.-Béo phì với lứa tuổi học đường
Một đứa trẻ được xem là béo phì, hay nặng cân quá khi trẻ có cân nặng hơn mức trung bình so với chiều cao cùng độ tuổi từ 20% trở lên. Khi sự mất cân bằng giữa cung và cầu (Nhu cầu cung cấp và sử dụng các chất tạo năng lượng cho cơ thể) ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của đứa trẻ thì gọi là bệnh.
Béo phì ngày càng gia tăng ở trẻ em lứa tuổi học đường, bệnh sẽ là nguyên nhân gây ra một số bệnh tim mạch, tiểu đường. ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của trẻ sau này.
Béo phì đã trở thành 1 vấn đề sức khỏe cộng đồng sau vấn đề suy dinh dưỡng ở các nước đang phat triển ( theo GS Hà Huy Khôi- Nguyên Viện trưởng Viên dinh dưỡng quôc gia đã cảnh báo từ 30 năm trước )
7 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 805 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về Béo phì ở trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Béo phì ở trẻ em
1.-Béo phì với lứa tuổi học đường
Một đứa trẻ được xem là béo phì, hay nặng cân quá khi trẻ có cân nặng hơn mức trung bình so với chiều cao cùng độ tuổi từ 20% trở lên. Khi sự mất cân bằng giữa cung và cầu (Nhu cầu cung cấp và sử dụng các chất tạo năng lượng cho cơ thể) ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của đứa trẻ thì gọi là bệnh.
Béo phì ngày càng gia tăng ở trẻ em lứa tuổi học đường, bệnh sẽ là nguyên nhân gây ra một số bệnh tim mạch, tiểu đường... ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của trẻ sau này.
Béo phì đã trở thành 1 vấn đề sức khỏe cộng đồng sau vấn đề suy dinh dưỡng ở các nước đang phat triển ( theo GS Hà Huy Khôi- Nguyên Viện trưởng Viên dinh dưỡng quôc gia đã cảnh báo từ 30 năm trước )
1.1- Nguyên nhân bệnh béo phì ở trẻ em
- Trước tiên là do yếu tố di truyền bẩm sinh, nguy cơ mắc chứng béo phì ở trẻ em tăng gấp 4 lần nếu một trong hai cha mẹ của trẻ bị béo phì và sẽ tăng gấp 8 lần nếu cả hai đều béo phì. Ban đầu căn bệnh này cũng có thể có nguồn gốc tâm lý; một em bé lúc đầu “ốm yếu”, được hưởng một sự bù đắp, bồi dưỡng bằng một sự ăn uống, tẩm bổ quá mức, kéo dài... có thể dẫn trẻ đến béo phì.
- Nguyên nhân rất quan trọng nữa là sự thiếu hoặc ít hoạt động thể lực, gây ra sự tồn đọng các chất sinh nhiệt lượng (carburants) dư thừa, tích lại dưới dạng các khối mỡ. Điều này thường thấy ở các trẻ em suốt ngày gắn mình vào tivi, máy vi tính...
- Thói quen ăn uống thiếu khoa học của gia đình đóng một vai trò rất quan trọng: các bữa ăn quá thịnh soạn, quá nhiều món thịt, cá, sơn hào, hải vị...
- Ngoài ra, nguyên nhân ít gặp là do các căn bệnh về nội tiết như sự hoạt động không tốt của các tuyến thượng thận hoặc tuyến giáp, hội chứng di truyền về nội tiết có tên là Prader-Willi.
1.2- Béo phì ảnh hưởng tâm lý và sức khỏe của trẻ
Các nguy cơ do bệnh béo phì gây ra ở trẻ em tùy mức độ có thể dẫn tới những bất lợi ít nhiều nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tương lai của trẻ.
- Điều bất lợi đầu tiên thuộc về lĩnh vực tâm lý – xã hội. Trẻ quá béo sẽ chịu đựng những “cái nhìn” thiếu thiện cảm của mọi người, điều có thể đưa tới một sự khó chịu, khổ tâm sâu sắc.
- Khi đến tuổi trưởng thành, các vấn đề liên quan đến sự rối loạn lipid (mỡ) sẽ xuất hiện bên cạnh những triệu chứng khác như: tăng cholesterol, mỡ máu cao (hypercholestérolémie) hoặc một sự tiết dư thừa quá mức chất insulin có thể dẫn đến tiểu đường sau này.
