạo được nhìn nhận là con đường quan trọng nhất để phát triển xã hội với mục đích hướng tới phát triển tối đa năng lực của từng cá nhân, giúp họ hoà nhập vào cuộc sống xã hội.
Cấp tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Là bậc học nền tảng có nhiệm vụ xây dựng toàn bộ nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông, đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
15 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức trò chơi khi ông tập bài hát trong dạy - Học môn Âm nhạc 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bày bài hát đối với các em là một hứng thú. Với bộ băng đĩa do Bộ giáo dục cấp được biên soạn khá công phu, ngoài phần bài hát có lời còn có phần nhạc không lời ngay sau đó để các em nhẩm giai điệu. Tuy nhiên chất lượng đĩa không được bền, đến năm thứ 2 máy nghe đã không đọc được đĩa. Muốn có tư liệu để sử dụng lâu dài, giáo viên có thể sao sang băng đài, tuy việc chọn bài có vất vả hơn so với dùng đĩa CD nhưng thời gian bảo quản lâu hơn.
Giáo viên có thể sử dụng linh hoạt băng đài tuỳ theo từng bài dạy: có thể là để giới thiệu bài mới hoặc là để kết thúc bài, hoặc lại dùng để sử dụng phục vụ cho hoạt động nghe nhạc.
Bật mở băng đĩa là thao tác mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện, nhưng để sử dụng thiết bị này một cách thuần thục trong tiết dạy giáo viên cần chú ý xem bài muốn cho học sinh nghe là bài số mấy, dùng chức năng tạm dừng (pause) hoặc nhắc lại 1 bài (rep 1) nếu là bài hát/bản nhạc cần cho học sinh nghe 2 lần. Nếu không chú ý, khi nhấn nút dừng (stop) giáo viên sẽ phải chọn lại bài hát từ đầu, như vậy dễ dẫn đến thời gian “chết” trong tiết học và học sinh dễ làm việc riêng, gây ồn trong khi chờ đợi để nghe nhạc.
Điều bất tiện khi sử dụng thiết bị này là nếu mất điện sẽ không dùng được. Pin để dùng cho đài khá tốn kém, không như pin dùng cho đàn Casio LK 55. Nếu không có điện, máy nghe sẽ không khác gì súng không có đạn sẽ ảnh hưởng tới tiết học, giáo viên sẽ bị động trong giảng dạy, hiệu quả của giờ dạy sẽ không đạt được kết quả như mong muốn.
Đàn phím điện tử, máy nghe, băng mẫu là thiết bị giáo viên sử dụng như “phần cứng” trong giảng dạy. Và học sinh cũng được trang bị một số đồ dùng học tập đơn giản đó là nhạc cụ gõ như thanh phách, song loan, trống, mõ…. ở lớp 5, học sinh phải tự chuẩn bị thêm sắc xô để thực hiện gõ đệm hai âm sắc. Vậy những thiết bị được trang bị cho học sinh này dùng vào lúc nào thì hợp lí?
3. Nhạc cụ gõ đơn giản
Sau khi tập xong bài hát, giáo viên tổ chức các hoạt động kết hợp để thay đổi không khí học tập cho học sinh. Hoạt động kết hợp thường được sự dụng là
hát kết hợp gõ đệm với nhạc cụ gõ đơn giản, vừa để học sinh nắm được nhịp, phách và tiết tấu của bài hát, vừa tạo được sự hưng phấn trong học tập cho học sinh. Các em sẽ không cảm thấy chán và mệt mỏi vì cứ phải hát đi hát lại. Và nhất là lúc thời tiết rét, vỗ tay sẽ làm cho các em bị đau, lúc này nhạc cụ gõ sẽ giúp cho các em không chán nản và rụt rè khi thực hiện hoạt động Hát kết hợp gõ đệm. Nhạc cụ được phát cho các em từ đầu tiết học, giáo viên lưu ý nhắc học sinh để nhạc cụ gõ ngay ngắn, không phát ra tiếng động khi chưa có yêu cầu của cô giáo để tránh ảnh hưởng đến lớp khác. Qui định cho HS: Thanh phách dùng để gõ đệm theo tiết tấu, theo phách và gõ đệm hai âm sắc; sắc xô dùng gõ đệm theo nhịp; Dùng phối kết hợp 2 nhạc cụ để gõ đệm hai âm sắc thì dùng song loan và sắc xô. Tuỳ từng nội dung bài dạy mà giáo viên chuẩn bị nhạc cụ gõ cho học sinh sao cho hợp lí.
