Tìm hiểu lịch sử: 750 năm thiên Trường - Nam Định

Câu 1: Triều Trần ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào? Thời gian tồn tại của nhà Trần, kể tên các vua đời Trần?

 1a. Hoàn cảnh ra đời của triều Trần:

 - Bối cảnh chính trị xã hội cuối thời Lý: Kể từ thời Vua Lý Huệ Tông xã hội dối loạn, nhân dân không thiếu lòng tin với triều đình. Lý Huệ Tông là người yếu đuối, không quan tâm đến việc triều chính

 - Sự lớn mạnh của họ Trần, từng bước nắm giữ các vị trí, trọng trách trong triều đình nhà Lý: Trong triều đình nhà Lý có một số chức quan do người dòng họ Trần nắm giữ, khi nhà Lý có những rối loạn thì uy thế của họ Trần ngày càng tăng lên nhất là thời vua Lý Huệ Tông. Khi nhà Lý suy yếu người đứng đầu họ Trần lúc đó là Trần Cảnh nhưng người có công chính cho sự ra đời của nhà Trần là Trần Thủ Độ.

 - Vai trò của Trần Thủ Độ và sự chuyển giao quyền lực giữa triều Lý sang triều Trần:. Là người có cơ mưu, quyết đoán Trần Thủ Độ đã sắp xếp để vua Lý Huệ Tông nhường ngôi cho công chúa Chiêu Thánh và cắt tóc đi tu. Liền sau đó Trần Thủ Độ lại thu xếp cho Lý Chiêu Hoàng(7 tuổi) kết duyên cùng con trai thứ của Trần Thừa là Trần Cảnh (8 tuổi). Một năm sau vào tháng 12 âm lịch năm 1225 Trần Thủ Độ ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng, nhà Trần bắt đầu nắm quyền cai trị.

Khi lên ngôi, Trần Cảnh (Trần Thái Tông) còn nhỏ nên mọi việc triều chính đều trong tay Thái sư Trần Thủ Độ và cha là nhiếp chính Trần Thừa

 

