Tình hình kinh tế- xã hội 02 tháng đầu năm 2010

Hoạt động sản xuất, kinh doanh 2 tháng đầu năm đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Canh Dần. Ngay sau thời gian nghỉ Tết, các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên cả nước đã khẩn trương triển khai công việc, tạo khí thế thi đua sôi nổi nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2010. Kết quả 2 tháng đầu năm của các ngành và lĩnh vực cụ thể như sau:

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình kinh tế- xã hội 02 tháng đầu năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến vì công việc 158,2 nghìn lượt người, tăng 47%; thăm thân nhân đạt 128,5 nghìn lượt người, giảm 0,6%. Khách quốc tế đến nước ta bằng đường  không đạt 696,6 nghìn lượt người, tăng 16,4%; đường biển 9 nghìn lượt người, giảm 13,4%, đường bộ 172,1 nghìn lượt người, tăng 115,7%. Hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng khách đến nước ta lớn trong 2 tháng đầu năm đều tăng cao so với cùng kỳ năm 2009, trong đó Trung Quốc 137,5 nghìn lượt người, tăng 90,8%; Hàn Quốc 87,3 nghìn lượt người, tăng  24,4%; Nhật Bản 71,2 nghìn lượt người, tăng 5,8%; Đài Loan 58,1 nghìn lượt người, tăng 17,8%; Ôx-trây-li-a 58 nghìn lượt người, tăng 17,2%; Pháp 35 nghìn lượt người, tăng 12%; Thái Lan 35 nghìn lượt người, tăng 36,9%; Cam-pu-chia 32,6 nghìn lượt người, tăng 109,6%; Ma-lai-xi-a 29 nghìn lượt người, tăng 11,4%. Khách quốc tế đến Việt Nam Một số vấn đề xã hội Tình hình đón Tết Nguyên đán Canh Dần Tết Nguyên đán Canh Dần năm nay có số ngày nghỉ dài, nhu cầu đi lại, thăm thân, du lịch của nhân dân tăng cao hơn so với các năm trước, song được sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành nên nhân dân cả nước đã đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.   Thực hiện Chỉ thị 2008/CT-TTg ngày 01/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bình ổn thị trường và phục vụ Tết Canh Dần 2010, chính quyền các cấp trong cả nước đã tập trung thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá nhằm đảm bảo đủ nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân cư; đồng thời thực hiện bình ổn thị trường và đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Trong đó, thành phố Hà Nội đã tạm ứng vốn cho 12 doanh nghiệp với số tiền 250 tỷ đồng không tính lãi để dự trữ hàng hoá thiết yếu, không để sốt giá, khan hàng; thành phố Hồ Chí Minh ứng 400 tỷ đồng cho 13 doanh nghiệp. Đặc biệt, để hỗ trợ nhân dân các địa phương trong dịp Tết Nguyên đán và thời kỳ giáp hạt, trong những ngày giáp Tết, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 16 tỉnh với tổng số 36 nghìn tấn gạo. Thực hiện Quyết định số 61/QĐ-CTN ngày 15/01/2010 của Chủ tịch nước về việc tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Dần năm 2010 và Công văn số 222/LĐTBXH-NCC ngày 21/01/2010 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn về việc tặng quà cho các đối tượng chính sách xã hội và người có công với cách mạng, ngay từ trong Tết, các địa phương đã tiến hành rà soát, lập danh sách các đối tượng tặng quà và đã tổ chức đi thăm hỏi, tặng quà đầy đủ. Cũng trong những ngày giáp Tết, nhiều đoàn đại biểu do các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dẫn đầu đã đến thăm hỏi và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương. Lãnh đạo chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội và các doanh nghiệp ở từng địa phương cũng đã tổ chức thăm và trao quà tết cho các đồng chí lão thành cách mạng; các chiến sĩ nơi hải đảo, biên giới; các gia đình thương binh, bệnh binh; thân nhân liệt sỹ; gia đình có công với cách mạng; các gia đình thuộc diện chính sách; gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và đồng bào sinh sống tại vùng cao, vùng sâu, vùng xa; đồng thời tổ chức tốt việc trợ cấp cho các hộ nghèo đón Tết.   