Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh là yêu cầu thường xuyên của công tác giáo dục, đồng thời cũng là yêu cầu hết sức cấp thiết trong bối cảnh như hiện nay.
Bởi do ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thị trường nên hiện tượng học sinh coi thường kỉ luật, coi thường thầy cô giáo, thiếu lễ độ với người trên xuất hiện ngày càng nhiều. Tình trạng các em lười biếng, trốn học, không chịu khó học tập, thích quay cóp cũng gia tăng, thậm chí các em còn dám ngang ngược, đe dọa và hành hung cả thầy cô. Ơû độ tuổi mà người ta ví "Đẹp như trăng rằm" thế mà các em đã có thái độ, hành vi không tốt, vì sao các em lại nông nỗi đến thế?
Trong khi nền văn hóa dân tộc ngày nay được hoàn thiện thì những hành vi trái với đạo đức vẫn còn tồn tại (mà tồn ngay trong chính chính trường học). Có thể nó sẽ lan rộng ra nếu như chúng ta không kịp ngăn chặn.
Làm thế nào để giáo dục đạo đức cho học sinh một cách có hiệu quả? Đòi hỏi những người làm công tác giáo dục phải biết chọn cho mình những cách giảng dạy phù hợp nhất.
Trường tiểu học nhằm trang bị những cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh hướng các em biết sống, học tập và lao động trong xã hội với nhiều mối quan hệ và đa dạng. Vì vậy, việc rèn luyện, giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt.
Thực tế qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy: Ngoài việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học như: Tiếng việt, Lịch sử, Địa lí, Khoa học . còn có một con đường giáo dục đạt hiệu quả, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi đó chính lafgiaos dục trực tiếp qua môn đạo đức. Vì qua môn học này, ta có điều kiện giáo dục đạo đức cho các em một cách có hệ thống theo chương trình khá chặt chẽ; giúp hình thành được ý thức đạo đức ở mức độ sơ giản, định hướng rèn luyện một cách có tự giác những hành vi, thói quen hành vi đạo đức tương ứng. Thông qua các bài học đạo đức sẽ giúp các em có ý thức học tốt các môn học khác và tạo tiền đề cho hoạt động đạo đức. Giúp các em có cơ sở cần thiết để học tốt môn giáo dục công dân ở bậc học tiếp theo.
Do đó, việc giảng dạy tốt môn Đạo đức ở tiểu học nói chung và của lớp 4 nói riêng là yêu cầu hết sức quan trọng.
15 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 905 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến giảng dạy tốt môn Đạo đức lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phê học các chuyện bậy như: cờ bạc, cá độ ...
Tập cho các em có thói quen làm việc theo thời gian biểu, tránh trường hợp các em ngồi hàng giờ để xem phim hay những trò chơi khác. Động viên phụ huynh có điều kiện cho các em đọc báo nhi đồng, truyện thiếu nhi ... cho con em mình.
- Thường xuyên liên lạc với phụ huynh qua điện thoại, gặp gỡ trực tiếp khi có những vấn đề cần trao đổi.
b) Hướng dẫn học sinh học taaoj, vui chơi ở nhà:
- Ngoài việc đề nghị phụ huynh lập thời gian biểu cụ thể cho từng em (tùy theo điều kiện, hoàn cảnh), tôi còn hướng dẫn các em mượn sách, báo của thư viện trường. Nếu em nào có điều kiện mua thì chuyền tay cho các bạn cùng nhau đọc, cùng nhau sưu tầm những gương tốt, mở rộng tầm hiểu biết.
- Học sinh lớp 4 của trường tôi học buổi chiều, cho nên tôi đã giới thiệu cho các em những chương trình dành cho thiếu nhi.
Ví dụ:+ Đài CTV2: 7h40 phút sáng Thế giới tuổi thơ.
+ Đài Vĩnh Long: 7h00 sáng thứ hai, tư, sáu thế giới tuổi thơ.
