Tìm hiểu về Nhà Nguyễn

Thời kì các chúa Nguyễn

Người khởi đầu cho sự nghiệp của nhà Nguyễn là Nguyễn Kim (1468 - 1545). Khi nhà Hậu Lê bị nhà Mạc cướp ngôi vào năm 1527, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa để chống lại nhà Mạc. Sau đó Nguyễn Kim còn kiếm được một người con của vua Lê Chiêu Tông lập lên ngôi để nối tiếp nhà Lê, là vua Lê Trang Tông. Nhờ công này, Nguyễn Kim được vua phong chức Quốc công, trông coi tất cả quân đội. Nguyễn Kim sau bị người nhà Mạc dùng thuốc độc giết. Nguyễn Kim có hai người con trai là: Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng đều được phong chức Quận công, nhưng binh quyền lọt vào tay người anh rể là Trịnh Kiểm. Trịnh Kiểm nắm quyền chỉ huy quân đội, trông coi tất cả mọi việc trong triều đình. Để giảm bớt quyền lực của họ Nguyễn, Trịnh Kiểm giết Nguyễn Uông. Lo sợ cho chính mình, Nguyễn Hoàng xin vào trấn đất Thuận Hóa, về sau được Trịnh Kiểm giao quyền cai quản luôn cả Quảng Nam, tức là miền nam của Việt Nam lúc đó (phần đất thuộc các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam bây giờ), vào năm 1558 để tránh xa Chúa Trịnh.

Từ đó Nguyễn Hoàng lập nên căn cứ của mình tại phương nam, mở rộng ranh giới bằng cách xâm lấn đất đai của Chiêm Thành, Lào, Chân Lạp, gây sức ép với các vua của Đế quốc Khmer để họ nhường đất của xứ Phù Nam cũ (tức là miền Nam Việt Nam bây giờ). Tuy nhiên, các chúa Nguyễn lúc đó về hình thức vẫn thần phục vua Lê và cũng chỉ xưng "Chúa" (Chúa Nguyễn). Nguyễn Hoàng (sau được tôn là Chúa Tiên) là người mở đầu cho việc xây dựng cơ nghiệp họ Nguyễn ở phương nam.

 

