Tổ chức dạy học theo nhóm ở phân môn Luyện từ và câu khối Năm

Giao tiếp là một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người.Thông qua hoạt động giao tiếp, chúng ta sẽ diễn đạt được hết những suy nghĩ của mình, giúp con người hiểu nhau hơn, mở mang tri thức và tìm hiểu được nhiều điều thú vị trong cuộc sống. Trong đó công cụ quan trọng để phục vụ cho quá trình giao tiếp là ngôn ngữ.Như đã biết: Nói và viết là hai dạng của ngôn ngữ, chúng hỗ trợ cho nhau và cùng nhau phát triển theo vốn kiến thức của con người. Do đó, muốn hình thành và nâng cao kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh, ta phải tạo điều kiện cho học sinh được tham gia vào hoạt động giao tiếp , cụ thể hơn là tạo điều kiện cho mỗi học sinh được trình bày suy nghĩ của mình trước một tập thể trực tiếp tham gia vào hoạt động của lớp, của trường bằng cách vận dụng kiến thức đã học để lĩnh hội lời nói và sản sinh ra lời nói.

Chương trình Tiếng việt Tiểu học hiện nay, đã góp phần hình thành cho học sinh những kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, đặc biệt hơn là kĩ năng giao tiếp xã hội, trong đó có phân môn Luyện từ và câu đã từng bước góp phần bồi dưỡng cho học sinh thói quen sử dụng Tiếng Việt- tiếng mẹ đẻ của mình, làm giàu hơn vốn sống của học sinh.Thông qua nội dung và cách tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp , phân môn này giúp học sinh trao dồi được thói quen sử dụng vốn từ, dùng từ đặt câu và diễn đạt trọn vẹn ý nghĩ của mình, giúp các em tự tin hơn trong mọi hoạt động.

Xuất phát từ thực tế nêu trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Tổ chức dạy học theo nhóm ở phân môn Luyện từ và câu khối Năm”,nhằm giúp học sinh từng bước tiếp cận với cái mới và hình thành cho các em kĩ năng giao tiếp trong thực tế cuộc sống và nghiên cứu đua ra những giải pháp cụ thể để góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

 