+ Đài Hậu Giang: 7h00 sáng mỗi ngày ca nhạc, kể chuyện.
- Hướng dẫn học sinh tiếp nhận thông tin một cách " có chọn lọc" tổ chức cho các em vui chơi lành mạnh sẽ có tác dụng rất hiệu quả đối với việc giáo dục các em. Giúp các em học tập mẫu hành vi đạo đức, làm phong phú vốn văn học cho các em.
- Do điều kiện của các em điều ở vùng nông thôn nên việc tổ chức cho các em học nhóm ở tại gia đình của một số em rất khó khăn.
+ Tùy theo bài đạo đức, tôi gợi ý hướng dẫn cho các em cùng sưu tầm thông tin, hình ảnh từ báo, đài, hay gương người thật việc thật có ở những nơi các em ở ... khâu chuẩn bị nàu tốt đã giúp cho tiết dạy môn đạo đức của tôi càng sinh động, đạt hiệu quả. Vì hầu hết các bài đạo đức trong phần bài tập đều có yêu cầu sưu tầm ...
Ví dụ: Bài " Vượt khó trong học tập" (SGK trang 5)
Câu 5: Sưu tầm và kêt lại một tấm gương vượt khó mà em thấy cảm phục.
Bài: "Biết bày tỏ ý kiến" (SGK trang 8)
Câu 4: Em hãy viết, vẽ, kể chuyện cùng các bạn trong nhóm xây dựng một tiểu phẩm về quyền được tham gia ý kiến của trẻ em.
Bài: "Tiết kiệm thời giờ" (SGK trang 14)
Câu 6: Em hãy lập thời gian biểu và trao đổi với các bạn về thời gian biểu của mình.
Bài ": "Biết ơn thầy giáo, cô giáo" (SGK trang 20)
Câu 4: Em hãy viết, vẽ, kể chuyện hoặc cùng các bạn trong nhóm xây dựng một tiểu phẩm về chủ đề kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
Câu 5: Sưu tầm các bài hát, thơ, truyện, ca dao, tục ngữ nói về công lao của các thầy giáo, cô giáo.
c) Hướng dẫn các em về những hoạt động phong trào nhằm rèn đạo đức cho các em :
Ví dụ:
- Phong trào "Quyên góp để tặng cho các bạn nghèo, các bạn gặp thiên tai" hay phong trào "Mua tăm giúp Hội người mù", "Quyên góp sách tặng cho các bạn lớp dưới" ... nếu các em tích cực tham gia tức là các em hiểu được tinh thần tương thân, tương ái.
- Phong trào "Vở sạch chữ đẹp" , " điểm 10 tặng thầy, cô " nhằm giúp các em hiểu được nếu phấn đấu đạt kết quả tốt sẽ mang lại niềm vui cho thầy, cô giáo.
- Phong trào "Giúp bạn cùng tiến" rèn cho các em ý thức quan tâm giúp đỡ bạn.
Khi day từng bài đạo đức, tôi thường kết hợp vận động các phong trào.
Ví dụ: Dạy bài "Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo" (SGK trang 37). Năm đó tôi nhận tăm của Hội người mu về lớp bán rất đắc. Tôi xin nêu một số điển hình về phong trào của lớp.
+ 100% học của lớp mua tăm ủng hộ Hội người mù của tỉnh Sóc Trăng.
+ 71,5% học sinh đăng ký cuối năm góp sách cũ cho thư viện trường tặng các bạn khó khăn.
+ 100% học sinh của lớp tích cực quyên góp tiền, quà tặng cho các bạn ở vùng bị thiên tai, bão lụt.
+ Tham gia thăm hỏi một số bạn gặp khó khăn của lớp, của trường...
Tóm lại: Muốn giảng dạy tốt môn đạo đức phải biết kết hợp các phương pháp giáo dục và phải đảm bảo tính thực tế và bền vững ...
