Tổ chức lãnh thổ Nông - Lâm - Ngư đặc điểm chung

- Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên phạm vi không gian rộng lớn . Đối với SXNN thì đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản nhất, ở đâu có đất đai thích hợp ở đó có thể phát triển nông nghiệp. Vì vậy, trong việc phát triển và phân bố cần chú ý những vùng đất có qui mô lớn (đồng bằng châu thổ) nên tổ chức thành những vùng CMH’ SXNN để tạo ra khối lượng hàng hoá lớn; Những vùng đất hẹp cần phát triển nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ ở mức độ nhất định. Phân bố nông nghiệp cần chú ý đến việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm đất.

 - Sản xuất nông nghiệp gắn chặt với môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên (đặc biệt là đất đai, khí hậu, nguồn nước) tác động mạnh và thường xuyên đến phát triển và phân bố nông nghiệp. Vì vậy muốn phân bố hợp lý nền kinh tế nông nghiệp của một nước (một vùng), cần phải ng/cứu kỹ và hiểu rõ những điều kiện tự nhiên để phân bố các loại cây trồng-vật nuôi thích hợp; đồng thời phải có kế hoạch phòng chống, hạn chế những tác động tiêu cực của môi trường tài nguyên đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức lãnh thổ Nông - Lâm - Ngư đặc điểm chung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh), chiếm khoảng 80% diện tích cho sản phẩm (mủ) cả nước. Ngoài ra, cao su đang phát triển mạnh ở Tây Nguyên (Gia Lai). Ở Bắc Trung Bộ (Quảng Trị và Phủ Quì, Nghệ An)... Đây là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế tổng hợp (gỗ, nhựa...), nước ta diện tích trồng cao su còn nhiều. Vì vậy, cần tìm kiếm và mở rộng thị trường… - Cà phê: Là loại cây ưa nhiệt (trên 150C), cần ẩm (lượng mưa > 1.250 mm/năm), là cây lấy hạt, có thể trồng từ vĩ tuyến 200B trở vào. Cà phê nhập vào nước ta có 3 loại là: Cà phê chè (Coffea Arabica) nguồn gốc từ Êtiôpi; Cà phê vối (coffea Robusta) nguồn gốc từ Công Gô; Cà phê mít (coffea excelea) nguồn gốc Libêria. Trong 3 giống này, cà phê chè ưa khí hậu chí tuyến (cây này xuất xứ ở các vùng núi cao, nếu đưa xuống trồng ở các thung lũng có biên độ nhiệt hàng ngày lớn, cây hay có bệnh rỉ sắt). Diện tích cà phê tăng khá nhanh: năm 1976 là 18,8 ngàn ha, 1985 tăng lên 44,7 ngàn ha, năm 2005 tăng lên 497,4 ngàn ha và đến năm 2008 là 530,9 ngàn ha. Sản lượng năm 1990 là 92,0 ngàn tấn thì đến năm 2005 tăng lên 752,1 ngàn tấn và năm 2008 là 1.055,8 ngàn tấn. Vùng trồng nhiều nhất là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Các tỉnh có diện tích nhiều nhất là Đắc Lắc (3/4 diện tích cả nước), Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước… Cây cà phê mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhu cầu thị trường TG lớn (mặc dù giá cả có nhiều biến động; nhưng thị trường xuất khẩu vẫn được mở rộng). Năm 1985, xuất khẩu mới đạt 9,2 ngàn tấn thì đến 1990 tăng lên 89,6 ngàn tấn, năm 