4. Đồ dùng Dạy – Học
Đồ dùng Dạy – Học chủ yếu là tranh ảnh và bảng phụ giáo viên tự làm. Tranh có thể phóng to cỡ A2 (1/4 tờ giấy toky). Tranh ảnh phục vụ cho dạy Tập đọc nhạc đã được cấp phát nhưng trong quá trình giảng dạy tôi thấy không hợp lí ở chỗ: khuông nhạc và nốt nhạc hơi nhỏ. ở cuối lớp, học sinh nhìn không rõ vị trí của nốt nhạc trên khuông nên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động học tập. Vì không nhìn rõ, các em cứ mải cúi nhìn bài trong sách giáo khoa, không quan sát được phần giáo viên đang giảng trên bảng. Vì vậy tôi chép tất cả các bài Tập đọc nhạc trên khổ giấy A1 (1/2 tờ tôky) để sử dụng.
Khi sử dụng bảng phụ, tranh ảnh tôi rất chú trọng đến tính thẩm mĩ để trình bày bảng sao cho khoa học. Đối với tranh ảnh minh hoạ cho bài hát, bản nhạc các bài hát tôi thường treo ở góc trái bảng. Dùng tranh để giới thiệu tên bài hát sẽ học xong tôi cất trực quan rồi mới viết đầu bài. Khi giới thiệu bài hát (bài viết ở nhịp gì, giai điệu như thế nào, gồm mấy câu) mới treo bảng phụ chép bản nhạc của bài hát và dùng cho đến khi học sinh ôn luyện xong bài hát. Khi học sinh biểu diễn thì cất bảng phụ.
Đối với bảng phụ dùng cho tập đọc nhạc, tôi treo bảng phụ ở vị trí gần tay của giáo viên nhất với mục đích kết hợp 2 tay: một tay đàn giai điệu, một tay chỉ nốt nhạc trên bảng phụ cho học sinh lắng nghe và quan sát. Làm như vậy đòi hỏi học sinh tập trung cao độ vào bài tập đọc nhạc. Các em phải dùng cả thính giác và thị giác kết hợp với tư duy để cảm nhận âm thanh, giai điệu của bài tập đọc nhạc. Kết quả là các em tiếp thu bài nhanh hơn, hào hứng học hơn.
Thông thường trong một tiết dạy, ngoài cây đàn phím là thiết bị chủ đạo, giáo viên còn phải chuẩn bị các đồ dùng, thiết bị dạy – học khác. Vì vậy sử dụng phối hợp chúng một cách nhuần nhuyễn, sử dụng đúng lúc đúng chỗ để phát huy hết những ưu điểm, hạn chế nhược điểm tiến tới mục đích: giúp học sinh tiếp thu bài một cách tốt nhất phụ thuộc lớn vào nghệ thuật giảng dạy của người giáo viên.
Tôi xin trình bày ví dụ cụ thể qua kế hoạch bài giảng lớp 5 - tuần 12
Tiết 12
Học hát: bài Ước mơ
Nhạc Trung Quốc
Lời Việt: An Hoà
I. Mục tiêu
- Hs hát đúng giai điệu bài Ước mơ. Thể hiện đúng những tiếng hát luyến và ngân dài hai phách, 4 phách.
- Hs trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp chia đôi (gõ vào phách mạnh và phách mạnh vừa của nhịp C).
- Góp phần giáo dục học sinh thêm yêu cuộc sống bình yên và biết đem niềm vui đến với mọi người.
II. Giáo viên chuẩn bị
- Nhạc cụ, đài, băng mẫu
- Tranh ảnh, bản đồ.
- Tập hát bài Ước mơ kết hợp gõ đệm theo nhịp chia đôi.
- Tập đệm đàn và hát bài Ước mơ.
III. Các hoạt động Dạy – Học chủ yếu.
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số
- Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Bài cũ
- ? Em nêu lại nội dung giờ học trước? ( Tập đọc nhạc số 3; Nghe nhạc)
- Kiểm tra bài TĐN số 3
3. Bài mới
Nội dung
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Giới thiệu bài
- Hôm nay chúng ta học hát bài Ước mơ - Nhạc Trung Quốc, Lời Việt: An Hoà
- Hs lắng nghe
* Nghe hát mẫu
- Mở băng mẫu, ghi bảng
* Tập đọc lời ca theo tiết tấu
- Giáo viên treo bản đồ, giới thiệu vị trí nước Trung Quốc. Giới thiệu di tích lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc là Vạn lí trường thành. Giới thiệu cho Hs biết: Ước mơ là bài hát nước ngoài duy nhất trong chương trình Âm nhạc lớp 5. Với giai điệu tha thiết, nhẹ nhàng , bài hát diến tả ước mơ của các bạn nhỏ, đó là mong muốn điều tốt đẹp đến với mọi người.
- Treo bản nhạc bài hát lên bảng. Yêu cầu Hs nêu hình nốt và kí hiệu Âm nhạc có trong bài.
- ở các tiếng có luyến khi hát các em cần chú ý, các tiếng có hình nốt tròn ngân 4 phách
- Chia câu hát
- Yêu cầu Hs đọc lời ca theo tiết tấu, kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- Quan sát vị trí nước Trung Quốc trên bản đồ, quan sát ảnh Vạn lí trường thành.