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Khi xác định "Môn đạo đức định hướng cho các môn học khác và tạo tiền đề cho các hoạt động đạo đức ..." tôi đã chọn cho mình phương pháp giảng dạy như đã nêu trên và vận dụng sự hiểu biết của bản thân đồng thời phối hợp nhịp nhàng trong các tiết lên lớp kết hợp giáo dục rèn luyện kỹ năng cho học sinh dẫn đến kết quả mỗi năm học đạt được kết quả khả quan không phụ lòng tôi mong đợi.
Đó chính là nhờ sự nhiệt tình giảng dạy tốt của giáo viên dẫn đến học sinh học tập tốt. Có ý thức học tập và phấn đấu ngày một cao hơn.
Qua quá trình thực hiện phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh đa số học sinh rất hứng thú học, không thụ động, không có thời gian trống, học sinh làm được liên tục và yêu cầu học sinh phải tư duy, có tính nhanh nhẹn, nhạy bén, học sinh phát huy năng lực học tập, năng lực nhận xét, đánh giá và sửa chữa bạn.
- Về môn đạo đức: Học xong chương trình môn đạo đức các em đã được trang bị đầy đủ kiến thức của môn học, các em đã hoàn thành các nhận xét đủ cơ sở để đánh giá, xếp loại học lực môn đạo đức.
Cụ thể năm học 2008-2009 như sau:
+ Có 94,44 % học sinh xếp loại A+ (hoàn thành 10 nhận xét).
+ Có 5,55% học sinh xếp loại A (hoàn thành 9 nhận xét).
- Về học lực và hạnh kiểm:
Năm học
2008 -2009
Tổng số
học sinh
XẾP LOẠI
Học lực
Hạnh kiểm
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Đạt
Chưa đạt
Đầu năm
18
1
6
7
4
Cuối năm
18
3
9
6
18
So với năm học trước kết quả giữa học kỳ 1 năm học 2009 - 2010 cụ thể như sau:
+ Học lực: Số lượng học sinh khá, giỏi so với đầu năm tăng lên đáng kể, tinh thần, ý thức học tập có sự chuyển biến rõ nét. Vì thế, chất lượng học tập của các em đã được nâng dần.
+ Hạnh kiểm: Các em rất ngoan, năng động, có ý thức trong học tập, biết cách cư xử đúng mức với mọi người, biết quan tâm chia xẻ, giúp đỡ bạn bằng những việc làm cụ thể, biết ủng hộ những điều đúng, những điều tốt đẹp và tránh xa những hành vi đạo đức trái với những chuẩn mực quy định.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trước tiên, người giáo viên muốn thành công trong việc xây dựng niềm tin đạo đức cho các em thì bản thân phải không ngừng tu dưỡng đạo đức. Bởi "tấm gương bao giờ cũng có giá trị hơn lời giáo huấn". Điều này nhắc nhở giáo viên chúng ta phải hết sức thẳng thắn, công bằng trong cách đối xử với các em.
- Đối với học sinh ở lứa tuổi lớp 4, tình cảm có giá trị đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu gắn liền nhận thức với hành độn, tình cảm tích cực không chỉ kích thích các em nhận thức mà còn thúc đẩy các em hoạt động. Muốn vậy, các em phải khéo léo, tế nhị, nắm được nhu cầu, thị hiếu, nguyện vọng cũng như hoàn cảnh riêng của các em. Từ đó chọn lựa được phương cách thích hợp nhất để tác động đến các em.
Khi tác động, phải thể hiện sự ân cần, cởi mở bằng cả tấm lòng tâm phúc, nhưng phải công nghiêm. Tránh ánh mắt lạnh lùng, lời lẽ nặng nề, hành vi áp đặt gây nên phản ứng tiêu cực, các em sẽ rất sợ sệt, xa lánh và có ác cảm, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giảng dạy môn đạo đức.
- Khi giảng dạy môn đạo đức lớp 4, giáo viên cần xác định rõ nhiệm vụ của bộ môn. Nắm vững nội dung, cấu trúc chương trình để từ đó lựa chọn và vận dụng các phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp nhất.