Dịp Tết Nguyên đán năm nay, nhiều chương trình, hoạt động văn hóa, văn nghệ, du lịch, thể dục thể thao “Mừng Đảng - Mừng Xuân Canh Dần 2010” đã được tổ chức sôi nổi, phong phú tại các địa phương như:Hội chợ xuân 2010 tổ chức tại Hà Nội; Lễ hội đường hoa Nguyễn Huệ, Hội hoa Tao Đàn và ngày Hội bánh tét tại thành phố Hồ Chí Minh; Hội báo Xuân Canh Dần tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của 68 cơ quan báo chí; Lễ hội xuân Thăng Long-Hà Nội; Lễ hội văn hoá xuân tại thị xã Cao Lãnh, Đồng Tháp với chủ đề “Hà Nội-Ngàn năm văn hiến, Đồng Tháp-Trăm năm sen vàng’’... Nhiều địa phương đã tổ chức bắn pháo hoa đêm giao thừa và biểu diễn văn hoá, nghệ thuật phục vụ nhân dân đón Tết. Thiếu đói trong nông dân Theo báo cáo sơ bộ từ các địa phương, trong kỳ từ 21/01/2010 đến 22/02/2010, cả nước có 103,3 nghìn hộ thiếu đói với 390,8 nghìn nhân khẩu thiếu đói, chiếm 0,9% tổng số hộ và chiếm 0,8% tổng số nhân khẩu nông nghiệp. Tình trạng thiếu đói tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên. Tình hình dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm Trong tháng 02/2010 đã phát hiện thêm 73 trường hợp dương tính với cúm A (H1N1), trong đó 05 người đã tử vong. Tính từ trường hợp đầu tiên được phát hiện đến ngày 19/02/2010, cả nước đã có 11187 trường hợp nhiễm cúm A (H1N1), trong đó 58 người đã tử vong. Số trường hợp nhiễm HIV được phát hiện thêm trong tháng là 1,2 nghìn trường hợp, nâng tổng số người nhiễm HIV trong cả nước tính đến 20/02/2010 lên 206,6 nghìn người, trong đó 81,1 nghìn trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 44,9 nghìn người đã tử vong do AIDS. Trong tháng trên địa bàn cả nước đã xảy ra 6 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể với 354 trường hợp bị ngộ độc tại Lào Cai, Hà Giang, Bình Thuận và Ninh Thuận. Tính chung 2 tháng đầu năm, cả nước đã xảy ra 14 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể với 577 trường hợp bị ngộ độc, trong đó 12 người đã tử vong. Tai nạn giao thông Trong tháng 01/2010, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 4,3 nghìn vụ tai nạn giao thông, làm chết 977 người và làm bị thương 3,8 nghìn người. So với cùng kỳ năm 2009, số vụ tai nạn giao thông giảm 10,5%, số người chết giảm 19,7%, số người bị thương giảm 19,6%. So với tháng trước, số vụ tai nạn giao thông tăng 4,3%, số người chết giảm 6,3%, số người bị thương tăng 5,8%. Tai nạn giao thông đường bộ vẫn là chủ yếu với số vụ tai nạn chiếm 98,6% tổng số vụ; số người chết chiếm 96,6%; số người bị thương chiếm 99,3%. Bình quân một ngày trong tháng 01/2010, trên địa bàn cả nước xảy ra 140 vụ tai nạn giao thông, làm chết 32 người và làm bị thương 122 người. So với cùng kỳ năm 2009, số vụ tai nạn giao thông bình quân một ngày giảm 16 vụ, số người chết giảm 8 người và số người bị thương giảm 30 người. Tuy nhiên, trong 6 ngày Tết Canh Dần (từ 30 tháng Chạp đến 5 tháng Giêng), trên địa bàn cả nước đã xảy ra 397 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 287 người, làm bị thương 425 người; 6 vụ tai nạn đường sắt, làm chết 5 người và 4 vụ tai nạn đường thuỷ, làm chết 5 người. Bình quân 1 ngày có gần 50 người chết do tai nạn giao thông. Dự kiến sơ bộ một số chỉ tiêu chủ yếu quý I/2010 Trên cơ sở kết quả sản xuất, kinh doanh của nước ta 2 tháng đầu năm, cũng như những yếu tố thuận lợi và khó khăn trong thời gian tới, Tổng cục Thống kê dự kiến sơ bộ một số chỉ tiêu chủ yếu quý I/2010 như sau: - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2010 theo giá so sánh dự kiến tăng khoảng 5,7-5,9% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều so với mức tăng 3,1% của quý I/2009. Tốc độ tăng trưởng GDP quý I năm nay dự kiến cao hơn quý I/2009 là do nền kinh tế nước ta đang phục hồi, đồng thời quý I/2009 cũng là quý có tốc độ tăng trưởng thấp do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.   - Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản quý I/2010 theo giá so sánh 1994 dự kiến tăng 5,6-5,8% so với quý I/2009. - Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2010 theo giá so sánh 1994 dự kiến tăng 13,5-13,8% so với quý I/2009. - Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ theo giá thực tế quý I/2010 dự kiến tăng khoảng 24% so với quý I/2009. - Kim ngạch xuất khẩu quý I/2010 dự kiến đạt 14,2 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu quý I dự kiến 16,8 tỷ USD. Nhập siêu quý I/2010 khoảng 2,6 tỷ USD, bằng 18,3% kim ngạch xuất khẩu.   Khái quát lại, kinh tế-xã hội 2 tháng đầu năm 2010 tuy bị ảnh hưởng của thời gian nghỉ Tết dài nhưng hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ đã đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán. Đời sống dân cư được quan tâm kịp thời. An ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong 2 tháng đầu năm, để hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất, kinh doanh quý I, tạo đà cho các quý tiếp theo, các ngành, các cấp trên cơ sở chương trình hành động cụ thể, cần tập trung làm tốt một số vấn đề chủ yếu sau đây: Một là, kịp thời có những giải pháp và chính sách tài chính, tiền tệ phù hợp, linh hoạt, đồng thời tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hoá, giá cả nhằm ngăn chặn lạm phát cao, đặc biệt trong bối cảnh giá điện tăng vào 01/3/2010, giá xăng tăng, giá lương thực và thực phẩm cũng như giá một số hàng hoá đã tăng và đứng ở mức cao sau Tết. Hai là, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra nhiều sản phẩm với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhanh chóng xây dựng kế hoạch phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để thúc đẩy sản xuất trong nước, kế hoạch đào tạo và thu hút lao động đáp ứng nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp hiện nay. Ba là, chăm sóc tốt lúa đông xuân; theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình hạn hán, sâu bệnh trên lúa và cây vụ đông để kịp thời áp dụng các biện pháp khắc phục hiệu quả. Chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Tăng cường giám sát việc thực hiện quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi, vật nuôi, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi để người chăn nuôi yên tâm mở rộng qui mô sản xuất. Bốn là, tăng kim ngạch xuất khẩu thông qua mở rộng sản xuất, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu và tăng cường hàm lượng giá trị tăng thêm của sản phẩm xuất khẩu. Đẩy mạnh khai thác những thị trường ngách, thị trường nhỏ nhưng chấp nhận mức giá cao và ưa chuộng các sản phẩm đặc thù. Gia tăng tỷ lệ nguyên phụ liệu trong nước tự đáp ứng được đối với những sản phẩm xuất khẩu phải nhập nguyên phụ liệu từ nước ngoài. Đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu mẫu mã, chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Năm là, tăng cường kiểm tra, chỉ đạo các địa phương tổ chức lễ hội tiết kiệm, an toàn. Khắc phục tình trạng lao động ở các khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế lớn nghỉ Tết kéo dài, không trở lại làm việc sau Tết. Tập trung chỉ đạo quyết liệt để hạn chế thấp nhất tai nạn giao thông. TỔNG CỤC THỐNG KÊ

File đính kèm:

  • docKTXH VN 2 thang dau nam 2010.doc
Giáo án liên quan