Văn minh thế giới thế kỷ XX

1. Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Liên Xô

Đầu thế kỉ XX, nước Nga là nơi chứa đựng những mâu thuẫn gay gắt của thế giới: mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản, giữa địa chủ với nông dân, giữa chế độ của đế quốc Nga hoàng với các dân tộc thuộc địa, giữa đế quốc Nga với các đế quốc khác. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đẩy các mâu thuẫn đó tới cực điểm.

Tháng 2-1917 đã nổ ra cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở Nga. Cuộc cách mạng tháng 2/1917 đã lật đổ chế độ chuyên chế của Nga hoàng, nước Nga trở thành một nước Cộng hòa tư sản. Thắng lợi này có ý nghĩa rất to lớn đối với lịch sử nước Nga.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn minh thế giới thế kỷ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xạ, làm người ta phải có những cách nhìn khác. Năm 1911, một nhà bác học người Anh là E.Rơdơpho đã tiến hành thí nghiệm bắn phá nguyên tử. Thí nghiệm của E.Rơdơpho đã chứng minh nguyên tử không phải đặc mà có rất nhiều khoảng trống. Từ kết quả của thí nghiệm đó, học trò của E.Rơdơpho là Ninxơ Bo đã đưa ra lí thuyết về mẫu hành tinh nguyên tử. Theo Ninxơ Bo, các nguyên tử có một nhân ở giữa, xung quanh có các điện tử chuyển động theo một quĩ đạo nhất định như các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời. Một sự tương đồng giữa thế giới vi mô với thế giới vĩ mô. Năm 1932, con người còn phát hiện ra hạt nhân nguyên tử cũng chưa phải là thành phần nhỏ nhất của vật chất. Hạt nhân nguyên tử còn gồm có prôtôn và nơtrôn. Năm 1934, Phêđơric và Iren Quyri (con rể và con gái của nhà bác học Mari Quyri) đã phát hiện ra hiện tượng phóng xạ nhân tạo và chất đồng vị phóng xạ. Năm 1938-1939, các nhà bác học Ôttô Han, Lida Metne (Đức), Enricô Phecmi (Italia) và Giôliô Quyri (Pháp) đã cùng phát hiện ra hiện tượng phản ứng dây chuyền phá vỡ hạt nhân urani. Từ đó, năm 1942 Enricô Phecmi đã xây dựng được lò phản ứng hạt nhân đầu tiên trên thế giới ngay dưới khán đài sân vận động của trường đại học Sicagô. Thuyết tương đối của Anbe Anhxtanh đã làm một cuộc cách mạng thực sự của vật lí hiện đại. Khi mới được công bố, nhiều người cho đây là một lí thuyết điên khùng. Ngay cả một số nhà bác học lớn tuổi thời đó cũng không hiểu nổi lí thuyết của Anhxtanh. Nhưng với thời gian, nhiều sự kiện thực nghiệm càng ngày càng chứng minh lí thuyết của Anhxtanh là đúng đắn. Lí thuyết này không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực như vật lí hạt nhân, kĩ thuật máy gia tốc, vật lí thiên văn hiện đại. Có thể nói rất nhiều các phát minh lớn về vật lí của thế kỉ XX đều có liên quan đến lí thuyết của Anhxtanh. Trong lĩnh vực hóa học, sinh học... cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những thành tựu về khoa học cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã đưa và sử dụng như điện tín, điện thoại, ra đa, máy bay, phim có âm thanh... Chiến tranh thế giới và sự phá hoại văn minh nhân loại Từ thời cổ đại tới nay, con người đã trải qua hàng ngàn cuộc chiến tranh. Một nhà khoa học người Thuỵ Sĩ là Giăng Giắc Baben còn dùng máy tính điện tử và đưa ra con số là 14513 cuộc chiến tranh lớn nhỏ với số người thiệt mạng là 3,6 tỉ người. Tất nhiên đây không phải là con số chính xác nhưng cũng làm chúng ta khủng khiếp. Chiến tranh là một hiện tượng thảm hoạ phức tạp. Có cuộc chiến vì nguyên nhân kinh tế, có cuộc chiến lại vì nguyên nhân tôn giáo hay xung đột sắc tộc. Có những cuộc chiến nhằm tranh cướp nhau quyền lợi giữa những cường quốc, có những cuộc chiến để bảo vệ quyền bình đẳng của một dân tộc nhỏ chống lại sự áp bức của các cường quốc lợi dụng thế mạnh của mình để đi ăn cướp. Thực tế đó cho ta thấy cần phân biệt hai loại chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa. Cuộc chiến tranh của dân tộc Việt Nam 30 năm qua (1945-1975) để bảo vệ độc lập của dân tộc mình là một cuộc chiến tranh chính nghĩa. Sức mạnh của khoa học kĩ thuật của thế kỉ XX nếu được sự dụng phục vụ loài người thì nó sẽ đem lại những kết quả vĩ đại, nhưng nếu đem sức mạnh đó để phục vụ chiến tranh nó cũng gây ra những hậu quả khủng khiếp. Sang thế kỉ XX, sự giao lưu ngày càng mang tính chất toàn cầu thì chiến tranh nếu xảy ra cũng mang tính chất toàn cầu. Loài người đã phải trải qua tai hoạ của 2 cuộc chiến tranh thế giới với sự tàn phá khủng khiếp. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất: 8 triệu binh sĩ bị chết, 15 triệu người bị thương nặng, trong đó 7 triệu người bị tàn phế suốt đời, đa số những người này lại đang ở độ tuổi thanh xuân, lực lượng lao động chính. Chiến tranh còn gây ra nạn đói, bệnh tật và dân thường cũng phải chịu thảm hoạ. Nếu kể cả dân thường thì chiến tranh thế giới I đã gây thương vong cho khoảng 33 triệu người kể cả binh lính và dân thường. Thiệt hại về vật chất khoảng 260 tỉ USD. Chi phí quân sự trực tiếp của các nước tham chiến khoảng 208 tỉ USD. Mức tăng trưởng của Châu Âu bị chiến tranh thế giới I làm chậm lại khoảng 8 năm. Tác hại của chiến tranh thế giới II còn lớn hơn nhiều. Hơn 60 triệu người chết trong đó: Liên Xô 27 triệu, Trung Quốc 13,5 triệu, Ba Lan 6 triệu, Đức 7,3 triệu, Nhật 2,1 triệu, Nam Tư 1,6 triệu... 6 triệu người Do Thái bị bọn phát xít Đức tàn sát. Về vật chất, các nước tham chiến đã chi khoảng 1 384 tỉ USD. Thiệt hại do chiến tranh tàn phá toàn thế giới thì không tính nổi. Riêng Liên Xô 1 710 thành phố, 70 000 làng, 32 000 nhà máy bị tàn phá hoặc thiêu huỷ. Ở Nhật, 70 thành phố bị không quân Mĩ oanh kích trong đó có 2 thành phố bị ném bom nguyên tử. Thiệt hại do bọn phát xít Đức gây ra ở Châu Âu không thống kê nổi. Những thiệt hại về văn hóa, văn minh cũng rất nặng nề. Quân đội của bọn phát xít Hitle giết người bằng những hình thức man rợ. Sau hai cuộc chiến tranh thế giới, loài người lại phải trải qua hơn 40 năm căng thẳng của thời kì “chiến tranh lạnh” với những cuộc chạy đua vũ trang cực kì tốn kém. Trong và sau thời kì “chiến tranh lạnh”, những cuộc chiến tranh khu vực như chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Trung Đông, chiến tranh vùng Vịnh... vẫn nổ ra. Đấy là chưa kể những cuộc chiến tranh sắc tộc, chiến tranh tôn giáo ở Châu Phi. “Chiến tranh lạnh” chấm dứt đã hơn 10 năm nhưng ở nhiều nơi vẫn chưa ngưng tiếng súng. An ninh của toàn nhân loại vẫn còn luôn bị đe doạ bởi một cuộc chiến tranh với đủ loại vũ khí giết người hàng loạt. Bảo vệ hòa bình, bảo vệ nền văn minh vẫn luôn là mục tiêu chung của nhân dân toàn thế giới. Văn minh thế giới nữa sau thế kỷ XX 1. Nguồn gốc của cuộc cách mạng Khoa học kĩ thuật lần 2 Từ những năm 40 của thế kỉ XX, loài người đang bước vào một cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần 2. Cuộc cách mạng này tới những năm 70 của thế kỉ XX được gọi là cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra do những lí do sau: Do những nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người càng ngày càng tăng cao, dân số tăng nhanh, trong khi đó các nguồn tài nguyên thiên nhiên cứ vơi cạn dần, điều đó đòi hỏi con người phải tìm ra các nguồn năng lượng mới, các loại vật liệu mới. Trong chiến tranh thế giới II, các bên tham chiến đều tìm cách tăng tính cơ động của binh lính, tăng khả năng theo dõi đối phương... điều đó cũng góp phần thúc đẩy khoa học kĩ thuật phát triển. Những thành tựu của khoa học kĩ thuật thế kỉ XIX cũng tạo tiền đề cho cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần này. Nếu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật thế kỉ XVIII diễn ra chủ yếu với nội dung cơ khí hóa, thì cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần này diễn ra trong mọi ngành khoa học cơ bản và trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần này là có sự gắn bó chặt chẽ giữa khoa học với kĩ thuật. Khoa học đi trước mở đường cho sản xuất. Khoảng cách từ phát minh khoa học đến việc áp dụng phát minh đó vào sản xuất để thu hiệu quả kinh tế ngày càng rút ngắn. Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần này được gọi là cuộc cách mạng công nghệ. Công nghệ bao hàm cả kĩ thuật, các kĩ năng quản lí, tổ chức, khả năng tiếp cận thông tin, khả năng tài chính, khả năng tiếp thị... Người ta thống nhất công nghệ về một lĩnh vực nào đó thể hiện qua 4 nội dung sau: - Phần thiết bị cơ sở hạ tầng, thiết bị máy móc. - Phần con người đội ngũ nhân lực để vận hành, điều khiển, quản lí thiết bị. - Phần thông tin khả năng thu thập, xử lí thông tin. - Phần quản lí, tổ chức các hoạt động tạo lập mạng lưới, tuyển dụng nhân lực, trả lương… 2. Những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ nửa sau thế kỉ XX Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã đạt được những thành tựu kì diệu trong mọi ngành khoa học cơ bản và trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, rõ nét nhất là trong các ngành điện tử - tin học, năng lượng mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học, kĩ thuật lade, khoa học vũ trụ. Máy tính và rôbôt là những sản phẩm tiêu biểu của công nghệ điện tử - tin học. Từ những chiếc máy vi tính (computer) đầu tiên ra đời vào năm 1946 đến nay, máy tính đã trải qua bốn thế hệ. Từ những chiếc máy tính điện tử đầu tiên sử dụng bóng đèn điện tử chân không, rồi chất bán dẫn, vi mạch (mạch tích hợp IC - Integrated Circuit), vi mạch với độ tích hợp cao. Từ máy tính điện tử dẫn tới sự kết nối Internet, tạo ra mạng thông tin toàn cầu với khả năng trao đổi thông tin cực nhanh, giá rẻ. Đội ngũ rôbôt công nghiệp ngày càng đông đảo, thông minh hơn và lĩnh vực tham gia hoạt động đang ngày càng mở rộng. Nhiều loại vật liệu mới ra đời trong hoàn cảnh vật liệu thiên nhiên ngày càng vơi cạn dần. Những loại vật liệu mới này còn có những tính năng hơn hẳn vật liệu tự nhiên như siêu bền, siêu cứng, siêu nhẹ... Tên các loại vật liệu mới như composit, polyme, silic, sợi cáp quang... ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều loại năng lượng mới đã được con người sử dụng để biến thành điện năng như năng lượng nguyên tử, năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió... Tia lade (laser) mới được phát minh ra từ những năm 60 của thế kỉ XX nhưng đến nay đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, từ quân sự, thiên văn, y học, công nghệ in, thông tin liên lạc... Công nghệ sinh học đã đạt được nhiều thành tựu đáng kinh ngạc. Công nghệ sinh học tập trung vào bốn lĩnh vực: công nghệ gien, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, công nghệ enzim. Nhờ công nghệ sinh học, người ta đã tạo ra nhiều giống cây, con mới với những đặc tính ưu điểm khác hẳn các giống trong tự nhiên; nhiều loại dược phẩm mới ra đời, nhiều loại chất xúc tác mới xuất hiện... Trong nghiên cứu vũ trụ, con người đã tiến những bước dài mà đi đầu là hai nước Liên Xô và Mĩ. Các tàu vũ trụ của Liên Xô và Mĩ đã đi thăm dò những hành tinh xa xôi ngoài Trái Đất. Liên Xô, Mĩ và giờ đây đang thêm nhiều nước khác đã phóng các vệ tinh nhân tạo đáp ứng nhu cầu truyền hình, thông tin toàn cầu, điều tra tài nguyên, dự báo thời tiết, mạng định vị qua vệ tinh... (Nguồn: - “Lịch sử văn minh thế giới” Tác giả: Vũ Dương Ninh - Nguyễn Gia Phu Nguyễn Quốc Hùng - Đinh Ngọc Bảo Nhà xuất bản Giáo dục - “Lịch sử văn minh thế giới” Biên soạn: Đoàn Trung)

File đính kèm:

  • docVan minh the gioi the ky XX.doc
Giáo án liên quan