doc36 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về Nhà Nguyễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thế của tập đoàn phong kiến tối phản động trong nước có tư bản nước ngoài ủng hộ". Ông Lâm cũng cho rằng nhà Nguyễn "là 1 nhà nước quân chủ chuyên chế tuyệt đối, tập trung cao độ với 1 chế độ chính trị lạc hậu, phản động". "Mọi chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội triều Nguyễn ban hành đều nhằm mục đích duy nhất là bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho tập đoàn phong kiến nhà Nguyễn"... và các biện pháp khai hoang hay mộ dân lập ấp đều "xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị". "Để duy trì chế độ xã hội thối nát nhằm bảo vệ đặc quyền đặc lợi, phong kiến nhà Nguyễn ra sức củng cố trật tự bằng mọi cách." "Đối nội, chúng ra sức đàn áp khủng bố các phong trào của quần chúng" và "Đối ngoại, chúng ra sức đẩy mạnh thủ đoạn xâm lược đối với các nước láng giềng như Cao Miên, Lào làm cho quân lực bị tổn thất, tài chính quốc gia và tài lực nhân dân bị khánh kiệt. Còn đối với các nước tư bản phương Tây thì chúng thi hành ngày một thêm gắt gao chính sách bế quan toả cảng và cấm đạo, giết đạo..." "Với những chính sách phản động nói trên, nước Việt Nam đã suy yếu về mọi mặt và trở thành miếng mồi ngon đối với các nước tư bản phương Tây". Lý giải về thái độ đánh giá trên, giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng: "nguyên do sâu xa của vấn đề này là do bối cảnh chính trị của đất nước (Việt Nam) thời bấy giờ và cách vận dụng phương pháp luận sử học của các nhà nghiên cứu"... "Khuynh hướng này phát triển ở miền Bắc (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) trong thời gian từ 1954 phản ánh trên một số luận văn trên tạp chí Văn sử địa, Đại học sư phạm, Nghiên cứu lịch sử và biểu thị tập trong những bộ lịch sử, lịch sử văn học, lịch sử tư tưởng Việt Nam...". Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu cũng có ý kiến tương tự, cho rằng do chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam mà các nhà biên soạn sách đã có thái độ khắt khe với nhà Nguyễn.[137]. Theo Nguyễn Đình Đầu, việc dùng những khái niệm như đấu tranh giai cấp, giai cấp địa chủ, giai cấp nông dân, giai cấp phong kiến, tập đoàn thống trị, chiến tranh Cách mạng, tước đoạt tư liệu sản xuất, bóc lột sức lao động... lên xã hội nông nghiệp phương Đông trong sách Lịch sử Việt Nam do Viện Khoa học Xã hội của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà biên soạn là gượng ép. Nhà sử học Dương Trung Quốc thì tin là bởi "Bối cảnh chính trị của cuộc cách mạng “phản đế- phản phong” cùng lập trường đấu tranh giai cấp và cải tạo xã hội chủ nghĩa đã kéo dài sự đánh giá một sắc màu tiêu cực về nhà Nguyễn...". Ông cũng cho rằng "Sử học là một khoa học, nhưng nó cũng không thể không mang màu sắc chính trị." và "Trong nhận thức ấy, xin đừng trách nền sử học một thời đã từng lên án nhà Nguyễn với những đánh giá mà ngày nay ta thấy thiếu sự công bằng." Giáo sư Trần Quốc Vượng là người sớm nhất đưa ra một đánh giá sáng sủa hơn trên tờ “Sông Hương” (Huế) vào năm 1987 "Tôi không thích nhà làm sử cứ theo ý chủ quan của mình, và từ chỗ đứng của thời đại mình mà chửi tràn chửi lấp toàn bộ nhà Nguyễn cho sướng miệng và ra vẻ có lập trường. Có thời nhà Nguyễn chúng ta mới có một Việt Nam hoàn chỉnh như ngày nay". Hiện nay, theo giáo sư Phan Huy Lê, "cần thiết phải khẳng định công lao của các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong việc mở mang bờ cõi, thống nhất đất nước, phát triển giáo dục, văn hóa. Những gì được coi là “tội” của các vua chúa Nguyễn cũng phải được xem xét lại cho thật công bằng". Và giáo sư Phan Huy Lê cũng đặt câu hỏi "việc Nguyễn Ánh “diệt” Nguyễn Lữ, Nguyễn Nhạc, Quang Toản có phải là phản tiến bộ hay không, khi mà những chính quyền này đã suy yếu và mất lòng dân?". Giáo sư cũng cho rằng "sau Cách mạng tháng Tám-1945 cho đến 1975, trong thời kỳ chiến tranh, công việc nghiên cứu nói chung có bị hạn chế, số lượng công trình nghiên cứu không nhiều. Và cơ bản nhất là đã xuất hiện một khuynh hướng phê phán gay gắt các chúa Nguyễn, đặc biệt là vương triều Nguyễn: chia cắt đất nước, cầu viện ngoại bang, đầu hàng thực dân xâm lược... Thời kỳ nhà Nguyễn bị đánh giá là thời kỳ chuyên chế phản động nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Khuynh hướng đó gần như trở thành quan điểm chính thống trong biên soạn sách giáo khoa đại học và phổ thông." và giai đoạn này "là thời kỳ mà nền sử học Mácxít đang hình thành nên sự ấu trĩ, giáo điều, công thức buổi đầu là không tránh khỏi. Không chỉ nhà Nguyễn mà nhà Mạc, nhà Hồ cũng chịu cái nhìn thiếu khách quan, công bằng tương tự..." Nhà thơ Nguyễn Duy đã có ý kiến:"Cho đến bây giờ, nhiều người biết rằng nhà Nguyễn có công lớn đối với nước nhà, nhưng không hiểu tại sao và từ lúc nào, lại bị biến dạng, bị hạ thấp một cách oan sai về thang bậc giá trị lịch sử và văn hoá." Cũng theo Giáo sư Phan Huy Lê thì các nhà sử học tham gia hội thảo quốc gia về "Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX" năm 2008 đều nhận thấy "sự phê phán, lên án đến mức độ gần như phủ định mọi thành tựu của thời kỳ các chúa Nguyễn và triều Nguyễn trước đây là quá bất công, thiếu khách quan, nhất là khi đưa vào nội dung sách giáo khoa phổ thông để phổ cập trong lớp trẻ và xã hội... các nhà sử học dĩ nhiên có trách nhiệm của mình trong vận dụng phương pháp luận sử học chưa được khách quan, trung thực." Các vua và thế phả Các vua nhà Nguyễn Miếu hiệu Thụy hiệu Tên Năm Niên hiệu Lăng Thế Tổ Cao Hoàng Đế Nguyễn Phúc Ánh 1802-1820 嘉隆 Gia Long Thiên Thọ Lăng Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế Nguyễn Phúc Đảm 1820-1841 明命 Minh Mạng Hiếu Lăng Hiến Tổ Chương Hoàng Đế Nguyễn Phúc Miên Tông 1841-1847 紹治 Thiệu Trị Xương Lăng Dực Tông Anh Hoàng Đế Nguyễn Phúc Hồng Nhậm 1847-1883 嗣德 Tự Đức Khiêm Lăng Cung Tông Huệ Hoàng Đế Nguyễn Phúc Ưng Ái 1883 育德 Dục Đức An Lăng Nguyễn Phúc Hồng Dật 1883 協和 Hiệp Hòa Giản Tông Nghị Hoàng Đế Nguyễn Phúc Ưng Đăng 1883-1884 建福 Kiến Phúc Nguyễn Phúc Ưng Lịch 1884-1885 咸宜 Hàm Nghi Cảnh Tông Thuần Hoàng Đế Nguyễn Phúc Ưng Kỷ 1885-1889 同慶 Đồng Khánh Tư Lăng Nguyễn Phúc Bửu Lân 1889-1907 成泰 Thành Thái An Lăng Nguyễn Phúc Vĩnh San 1907-1916 維新 Duy Tân An Lăng Hoằng Tông Tuyên Hoàng Đế Nguyễn Phúc Bửu Đảo 1916-1925 啟定 Khải Định Ứng Lăng Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy 1926-1945 保大 Bảo Đại Vua Gia Long sinh năm 1762, mất năm 1820, là con trai thứ ba của Nguyễn Phúc Luân, lên ngôi năm 1802, có 13 con trai và 18 con gái. Vua Gia Long cũng là người đặt tên nước là Việt Nam. Vua Minh Mạng sinh năm 1791, mất năm 1841, là con trai thứ tư của vua Gia Long, lên ngôi năm 1820 (ngày 1 tháng giêng âm lịch) vì người anh cả là hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh lúc đó đã chết (các anh thứ hai và thứ ba chết lúc còn nhỏ), có 78 con trai và 64 con gái. Vua Minh Mạng cũng là người đặt tên nước là Đại Nam. Vua Thiệu Trị