Các hình thức và nội dung tổ chức hoạt động âm nhạc trong trường mầm non
Thực hành xây dựng tổ chức hoạt động âm nhạc
23 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 32349 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổ chức hoạt động âm nhạc trong trường mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG Các hình thức và nội dung tổ chức hoạt động âm nhạc trong trường mầm non Thực hành xây dựng tổ chức hoạt động âm nhạc Hoạt động 1: Các hình thức và nội dung tổ chức HĐ âm nhạc trong trường mầm non Hoạt động âm nhạc trong trường mầm non có những hình thức và nội dung nào? *Hình thức và nội dung: + Tổ chức hoạt động học:gồm các nội dung trọng tâm sau - Dạy hát - Nghe hát, nghe nhạc - VĐ theo nhạc - Trò chơi âm nhạc - Kết hợp HĐ âm nhạc với các HĐ giáo dục khác + Tổ chức HĐ âm nhạc ngoại khóa: Gồm có các HĐ chính là tổ chức HĐ âm nhạc mọi lúc mọi nơi và biểu diễn văn nghệ I. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC Dạy hát: Cách chọn bài như thế nào? Cách chọn bài hát + Theo chủ đề + Khả năng của trẻ, của cô + ĐK thực tế của lớp,... Các trình tự dạy hát: + Làm quen với bài hát + Dạy trẻ hát + Luyện tập, củng cố 2. Nghe nhạc, nghe hát: Lựa chọn bài hát, bản nhạc ntn? - Lựa chọn bài hát, bản nhạc + Chọn bài hát mới + Chọn bài quen thuộc + Phù hợp với chủ đề, lứa tuổi và thực tế địa phương + Không chọn các bài quá dài, bài có tiết tấu, giai điệu khó; bài hát có nội dung nói về chuyện yêu đương của người lớn, bạo lực … + Lựa chọn các bài nghe trong một năm học khác nhau về nội dung, hình thức và thể loại. Lựa chọn HĐ, nộ dung kết hợp: + Có thể dạy hát chính bài vừa được nghe + Tổ chức trò chơi, sử dụng làm nhạc nền cho trò chơi + VĐ theo bài hát, bản nhạc đó + Phần mở rộng có thể nghe thêm 1 bài hát, 1 bản nhạc cùng thể loại, cùng vùng miền hoặc khác thể loại, khác vùng miền để trẻ có những so sánh Tổ chức cho trẻ nghe hát, nghe nhạc: + Chuẩn bị: nghiên cứu bài hát, cb đồ dùng, đạo cụ, băng đĩa hình, trang trí lớp, trang phục của GV,... + Trong quá trình trẻ nghe nhạc các hoạt động phải liên hoàn, nhịp nhàng và linh hoạt + Âm lượng vừa phải, không quá to, không quá nhỏ + Khoảng cách giữa cô và trẻ đủ tầm để trẻ quan sát các động tác, cử chỉ, điệu bộ của cô + GV luôn quan sát, chú ý thái độ của trẻ, hướng trẻ vào bài hát, cùng trẻ VĐ, múa hát. + Không nhất thiết cho trẻ nghe đủ số lần như đã chuẩn bị 3. Vận động theo nhạc Có những hình thức vận động nào? Vận động cơ bản:hát vỗ tay theo nhịp, phách, tiết tấu của bài hát. Lắc lư, nhún, giậm chân theo nhịp bài hát,... Vận động, múa các động tác minh họa theo tính chất âm nhạc và nội dung bài hát: Các động tác nâng cao hơn, có thể VĐ, múa đơn, núa theo nhóm, theo đội hình - Vận động tự do: Trẻ vận dụng những động tác đã biết, kết hợp với sáng tạo, cảm thụ âm nhạc riêng của mình để múa, VĐ 4. Tổ chức trò chơi âm nhạc Các trò chơi ntn gọi là trò chơi âm nhạc? Trò chơi cho trẻ làm quen cao độ (giai điệu): VD: Nghe và đoán tên bài hát; Sol Mi,... Trò chơi cho trẻ làm quen với trường độ (nhịp