2002 là 719,0 ngàn tấn và năm 2005 là 912,7 ngàn tấn và năm 2008 là 1.059,5 ngàn tấn (*). Diện tích trồng cà phê trong những năm qua tăng quá nhanh đã làm cung vượt quá cầu. Khi giá cà phê trên TG giảm mạnh đã làm cho người sản xuất gặp nhiều khó khăn. Hướng phát triển trong những năm tới là ổn định diện tích và tập trung vào loại cà phê có chất lượng (cà phê chè). - Cây chè: Là loại cây bụi của miền nhiệt đới và cận nhiệt gió mùa, có mùa đông lạnh và khô, có thể chịu được lạnh tới -100C (đặc biệt là giống chè Shan Ấn Độ chịu lạnh rất giỏi). Chè Trung Quốc lá to (còn gọi là chè trung du ở trung du phía Bắc) và chè Shan (ở MNPB’ và Lâm Đồng). Chè là cây có biên độ sinh thái rộng, mưa rải đều thì kéo dài thời gian cho búp. Biên độ dao động nhiệt ngày - đêm cao thì chè tích luỹ được nhiều dầu thơm. Vì vậy, cây chè phát triển tốt nhất là từ vĩ độ 180B trở ra. Trước kia, cây chè chỉ được trồng ở Phú Thọ và Buôn Hồ (Đắc Lắc) kinh doanh theo hình thức đồn điền. Năm 1930 chỉ có 8.000 ha và sản lượng 6.000 tấn. Hiện nay cây chè được trồng rộng rãi khắp cả nước; năm 1976 cả nước có 38,7 ngàn ha, sản lượng 18,0 ngàn tấn chè khô, năm 1985 tăng lên 50,8 ngàn ha và 28,2 ngàn tấn, năm 2005 tăng lên 122,5 ngàn ha và 570,0 ngàn tấn và năm 2008 (129,3 ngàn ha – 760,5 ngàn tấn), xuất khẩu đạt 104,5 ngàn tấn. Vùng chè lớn nhất là MNTDPB’, Tây Nguyên và một số nơi (Nghệ An, Thanh Hoá, ...). Lâm Đồng là tỉnh có diện tích chè lớn nhất cả nước Bảng 3.8. Diện tích gieo trồng và sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm từ 1985 - 2008 Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) 1985 2000 2005 2008 1985 2000 2005 2008 Chè búp 50,8 87,7 122,5 129,3 28,2 314,7 570,0 760,5 Cà phê 44,7 561,9 497,4 530,9 12,3 802,5 752,1 1055,8 Cao su 180,2 412,0 482,7 631,5 47,9 290,8 481,6 659,6 Hồ tiêu 2,2 27,9 49,1 50,0 1,3 39,2 80,3 98,3 Điều 195,6 348,1 402,7 67,6 240,2 308,5 Dừa 127,0 161,3 132,0 138,3 611,8 884,8 977,2 1086,0 3.1.3. Ngành trồng cây ăn quả Ngành này được phát triển khá sớm với nhiều sản phẩm nổi tiếng như cam Xã Đoài, bưởi Đoan Hùng, Phúc Trạch, Biên Hoà, nhãn Hưng Yên, xoài Lái Thiêu (Bình Dương), đào Sa Pa, mận Lạng Sơn... Tuy nhiên, ngành này phát triển chậm và thiếu ổn định. Năm 1990, cả nước mới có 281,2 ngàn ha cây ăn quả các loại, năm 2005 là 767,4 ngàn ha và 2008 là 775,3 ngàn ha. Các vùng trồng cây ăn quả hàng hoá: xoài ở Đông Nam Bộ, ĐB sông Cửu Long; cam Phủ Quì (Nghệ An); mận Bắc Hà (Lào Cai); vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang)... 3.2. NGÀNH CHĂN NUÔI 3.2.1. Đặc điểm chung Trước đây, ngành này chưa được coi là ngành sản xuất độc lập, chủ yếu là ngành hỗ trợ cho trồng trọt. Khi chăn nuôi người ta chỉ nghĩ đến sức kéo, vận tải cùng các chợ bán trâu, bò, ngựa... còn nuôi gia cầm là chỉ dùng khi cơ nhỡ, hay dùng trong việc cưới xin, ma chay, giỗ tết... nhu cầu này không đủ để kích thích sản xuất hàng hoá. Khi cơ chế thị trường mở ra, người dân đã quen với sản xuất nông phẩm hàng hoá, thì hình thức chăn nuôi đã thay đổi (chăn nuôi công nghiệp đã phổ biến đến các hộ gia đình), sản phẩm cung cấp cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu ngày càng tăng. Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, thì giá trị sản xuất của chăn nuôi gia súc chiếm tỉ trọng lớn nhất ( 70,0%), gia cầm có xu hướng giảm, các sản phẩm không qua giết thịt có xu hướng tăng, nhưng chưa ổn định. Tỉ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong nông nghiệp cũng chỉ dao động ở gần 20,0% (năm 1990 là 16,63%, 2000 là 16,51%, 2008 là 19,75%). Bảng 3.9. Cơ cấu giá trị SX ngành chăn nuôi theo vật nuôi và theo sản phẩm 1990 - 2008 (%). Các ngành chăn nuôi 1990 1995 2000 2005 2008 Tổng giá trị 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Gia súc 63,87 69,92 61,41 71,17 70,39 Gia cầm 19,26 17,50 17,81 13,47 14.21 Sản phẩm không qua giết thịt 12,92 14,19 15,14 13,29 13,54 Sản phẩm khác 3,95 3,39 2,64 2,06 1,86 Bảng 3.10. Sản lượng sản phẩm chăn nuôi chủ yếu từ 2000 – 2008 Đơn vị tính 2000 2003 2005 2008 Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng Tấn 48415 5306 59800 71543 Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng " 93819 107540 142163 227196 Sản lượng sữa tươi " 51458 126697 197679 262160 Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng Nghìn tấn 1418.1 1795.0 2288.3 2771 Sản lượng thịt gia cầm hơi giết, bán " 292.9 372.7 321.9 417.0 Trứng gia cầm Triệu quả 3771.0 4852.0 3948.5 4937.6 Sản lượng mật ong Tấn 5958 12758 13591 9960 Sản lượng kén tằm " 7153 11582 11475 7746 3.2.2. Chăn nuôi gia súc lớn - Chăn nuôi trâu: Trâu là vật nuôi rất gần gũi với người nông dân, chủ yếu dùng làm sức kéo trong nông nghiệp, lấy thịt, sữa. Nước ta có nhiều giống trâu tốt như trâu Nghệ An, Tuyên Quang, gần đây chúng ta nhập giống trâu Mura có kết quả tốt. Về số lượng (2008) là 2,89 triệu con, nhiều nhất Đông Bắc (1,2 triệu con – 42,1%), Bắc Trung Bộ (25,3%), Tây Bắc (16,2%); tỉnh nuôi nhiều nhất là Nghệ An 296,5 ngàn con (10,2% cả nước), Thanh Hoá (227,3 ngàn con), Lạng Sơn (160,9 ngàn), Sơn La (158,6 ngàn), Hà Giang (146,4 ngàn), Tuyên Quang (145,1 ngàn). - Ngành chăn nuôi bò: Bò là vật nuôi đã được thuần dưỡng cách đây 25.000 năm, dùng làm sức kéo, lấy thịt, sữa. Tùy theo từng điều kiện cụ thể, mỗi địa phương lại có hướng CMH’ khác nhau: Ba Vì (Hà Tây) chăn nuôi bò giống kết hợp lấy thịt, sữa; Mộc Châu (Sơn La) bò sữa và sinh sản; Đức Trọng (Lâm Đồng) nuôi lấy sữa và sinh sản; ngoại ô các TP lớn Hà Nội, TP HCM (chủ yếu là lấy sữa); đồng bằng Bắc Bộ dùng sức kéo; DH miền Trung (cày kéo, sinh sản, lấy thịt). Tổng đàn bò cả nước năm 2008 là 6,33 triệu con; DH Nam Trung Bộ (1,43 triệu con–22,7%), Bắc Trung Bộ (1,18 triệu con–18,6%), Tây Nguyên (721,3 ngàn con–11,4%), ĐB