- Như vậy chứng béo phì ở trẻ em là nguồn gốc phát sinh các biến chứng nghiêm trọng ở tuổi trưởng thành: hội chứng tim mạch, bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn tuần hoàn não..., hô hấp, biến chứng chỉnh hình các chi dưới (complications orthpédiques)..., từ đó nhất thiết phải giảm một cách tuyệt đối, càng sớm càng tốt sự thừa cân của trẻ em.
1.3- Cách phát hiện, nhận biết béo phì ở trẻ em
Từ tuổi lên 2 hoặc 3 đã có thể phát hiện ra một sự tăng cân ở trẻ rồi. Tuy nhiên ở những trẻ hơi mập quá, cũng chưa đáng phải lo ngại. Cách phát hiện chính là nhờ sự theo dõi, giám sát đường cong đồ thị biểu diễn các chỉ số cơ thể (indice corporelle) của cơ thể. Chỉ số khối cơ thể (CKCT) được tính bằng công thức:
cân nặng (tính bằng kg)
CKCT =
Bình phương chiều cao (tính bằng met)
Đồ thị biểu diễn các chỉ số cơ thể (indice corporelle) của cơ thể trẻ em bình thường trong quần thể đã được các Nhà Khoa học tính sẵn. Khi vượt > 20 % là có vấn đề.
Hơn 50% trẻ em béo phì ở tuổi lên 6, sẽ vẫn béo phì ở tuổi trưởng thành; nếu trẻ vẫn bị béo phì ở tuổi lên 10 thì có đến 70-80% số cháu sẽ vẫn rơi vào tình trạng đó khi lớn lên.
1.4- Biện pháp chữa trị và đề phòng
Để ngăn chặn chứng béo phì ở trẻ em, cần tác động lên 2 lĩnh vực: lĩnh vực ăn và uống và lĩnh vực tiêu hao vật chất (dépeuse physique)- - tức là 2 mawij cung và cầu.
* Đối với vấn đề ăn uống, khó khăn đầu tiên của bác sĩ nhi khoa thường gặp là phải thuyết phục cha mẹ trẻ thay đổi cách nuôi dưỡng giúp trẻ giảm cân. Cha mẹ trẻ có thể tham khảo một số gợi ý sau:
- Tôn trọng một nhịp độ (rytsme) 4 bữa ăn/ngày (kể cả bữa ăn phụ, nhẹ (legouter) đầu buổi chiều, kiên quyết loại bỏ thói quen ăn vặt (gugnotage) quà, bánh kẹo...
- Tăng cường ăn rau quả, lý tưởng nhất là 5 trái cây, rau/ngày.
- Hạn chế các món ăn giàu protein (đạm) như thịt, cá, trứng... chỉ 1 lần/ngày.
- Thay thế những loại bánh kem, bánh quy, bánh ngọt, gatô bằng bánh mì trắng, các loại bánh mì làm bằng bột gạo lức (pain complet), tránh các loại bánh xốp (có nhiều ruột) có đường, sữa, chất béo (pain de mie)...
- Hạn chế sự tiêu thụ các loại phomat khô, chỉ nên dùng 1 lát/ngày và ưu tiên cho các loại sữa chua (yaourts) ở các bữa ăn khác.
- Không nên bỏ các chất tinh bột (féculents): cơm, bột gạo, bánh mì, khoai tây... cần có ở các bữa ăn để trẻ khỏi ăn vặt kẹo, bánh ngọt...
* Điều quan trọng cần chú ý là làm sao đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng hợp lý và cần thiết của trẻ ở các lứa tuổi trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Ở tuổi lên 1, khẩu phần chất protein (đạm) của trẻ chỉ khoảng 30g/ngày,
- Từ 4-5 tuổi là 50g/ngày, đến năm 12 tuổi là 100-120g/ngày.
* Về hoạt động thể chất, phải cho trẻ tiến hành các hoạt động hàng ngày: tập thể dục, leo cầu thang bộ, đi bộ tới trường, tham gia tối đa các hoạt động dã ngoại (cắm trại, leo núi, bơi lội...), hoạt động thể lực, chân tay tối thiểu 1 tiếng/ngày.