và tiết tấu): VD: Lắng nghe tìm đồ vật; Mèo con, cún con, chim gõ kiến,... Trò chơi cho trẻ làm quen với màu sắc âm thanh: 5. Kết hợp hoạt động âm nhạc với các hoạt động giáo dục khác: việc dùng các phương tiện diễn tả âm nhạc như một công cụ hữu hiệu để kết hợp với các hoạt động giáo dục khác như làm quen với toán, chữ viết, môi trường, kết hợp vận động … đã trở nên phổ biến trong các hoạt động giáo dục. Ví dụ: hoạt động làm quen với toán, ta có thể sử dụng âm nhạc giúp trẻ làm quen với các con số một cách tự nhiên, nhẹ nhàng thông qua các trò chơi với lời ca có số, số người tham gia … Nếu như có thêm phần âm nhạc cho các hoạt động phát triển thể chất thì các vận động của trẻ sẽ trở lên dễ dàng và giúp trẻ hơn nhiều. Giáo viên có thể mở những đoạn nhạc có tiết tấu nhịp nhàng cho các vận động chạy, nhảy, hay nhạc vui nhộn hoặc nhẹ nhàng cho các hoạt động tinh. Với các hoạt động phát triển ngôn ngữ, âm nhạc có thể làm nền khi cô, trẻ kể chuyện, đọc thơ… II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC NGOẠI KHÓA Tổ chức hoạt động âm nhạc ngoại khóa Nội dung, hình thức tổ chức: Gồm có các hoạt động chính là tổ chức hoạt động âm nhạc mọi lúc mọi nơi và biểu diễn văn nghệ. Hoạt động âm nhạc mọi lúc mọi nơi: Theo lịch sinh hoạt của trẻ ở trường, có thể thấy có rất nhiều lúc dùng âm nhạc làm nền cho trẻ, cho trẻ vui chơi, sinh hoạt cùng âm nhạc: Đón trẻ, tập thể dục, lúc ăn trưa, khi nghỉ ngơi. Âm nhạc còn có thể làm hiệu lệnh cho trẻ thực hiện các sinh hoạt đó nữa. Đối với mỗi sinh hoạt cụ thể, giáo viên, nhà trường chọn những bài hát có nội dung, tính chất âm nhạc sao cho phù hợp. Dùng nhạc hiệu: Nhạc hiệu là dùng đoạn nhạc hoặc cả bài phát lên để làm hiệu lệnh thực hiện một việc gì đó xảy ra đều đặn. Giáo viên lựa chọn nhạc hiệu cho các hoạt động như: Giờ thể dục buổi sáng là đoạn nhạc vui vẻ, hối hả; giờ ăn trưa là bài hát “Bé ăn thật ngoan”; giờ đi ngủ chọn bài hát ru êm dịu hoặc một đoạn nhạc không lời; đánh thức trẻ bằng một đoạn nhạc phấn chấn. Thể dục sáng: Chọn các bài hát có nhịp điệu đều đặn, nhịp nhàng, khỏe khoắn. Giáo viên có thể chọn các bài hát theo chủ đề, mỗi khi thực hiện chủ đề nào thì trong thời gian đó tập một bài hát có nội dung về chủ đề đó. Điều này giúp cho trẻ tránh nhàm chán và không khí của chủ đề cũng được lan tỏa tốt hơn. Hoạt động ngoài trời: Có thể cho trẻ hát hoặc giáo viên hát cho trẻ nghe, cùng múa hát các bài có nội dung gần gũi với thiên nhiên, các bài hát sử dụng trong các trò chơi ngoài trời. Hoạt động ở khu vực góc nghệ thuật, phòng nghệ thuật: giáo viên không can thiệp sâu vào hoạt động này của trẻ mà chỉ gợi ý cho trẻ tự sáng tạo múa, hát, vận động, sử dụng nhạc cụ cho riêng mình hoặc cùng với nhóm. Biểu diễn văn nghệ: Gồm có biểu diễn sau mỗi chủ đề và biểu diễn vào các ngày lễ hội. Thông qua biểu diễn văn nghệ, trẻ được thêm một dịp củng cố, rèn luyện các kỹ năng hoạt động nghệ thuật. Đây cũng là dịp để trẻ được trải nghiệm những cảm xúc mới mẻ, tăng cường khả năng cảm thụ âm nhạc, mở rộng nhận thức cho trẻ. Biểu