sông Cửu Long (713,5 ngàn con–11,3%). Các tỉnh nuôi nhiều nhất là Nghệ An (408,9 ngàn con), Thanh Hóa (351,3 ngàn), Gia Lai (327,6 ngàn), Bình Định (307,5 ngàn) - Ngựa: nuôi phổ biến ở miền núi dùng vận chuyển hàng hoá. Đàn ngựa có xu hướng giảm. Năm 1985 cả nước có ~ 132,7 ngàn con, đến năm 2008 giảm xuống còn 121,0 ngàn con. Các giống ngựa tốt có ở Hát Lót (Sơn La), Nước Hai (Cao Bằng). Địa bàn chăn nuôi gia súc không có nhiều thay đổi đã tạo nên một số mâu thuẫn: Hai đồng bằng lớn có nhu cầu về sức kéo, thì 60% đàn trâu lại tập trung ở TDMNPB’, nhu cầu tiêu thụ SP thịt tập trung ở vùng đông dân cũng là một vấn đề cần đặt ra trong thời gian tới. Bảng 3.11. Số lượng đàn gia súc, gia cầm thời kỳ 1990 - 2008. (Nghìn con) Trâu Bò Lợn Ngựa Dê, cừu Gia cầm 1990 2854,1 3116,9 12260,5 141,3 372,3 107400,0 1995 2962,8 3638,9 16306,4 126,8 550,5 163000,0 2000 2897,2 4127,9 20193,8 126.5 543,9 196100,0 2005 2922,2 5540,7 27435.0 110.5 1314.1 219900,0 2008 2897,7 6337,7 26701,6 121,0 1483,5 247300,0 3.2.3. Chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm - Đàn lợn: chăn nuôi lợn gắn liền với các vùng sản xuất lương thực. Đàn lợn tăng khá nhanh và vững chắc. Năm 2008, cả nước có trên 26,7 triệu con (tăng 2,3 lần so với 1985). Các vùng nuôi nhiều nhất là ĐB sông Hồng (6,79 triệu con – 25,4% cả nước), Đông Bắc (18,7%), Bắc Trung Bộ (13,3%), ĐB sông Cửu Long (13,6%). Các tỉnh – thành phố có số đầu lợn nhiều nhất Hà Nội (1,66 triệu con), Nghệ An (1,17 triệu), Thanh Hoá (1,14 triệu), Đồng Nai (1,08 triệu), Nam Định (1,02 triệu), Bắc Giang (1,05 triệu). - Dê, cừu: là loại mắn đẻ, cho năng suất cao. Riêng về cừu, chủ yếu để lấy lông, ở nước ta còn đang thử nghiệm, nhưng ít hiệu quả. Đàn dê chăn thả chủ yếu ở các vùng núi đá. Đàn cừu chủ yếu nuôi ở vùng cao nguyên. Năm 1990 tổng đàn dê cừu là 372,3 ngàn con, đến năm 2008 tăng lên 1,48 triệu con (tăng 4,0 lần). - Chăn nuôi gia cầm: Chăn nuôi gia cầm thường gắn liền với việc tận dụng nguồn lao động phụ, phế liệu của ngành trồng trọt, là ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao (do chu kỳ sinh trưởng ngắn). Nhờ phát triển CNCB’ thức ăn kết hợp với nhu cầu ngày càng cao của thị trường, đàn gia cầm liên tục tăng. Năm 2008 là 247,3 triệu con. Đàn gà, được nuôi ở đồng bằng, TDMN’; ven các TP lớn có hình thức nuôi công nghiệp. Đàn vịt, nhiều nhất ở ĐB sông Cửu Long. Ngan, ngỗng được nuôi ở nhiều vùng, nhưng nhiều nhất thuộc về ĐB sông Hồng và DHMT. Vào cuối năm 2002 đầu năm 2003 dịch cúm gia cầm bùng phát (tiêu hủy tới 35,0 triệu con). Vì vậy việc phát triển đàn gia cầm nên dự kiến là 340-350 triệu con vào năm 2010, trong đó đẩy mạnh liên doanh chăn nuôi gà ở các TP HCM, Đồng Nai, Ninh Bình, Hải Dương (Theo ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM- Nguyễn Duy Hòa)

File đính kèm:

  • docTo chuc lanh tho Nong lam ngu nghiep.doc
Giáo án liên quan