doc19 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức dạy học theo nhóm ở phân môn Luyện từ và câu khối Năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o dõi, nhận xét, bổ sung để đi đến thống nhất kết quả. Để khẳng định hiệu quả của việc tổ chức dạy học theo nhóm, tôi còn thực hiện bài giảng bằng giáo án điện tử vào các tiết thao giảng của khối, thi giảng. Thực hiện theo phân tích trên, tôi đã tiến hành thực dạy một tiết do đồng nghiệp dự. Đó là bài “Câu ghép”. Thiết kế bài dạy. Môn: Luyện từ và câu. Tiết : 37. Bài:Câu ghép. Mục tiêu. -Nắm được khái niệm câu ghép ở mức độ đơn giản. -Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế câu ghép, đặt được câu ghép. -Đối với học sinh trung bình, yếu chỉ cần xác định được câu ghép trong doạn văn, bước đầu làm quen với câu ghép bằng cách điền them vế câu. Đồ dùng dạy học. Bảng phụ. Các hoạt dộng dạy học. 1.Ổn định. 2.Bài kiểm. -Đặt một câu cảm. Nhận xét. -Đặt một câu kể thuộc mẫu câu: Ai làm gì? Xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu vừa đặt. Nhận xét. 3.Bài mới. Giới thiệu bài. HĐ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH NỘI DUNG *Hoạt động 1: Phần nhận xét. -HS nối tiếp nhau đọc nội dung ở phần nhận xét. -GV gợi ý và hướng dẫn HS cách đánh số thứ tự các câu xác định chủ- vị ngữ trong từng câu.(gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ). -GV hương dẫn HS đặt câu hỏi : Ai? Con gì? Cái gì? (để tìm chủ ngữ); Làm gì? Thế nào? (để tìm vị ngữ) -HS trình bày.(G,K,TB,Y) -Nhận xét. -GV nhận xét rút ra kết luận. -HS đọc yêu cầu bài tập 2 và 3. -GV chia nhóm ( theo kiểu nhóm 4- nhóm cùng biểu tượng: Hoa xanh, hoa đỏ, hoa hồng, hoa vàng). -Các nhóm thảo luận trong khoảng 3 phút. -Đại diện nhóm trình bày. -Các nhóm khác bổ sung, nhận xét. -GV nhận xét, kết luận. -GV gợi ý, HS rút ra kết luận.(G,K) -HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.(TB,Y) -HS cho ví dụ.(G,K) *Hoạt động 2: Phần luyện tập. -HS đọc yêu cầu bài. -Lớp thực hiện theo nhóm đôi trong 4 phút. -GV quan sát. -1 nhóm trình bày bảng phụ đính bảng. -Đại diện 1 nhóm trình bày -Các nhóm khác theo dõi, bổ sung, nhận xét. -GV nhận xét. -HS quan sát lại kết quả bài tập 1 và trả lời: Có thể tách các câu ghép ở trên thành câu đơn không? Vì sao? -Lớp nhận xét. -HS đọc yêu cầu bài. -Lớp thực hiện vở. -1 HS thực hiện bảng phụ.(G,K) -GV quan sát, chấm bài. -Nhận xét bài trên bảng phụ; nhận xét bài cả lớp; nhận xét vở chấm. -HS sửa bài. *Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. -HS nêu lại nội dung bài. -Cho ví dụ về một câu ghép.(G,K,TB,Y) -Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị:Cách nối các vế câu ghép. Bài 1/8. +Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ C cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to. V +Hễ con chó đi chậm, con khỉ cấu hai C V C V tai chó giật giật. +Con chó chạy sải thì khỉ gò lưng C V C như người phi ngựa. V +Chó chạy thong thả, khỉ buông C V C thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc. Bài 2/8. +Câu đơn: Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to. + Câu ghép: -Hễ con chó đi chậm, con khỉ cấu hai tai chó giật giật. -Con chó chạy sải thì khỉ gò lưng như người phi ngựa. -Chó chạy thong thả, khỉ buông thỏng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc. Bài 3/8 Không thể tách mỗi cụm C-V trong câu ghép thành câu đơn vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau. Ghi nhớ: Câu ghép do nhiều vế câu ghép lại .Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn (có đẩy đủ chủ ngữ, vị ngữ) và thề hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác. -Tuy trời mưa nhưng em vẫn đến trường. Bài 1/8+ bài 2/8. Câu 1: Vế 1: Trời xanh thẳm, Vế 2: biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Câu 2: Vế 1: Trời rải mây trắng nhạt, Vế 2: biển mơ màng dịu hơi sương. Câu 3: Vế 1:Trời âm u mây mưa, Vế 2:biển xám xịt, nặng nề. Câu 4: Vế 1:Trời ầm ầm dông gió, Vế 2:biển đục ngầu giận dữ. .. Không thể tách rời các vế của câu ghép trên thành một câu đơn vì mỗi vế câu thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của câu khác. Bài 3/8. a)Mùa xuân đã về, cây cối đâm chồi nảy lộc. b) Mặt trời mọc, sương tan dần. c)Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn người anh thì tham lam, lười biếng. d)Vì trời mưa to nên đường trơn trợt. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: -Ưu điểm: Giáo viên chuẩn bị bài chu đáo, tổ chức lớp học sinh động. Học sinh tham gia tích cực và chủ động tìm ra kiến thức.Các hoạt động trong nhóm diễn ra nhịp nhàng. Có chú trọng đến các đối tượng học sinh nhất là học sinh yếu có sự tự tin trong học tập. -Hạn chế:Nên cho học sinh đặt câu ghép nhiều hơn. *Căn cứ vào 19 tiêu chí về đánh giá xếp loại các tiết dạy được tổ chức tổ đánh giá là tốt. 4)Kết quả chuyển biến: Sau gần chín tháng thực hiện các biện pháp nêu trên cho việc dạy học theo nhóm ở phân môn Luyện từ và câu, tôi đã nhận được những kết quả như sau: Nền nếp học theo nhóm rất tốt. Hầu hết các em đều yêu thích môn học này, rất hào hứng khi được cùng làm việc trong nhóm để lĩnh hội kiến thức. Lớp học sinh động, vui vẻ. Học sinh tham gia phát biểu tích cực, dạn dĩ hơn. Sự phát triển tư duy quan sát, suy đoán của học sinh qua việc thảo luận nhóm được nâng lên. 100% học sinh đạt yêu cầu về hoàn thành bài học của mình, làm tốt các bài tập. Để đạt kết quả nêu trên, tôi đã thực hiện một biện pháp như sau: -Quan sát tất cả các nhóm, phát hiện và hỗ trợ các nhóm có khó khăn. -Phát hiện các nhóm hoạt động chưa hiệu quả để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh. -Động viên, khuyến khích và khen ngợi nhằm tạo không khí phấn khởi, tự tin trong học tập. -Thái độ của giáo viên cần phải thể hiện sự thân mật, hợp tác, khuyến khích, đồng tình , tạo niềm tin cho các em. -Theo quy tắc thông thường, giáo viên không nên nói trước toàn lớp trong khi các nhóm đang hoạt động (trừ khi điều đó không thể tránh khỏi). Nếu cần, giáo viên hãy dừng mọi hoạt động để tất cả học sinh tập trung chú ý nghe những điều mình muốn nói. -Chú ý chịu khó lắng nghe học sinh, mọi ý kiến của học sinh đều được tôn trọng. -Quan tâm theo dõi học sinh trung bình, yếu kém; động viên giúp đỡ thường xuyên làm cho các em trở nên tự tin hơn, dạn dĩ hơn. -Khi các nhóm đưa ra kết quả đúng thì giáo viên khen ngợi, nếu sai thì nên khuyến khích , uốn nắn một cách tế nhị, tránh làm xúc phạm học sinh. -Lời nhận xét của giáo viên giúp học sinh hứng thú, tự tin hơn trong học tập. -Suốt quá trình họp nhóm, giáo viên nên bao quát lớp để giúp đỡ gợi mở cho nhóm chứ không làm thay cho một nhóm nào. Chính sự khéo léo của giáo viên sẽ mang đến một không khí học tập thật sôi nổi và vô cùng phong phú. ---------r -------- III/Kết luận: 1)Tóm lược giải pháp: Việc tổ chức cho một hoạt động bằng cách chia nhóm đã tạo được nhiều cơ hội để phát huy tính tích cực học tập của học sinh như: -Góp phần rèn luyện tinh thần tự chủ của học sinh, một số hoạt động có thể giao cho học sinh tự làm mà giáo viên không cần trực tiếp thực hiện. -Tạo nhiều cơ hội để học sinh nâng cao năng lực hợp tác và hòa nhập với cộng đồng, các em tự xác định được trách nhiệm của bản thân đối với công việc chung của nhóm, các em biết lắng nghe và trình bày ý kiến của mình. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần phải khắc phục một số nhược điểm khi tổ chức hoạt động dạy học bằng cách chia nhóm như: -Sĩ số lớp quá đông thì giáo viên khó kiểm soát được tất cả hoạt động của học sinh. -Nếu quá lạm dụng việc chia nhóm thì mất nhiều thời gian, vì thế giáo viên không đủ thời gian tổng kết kiến thức cho học sinh, -Không phải bài học nào cũng học theo nhóm. Dó đó, để việc tổ chức dạy học phân môn Luyện từ và câu đạt hiệu quả nhất thì giáo viên cần biết dựa vào các điều kiện thực tế và kết hợp các phương pháp dạy học với nhau như: đàm thoại, thuyết trình, giảng giải,. Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện, tôi nhận thấy rằng việc thực hiện áp dụng các phương pháp dạy học theo định hướng mới là cần thiết và phù hợp với xu thế hiện nay, song việc hài lòng ngay với thực tại sẽ không đem lại hiệu quả dài lâu. Bởi vì trong thực tế khách quan, cái mới luôn nảy sinh và phát triển, đòi hỏi ta phải thay đổi để có sự thích ứng phù hợp. 2)Phạm vi sử dụng: Đây là những nội dung và biện pháp mà tôi đã nghiên cứu và được áp dụng trong quá trình giảng dạy thực tiễn tại đơn vị. Tôi hi vọng nội dung đề tài này sẽ được các anh chị ở các đơn vị trong Huyện thử nghiệm và đóng góp ý kiến để ngày càng hoàn thiện hơn nữa. IV/Phụ lục Các Tư liệu tham khảo: 1)Sách Tiếng Việt lớp 5, tập 1-2.NXB Giáo dục-XB năm 2006. 2)Sách giáo viên Tiếng Viêt lớp 5, tập 1-2. NXB Giáo dục –XB năm 2006. 3)Tạp chí “Giáo dục Tiểu học” Tập 8 –NXB Giáo dục . 4)Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học- Chu kì III (2003-2007) -Tập 1.NXB Giáo dục-XB năm 2005. Ngày 05 tháng 5 năm 2009. Người thực hiện Lê Thị Kim Ngân

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem(1).doc
Giáo án liên quan