diễn còn giúp trẻ tăng thêm sự mạnh dạn, tự tin trình bày trước người khác cũng như sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm. Để tổ chức hoạt động biểu diễn văn nghệ hiệu quả, giáo viên chú ý một số điểm sau: Tiết mục: Nội dung phù hợp với chủ đề. Các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, múa phụ họa… xen kẽ hài hòa. Lưu ý phần mở màn, phần kết và phần nhấn (cao trào) trong chương trình. Trang phục: Với trẻ nhỏ, nên sử dụng trang phục có màu sắc tươi sáng, có thể sặc sỡ; hạn chế dùng gam màu tối, xỉn. Trang phục nhất thiết phải phù hợp với nội dung của tiết mục biểu diễn. Đạo cụ, âm thanh, ánh sáng và các thiết bị khác: Với xu thế phát triển của xã hội, sân khấu biểu diễn ngày càng lộng lẫy, hoành tráng hơn, âm thanh hỗ trợ giọng hát, ánh sáng đủ màu sắc đã làm tăng thêm chất lượng của các buổi biểu diễn. Tuy nhiên, sử dụng không đúng sẽ trở nên phản tác dụng. Do đó, khi xây dựng tiết mục văn nghệ, giáo viên cần lên kịch bản cụ thể, chi tiết kể cả việc phối hợp âm thanh, ánh sáng và sử dụng đạo cụ thế nào. Có như vậy, các thành viên tham gia mới chủ động và buổi biểu diễn mới có thể đạt kết quả cao. Lập kế hoạch, xây dựng kịch bản Không chuẩn bị giáo án như phần tổ chức hoạt động học, đối với hoạt động này, nhà trường và giáo viên cần lập kế hoạch cho các hoạt động âm nhạc mọi lúc, mọi nơi và trong tổ chức lễ hội cũng như xây dựng kịch bản chi tiết cho một lễ hội. Hoạt động âm nhạc mọi lúc mọi nơi: Ngay từ đầu năm học, nhà trường và các lớp xây dựng kế hoạch sử dụng âm nhạc vào các hoạt động như thế nào, lựa chọn các bài hát, bản nhạc vào từng giai đoạn, từng chủ đề. Ví dụ: Chọn các bài hát làm hiệu lệnh Chọn 4 bài hát thể dục buổi sáng cho 4 mùa trong năm hoặc cho 4 chủ đề điển hình của năm. Biểu diễn văn nghệ Lập kế hoạch cả năm cho toàn trường và từng lớp, từng khối, có thể tham gia cùng khu vực hoặc cấp quận/huyện, tỉnh/thành phố. Đối với các lớp, lập kế hoạch tổ chức biểu diễn sau mỗi chủ đề và lựa chọn hạt nhân cho các hoạt động văn nghệ của trường. Đối với nhà trường, cần xác định rõ mỗi năm chọn một sự kiện trọng tâm để tổ chức quy mô hơn. Đối với các buổi biểu diễn văn nghệ mang tính chất quan trọng nhất trong năm đó, nhà trường cần xây dựng kịch bản chi tiết để tiến hành một cách chủ động, hiệu quả. Hoạt động 2: Thực hành xây dựng tổ chức hoạt động âm nhạc Thông tin cho hoạt động 2 - 4 nhóm xây dựng theo 4 nội dung trọng tâm như sau, nội dung kết hợp do nhóm tự chọn: + Dạy hát + Nghe hát + Vận động theo nhạc + Trò chơi âm nhạc - Thực hành bài dạy của nhóm mình - Các nhóm trao đổi và góp ý Thông tin phản hồi Các nhóm thực hiện các công việc sau: Xác định nội dung, hình thức hoạt động, lựa chọn nội dung kết hợp Xây dựng giáo án chi tiết Thực hành dạy cùng với nhóm của mình Trao đổi, góp ý giữa các nhóm Trao đổi, góp ý các nội dung: Nội dung và hình thức đã phù hợp chưa? Giáo án khoa học? Kiến thức chính xác? Những ưu điểm và hạn chế? Có những sáng tạo nào?
File đính kèm:
- To chuc HD Am nhac trong truong MN-18-6-2013.ppt