+ Có thể chọn những tình huống, truyện kể đạo đức sao cho sinh động, hấp dẫn gây được cảm xúc sâu sắc ở các em.
+ Tập thói quen cho các em biết lý giải rõ ràng, thuyết phục với những ví dụ minh họa, lấy từ cuộc sống thực gần gũi với các em.
+ Cho các em liên hệ với những hành vi của mình và tự phân tích đúng - sai, tốt - xấu.
+ Nêu gương của bản thân các em và của những người khác..
+ Liên hệ với các môn học có nôi dung hỗ trợ tốt cho tiết dạy đạo đức.
- Thói quen đạo đức chỉ được hình thành và bền vững thông qua các hoạt động bổ ích. Vì vậy, ta cần động viên học ính thi đua phát huy vốn kinhn nghiệm đã có và vận dụng những tri thức vừa học để giải quyết tình huống trong thực tế để các em phân tích, phê phán, cổ vũ và cuối cùng đi đến kết luận cách làm này có sức khoan sâu, lắng động vào tâm hồn trẻ.
- Cần chú ý động viên khen ngợi, khuyến khích kịp thời trước mỗi hành vi đúng của các em.
- Kết hợp chặt chẽ mối quan hệ gia đình - nhà trường - xã hội để giáo dục các em một cách toàn diện và bền vững.
+ Ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực qua các phương tiện thông tin.
+ Hướng dẫn học sinh sưu tầm, học tập qua báo đài, gương người thật việc thật hay những sự kiện có liên quan đến nội dung các bài đạo đức.
+ Hướng dẫn các em vào hoạt động phong trào bổ ích ...
Riêng bản thân giáo viên phải biết tôn trọng, học hỏi đồng nghiệp, lĩnh hội kịp thời những kiến thức mới để áp dụng giảng dạy thật hiệu quả.
Tóm lại:
Không có phương pháp hay hình thức nào là “vạn năng” cả. Khi tham dự tập huấn phương pháp giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa mới từ lớp 1 đến lớp 5, tôi rất tâm đắc với tinh thần giảng dạy mới. Tùy theo điều kiện chúng ta có thể sắp xếp tổ chức từng giờ dạy, miễn sao tiết dạy nhẹ nhàng, sinh động, kích thích học sinh hoạt động tự chiếm lĩnh kiến thức theo dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên có thể linh hoạt vận dụng vào các phương pháp phù hợp. Đặc biệt có thể sáng tạo phương cách giảng dạy theo ý của mình miễn sao vẫn đảm bảo mục tiêu cần đạt. Qua thực dạy theo chương trình mới, tôi và quý đồng nghiệp đã phần nào thấy được những ưu điểm nổi bật cũng như thấy được những hạn chế cần được khắc phục kịp thời đối với từng môn học, chúng tôi đã đõng góp ý kiến và mong rằng hiệu quả giáo dục sẽ ngày càng tiến triển và hoàn thiện hơn. Như trên đã trình bày, môn đạo đức lớp 4 có nội dung rất phong phú phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của các em, cộng với phương pháp giảng dạy linh hoạt, tôi tin rằng với sự nỗ lực không ngừng của mỗi giáo viên, hiệu quả giáo dục sẽ đạt như mong muốn.
C) KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Mỗi học sinh tiểu học là mỗi nhân cách đang hình thành, khả năng phát triển còn bỏ ngỏ, cùng với gia đình, xã hội - nhà trường có trách nhiệm chăm lo giáo dục đạo đức cho các em. Giảng dạy tốt môn đạo đức lớp 4 là góp phần hình thành nhân cách tốt cho các em; giúp các em phát triển lành mạnh, đúng hướng; nâng cao nhận thức; biến tri thức thành ý thức biết tự học, tự rèn và tự nhận thức.
Là người giáo viên tiểu học phải coi trọng việc lấy ý nghĩa cuộc sống
File đính kèm:
- SKKN Dao dwcs lop 4.doc