- Trong bài có hình nốt đen, trắng, móc đơn, nốt tròn
- Hs ghi nhớ
- Đọc lời ca, gõ đệm theo tiết tấu
* Tập hát từng câu
- Chọn tiếng piano, dùng chức năng tranpose dịch giọng (-5). Mỗi câu giáo viên đàn giai điệu 2 lần, hát mẫu tiếng khó rồi bắt nhịp (3 – 4) cho Hs hát hoà giọng với tiếng đàn.
- Tập hát từng câu.
* Hát cả bài
- Gv chia lớp hát ôn theo dãy nhóm. Đánh nhịp cho Hs hát.
- Ôn luyện nhiều lần để thuộc lời và giai điệu
- Mở nhạc đệm đã được ghi sẵn bằng chức năng Memory cho Hs hát theo nhạc đệm
- Hát theo nhạc đệm
- Hướng dẫn Hs hát và gõ đệm theo nhịp chia đôi.
- Chỉ định 2 nhóm Hs thực hiện.
- Hướng dẫn Hs và gõ đệm 2 âm sắc: 1 Hs hát 4 câu đầu gõ đệm theo nhịp chia đôi, cả lớp hát hoà giọng đoạn còn lại kết hợp gõ đệm 2 âm sắc.
- Chỉ định hs hát và gõ đệm 2 âm sắc.
- Sử dụng thanh phách hát kết hợp gõ đệm vào phách mạnh và phách mạnh vừa của bài hát.
- Xung phong thực hiện
- Hát và gõ đệm hai âm sắc
- Xung phong hát và gõ đệm 2 âm sắc.
* Hát và vận động theo nhạc
- Gv thực hiện mẫu
- Hướng dẫn Hs thực hiện từng động tác.
- Tổ chức cho Hs biểu diễn. Khuyến khích Hs sáng tạo động tác phụ hoạ khác với động tác cô giáo hướng dẫn.
- Gv nhận xét chung
- Hs quan sát
- Tập các động tác phụ hoạ theo hướng dẫn
- Biểu diễn tự tin
4. Củng cố – Dặn dò
? Em hãy nhắc lại tên bài hát vừa học?
? Em thích câu hát nào trong bài?
Yêu thương mọi người, yêu hoà bình, yêu cuộc sống tươi đẹp là điều mà tác giả bài hát muôn nhắn nhủ các em. Ngoài học tập chăm ngoan, vâng lời bố mẹ, thầy cô, cô mong các em biết chia sẻ yêu thương với bạn bè, giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn với hành động thiết thực của mình như ủng hộ đồng bào lũ lụt, mua tăm ủng hộ người khuyết tật…
- Dặn học sinh tập biểu diễn bài hát theo nhóm. Chuẩn bị sắc xô.
- Ước mơ (Nhạc Trung Quốc – Lời Việt: An Hoà)
- Trả lời theo cảm nhận
- Ghi nhớ.
Phần ba – bài học kinh nghiệm.
Để thực hiện tốt một tiết dạy, người giáo viên cần:
- Lên kế hoạch bài giảng.
- Nghiên cứu, phân loại đồ dùng, thiết bị cần sử dụng trong tiết dạy. Tìm hiểu xem sử dụng đồ dùng đó như thế nào, vào lúc nào.
- Tập luyện kĩ thuật sử dụng đàn phím điện tử thường xuyên, trước mỗi tiết dạy cần tập đệm hát, đàn giai điệu bài sẽ dạy.
- Phối kết hợp việc sử dụng các đồ dùng một cách khoa học.
- Thường xuyên tự học tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn để ngày càng vững vàng tay nghề.
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy không chỉ riêng môn Âm nhạc mà ở tất cả các môn học trong trường tiểu học, phương pháp sử dụng trực quan để giảng dạy là phương pháp có nhiều ưu điểm và đem lại hiệu quả cao. Sử dụng đồ dùng, thiết bị Dạy – Học một cách có hiệu quả trong giảng dạy nói chung, trong môn Âm nhạc nói riêng là vần đề cần được quan tâm sâu sát để tạo được tiết dạy có chất lượng giúp các em được “học mà chơi, chơi mà học”, giúp các em phát triển một cách toàn diện.
Qua bài viết này tôi xin bày tỏ sự cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, các bạn đồng nghiệp đã không ngừng tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt công tác giảng dạy. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các đồng chí chỉ đạo chuyên môn nhà trường và Phòng giáo dục, các bạn đồng nghiệp để tôi có thêm kinh nghiệm phục vụ tốt hơn nữa cho công tác giảng dạy.
Cẩm Thuỷ, ngày 04 tháng 03 năm 2008
Người viết
Phạm Thị Thu Thuỷ
File đính kèm:
- SKKN am nhac.doc