sinh năm 1807, mất năm 1847, là con trai lớn của vua Minh Mạng, lên ngôi năm 1841 (ngày 1 tháng giêng âm lịch), có 29 con trai và 35 con gái. Vua Tự Đức sinh năm 1829, mất năm 1883, là con trai thứ hai của vua Thiệu Trị, lên ngôi năm 1847, vì không có con nên nuôi 3 người cháu. Cả ba sau đều lên làm vua: Dục Đức, Đồng Khánh và Kiến Phúc. Vua Dục Đức sinh năm 1852, mất năm 1883, là con trai trưởng (con nuôi) của vua Tự Đức, lên ngôi ngày 20 tháng 7 năm 1883 nhưng 3 ngày sau bị Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết truất phế rồi giết chết, có 11 con trai và 8 con gái. Dục Đức, vì ở trên ngôi có 3 ngày, không có thời giờ chọn niên hiệu; Dục Đức là tên của dinh thự của vị vua này. Miếu hiệu và thụy hiệu về sau mới được tôn xưng. Vua Hiệp Hòa sinh năm 1847, mất năm 1883, là con trai thứ 29 của vua Thiệu Trị (tức là em của vua Tự Đức), lên ngôi ngày 30 tháng 7 năm 1883 nhưng 4 tháng sau bị Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết giết chết, không có con. Vua Kiến Phúc sinh năm 1869, mất năm 1884, là con trai thứ ba (con nuôi) của vua Tự Đức, lên ngôi ngày 2 tháng 12 năm 1883 nhưng 8 tháng sau thì bị bệnh rồi chết, mọi việc đều được lo bởi Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, không có con. Vua Hàm Nghi sinh năm 1872, mất năm 1943, là cháu gọi vua Tự Đức là chú (có cùng cha với vua Đồng Khánh nhưng vua Đồng Khánh là con nuôi của vua Tự Đức), lên ngôi năm 1884 nhưng bị Pháp truất phế 1 năm sau đó vì mưu lược chống họ, có 1 con trai và 2 con gái. Sau khi bị truất phế vua Hàm Nghi tiếp tục việc chống Pháp nhưng bị bắt vào năm 1888 và bị Pháp đày sang Algérie. Vua Đồng Khánh sinh năm 1864, mất năm 1889, là con trai thứ hai (con nuôi) của vua Tự Đức, lên ngôi năm 1885 nhưng sau 3 năm thì bị bệnh rồi chết, có 6 con trai và 3 con gái. Vua Thành Thái sinh năm 1879, mất năm 1955, là con trai thứ bảy của vua Dục Đức (người làm vua chỉ trong 3 ngày), lên ngôi năm 1889 nhưng bị Pháp truất phế vào năm 1907 vì chống lại họ, có 16 con trai và nhiều con gái. Vào năm 1916 vua Thành Thái (cùng con là vua Duy Tân) bị Pháp đày sang đảo Réunion, nhưng được đón trở lại Việt Nam vào năm 1947. Vua Duy Tân sinh năm 1899, mất năm 1945, là con trai thứ năm của vua Thành Thái, lên ngôi năm 1907 nhưng chỉ lo việc chống Pháp nên bị họ truất phế và đày sang đảo Réunion (cùng với cha là vua Thành Thái) vào năm 1916, có 3 con trai và 1 con gái. Vua Khải Định sinh năm 1885, mất năm 1925, là con trai trưởng của vua Đồng Khánh, lên ngôi năm 1916 với ý định hòa hoãn với Pháp, chỉ có 1 con trai. Vua Bảo Đại sinh năm 1913, mất năm 1997, là con trai độc nhất của vua Khải Định, lên ngôi năm 1926 trong khi đang du học tại Pháp nên về Việt Nam 6 năm sau đó, có 2 con trai và 3 con gái. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, triều đình hoàng đế Bảo Đại tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam. Nhà sử học Trần Trọng Kim được bổ làm Nội các Tổng trưởng, giao nhiệm vụ thành lập nội các vào ngày 17 tháng 4 và đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam. Vua Bảo Đại thoái vị ngày 30 tháng 8 năm 1945 và giữ chức "Cố vấn tối cao" cho chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới thành lập, nhưng chẳng bao lâu lại từ chức đi sống tại các nước ngoài. Bảo Đại trở lại Việt Nam với chức vụ Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam vào năm 1948 nhưng lại bị mất quyền sau một cuộc trưng cầu dân ý trong năm 1956.

File đính kèm:

  • docNHA NGUYEN.doc