Kết hợp ăn uống với vận động là liều thuốc giúp trẻ hạn chế tác hại của béo phì
Kết hợp ăn uống – vận động giúp
trẻ hạn chế tac hại của béo phì
* Cuối cùng, khi trẻ béo phì có những biểu hiện bât thường như chán ăn, ngủ quá nhiều, đái nhiều thần kinh đáp ưng kém linh hoạt, dễ nhễm trùng và lâu khỏi, tim mạch rối loạn cần đưa đên cơ sở y tế (có thầy thuốc chuyên khoa) xác định.
2.- Chứng béo phì của trẻ thơ
(Trẻ thơ trong bài xin hiểu là trẻ < 24 tháng tuổi )
Ở lứa tuổi này cần phân biệt Béo và Bụ (bụ sữa)
Đứa trẻ béo quá Trẻ bụ quá
Chứng béo phì của trẻ lứa tuổi này chưa thể kêt luận do bất cứ đặc tính gia đình hay bệnh hormon nào. Chủ yếu là do những thói quen không tốt về mặt ăn uống, thường được cho ăn nhiều quá. Các loại “Sữa ngoại” dùng cho trẻ cũng cần thận trọng.
Cách tốt nhất để xem trẻ có béo phì hay không là nhìn hai cánh tay và bắp đùi đứa trẻ: Nếu có những cuốn mỡ ngấn lên thì khả năng đứa trẻ là béo.
Nếu chỉ là đứa trẻ bụ quá, nhât là thời kỳ trẻ đang bú sữa mẹ là chủ yếu và khi các biểu hiện ăn uống, phản xạ TK bình thướng thì chưa có gì đáng ngại. Nhưng nếu trẻ Ðiều quan trọng hơn là những đứa trẻ béo phì có khuynh hướng lớn lên sẽ trở thành những người béo mập có nhiều nguy cơ bị bệnh tim mạch, cao huyết áp và rối loạn về khớp xương.
* Có cần đến bác sĩ khám không?
Hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn nghĩ rằng con mình có "vấn đề" về mặt cân nặng. Trong những trường hợp hiếm hoi, chứng béo phì bắt nguồn từ một tình trạng rối loạn nội tiết, bác sĩ sẽ giới thiệu con bạn đến nhà chuyên khoa nội tiết để khảo sát.
Trong trường hợp nghi ngờ là do căn bệnh nào, bác sĩ sẽ có khuyến cáo về chế độ ăn. Ðồng thời khuyên bạn nên khuyến khích đứa trẻ tiêu hao nhiều năng lượng hơn.
* Chủ động phòng chống béo phì cho trẻ
- Trước hết, bạn hãy xem xét chứng béo phì có phải do cưng chiều quá mức trong vấn đề ăn uống không. Nếu bạn dự kiến thay đổi chế độ ăn của con bạn, chính bản thân bạn cũng phải theo những nguyên tắc đó để nêu gương tốt cho cháu.
- Ðừng cho con bạn ăn theo một chế độ ăn đặc biệt làm giảm cân. Thay vào đó, bạn hãy sửa đổi chế độ ăn của cháu với các thức ăn ít chế biến, giàu chất xơ hơn như bột còn nguyên cám, gạo lức, trái cây và rau tươi. Giảm bớt bột, đường tinh luyện trong nấu ăn. Tránh bánh ngọt, bánh quy, kẹo và các loại nước ngọt có đường.
- Cố gắng đừng chiên thức ăn. Thay vào đó nên nướng hoặc hấp. Lạng bỏ phần mỡ của các miếng thịt trước khi nấu. Ðừng cho bé ăn vặt, bánh mì ngọt nướng. Thay vào đó cho cháu ăn bánh mì nướng giòn, cần tây hay táo.
- Khuyến khích đứa trẻ năng hoạt động.
Ðừng nhốt một đứa trẻ lẫm chẫm biết đi vào một cái cũi hoặc một chiếc ghế đẩy. Hãy để cháu tiêu hao năng lượng bằng cách bò hoặc tập đi. Ðối với các cháu lớn, nên tập cho các cháu chơi những trò chơi sống động.
Biên soạn: TTUT BS Phạm Huy Hoạt
( Các tư liệu ảnh trong bài là minh họa )
File đính kèm:
- tìm hiểu Béo phi ở trẻ em tuổi học đường.doc