doc15 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 756 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu lịch sử: 750 năm thiên Trường - Nam Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng giá trị sản phẩm. Cùng với sản xuất lương thực, chăn nuôi tiếp tục phát triển tạo ra sản phẩm hàng hoá và chăn nuôi gia cầm có qui mô lớn theo mô hình VAC. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên 1 ha canh tác đạt khoảng 28 triệu đồng. đời sống nông dân có bước cải thiện rõ. Đây là một trong những thành tựu kinh tế nổi bật của Nam Định từ sau khi tái lập tỉnh. Tỉnh có đề án phát triển kinh tế vùng biển toàn diện trên các lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt xa bờ, chế biến hải sản, phát triển du lịch, dịch vụ biểnTuy mới là những kết quả ban đầu, nhưng trên thực tế, kinh tế biển đã được khẳng định và đang mở ra một hướng mới về phát triển kinh tế của Nam Định trong những năm tới. Cơ sở hạ tầng ở hai khu nghỉ mát Hải Thịnh và Quất Lâm được đầu tư nâng cấp, tạo điều kiện thu hút được khách trong và ngoài tỉnh. Đây là một trong những tiền đề quan trọng cho ngành du lịch của Nam Định phát triển trong những năm đầu thế kỷ XXI. Sau khi tổ chức, sắp xếp lại sản xuất, từ năm 1999, tỉnh chỉ đạo thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch. Nam Định là tỉnh có tốc độ cổ phần hóa nhanh. Nhiều doanh nghiệp đã khắc phục được khó khăn ,do đó, giá trị sán xuất công nghiệp trên địa bàn ngày một tăng. Công nghiệp dệt may với sự hỗ trợ của trung ương và cố gắng của địa phương đã dần được ổn định và có bước phát triển. Trong lĩnh vực công nghiệp, doanh nghiệp tư nhân phát triển năng động và tăng nhanh giá trị tổng sản lượng. Từ năm 1997, tỉnh đã tập trung xây dựng đề án qui hoạch, sắp xếp lại khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp, đồng thời khuyến khích tạo điều kiện cho làng nghề phát triển sản xuất kinh doanh. Hoạt động sản xuất - kinh doanh và đời sống nhân dân ở các làng nghề, phố nghề được cải thiện rõ nét, tiêu biểu là làng La Xuyên, Tống Xá (huyện Ý Yên); Xuân Tiến, Xuân Bắc (huyện Xuân Trường); Nam Giang, Hồng Quang (huyện Nam Trực); Trực Chính, Trực Đông (huyện Trực Ninh) và thành phố Nam Định.   Kết hợp phát huy nội lực với mở rộng liên kết tạo nguồn cho đầu tư phát triển, vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh te - xã hội đạt khá, chiếm khoảng 35% tổng nguồn vốn đầu tư. Các công trình đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, cây xanh, công viên, nhà ở, các công trình văn hoá, lịch sử của thành phố được xây dựng và hoàn thành như tượng đài Trần Hưng Đạo, Nhà văn hoá 3-2, tu sửa đền Trần, công viên Tức Mặc, Cột Cờ Hệ thống giao thông đường bộ bao gồm cả quốc lộ trên địa bàn tỉnh và tỉnh lộ, các trục giao thông nông thôn đều được nâng cấp cải tạo, xây dựng. Năm 2000, tỉnh hoàn thành xây dựng cầu Lạc Quần phục vụ tốt cho phát triển kinh tế - xã hội. Cầu cáp treo qua sông Đào cũng hoàn thành, dự án xây dựng quốc lộ 10 qua tỉnh, cầu Tân Đệ đã được xây dựng kiên cố và hiện đại. Với những thành tích nổi bật về giao thông, Nam Định được Chính phủ tặng cờ luân lưu toàn quốc về giao thông nông thôn. Thành phố Nam Định có đề án mở rộng quy hoạch và được Chính phủ quyết định nâng cấp thành đô thị loại II. Sự phát triển của mạng lưới bưu chính, viễn thông đã tạo sự năng động trong sản xuất kinh doanh và giao lưu xã hội cả trong nước và quốc tế, đồng thời cũng là tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thế kỷ XXI. Hệ thống ngân hàng, kho bạc đi vào đổi mới phương thức hoạt động tạo được nguồn vốn đảm bảo phục vụ doanh nghiệp cà cho nhân dân vay để phát triển sản xuất. Tổng giá trị mức lưu chuyển hàng hoá trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 3.400 tỷ đồng trong năm 2000. Lĩnh vực xuất khẩu đang mở rộng.  Hoạt động du lịch đã xây dựng đề án phát triển và mở tuyến lữ hành du lịch đền Trần, Phủ Dầy, Hải Thịnh, Quất Lâm thu hút được nhiều khách tham quan từ nhiều miền trong nước. Sự nghiệp giáo dục – đào tạo bám sát nhu cầu thực tiễn xã hội, phát triển cả về quy mô và chất lượng. Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ dạy và học được cải tạo nâng cấp, không còn tình trạng học ca ba. Nhiều năm liền là tỉnh dẫn đầu cả nước về phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo. Sự nghiệp y tế của tỉnh trong bốn năm qua có tiến bộ. Hầu hết các bệnh viện, trung tâm y tế cấp được cải tạo, xây dựng mới, trang thiết bị y tế khá đầy đủ, có thêm thiết bị hiện đại .Đội ngũ cán bộ y tế được nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn. Các hoạt động văn hoá – văn nghệ, thông tin báo chí được duy trì, phát triển. Toàn tỉnh có trên 100 làng và 70 cơ quan, đơn vị được công nhận là làng văn hoá. Huyện Hải Hậu được công nhận 20 năm liên tục là điển hình văn hoá cả nước. Hệ thống truyền thanh phủ kín 100% số xã, có 85% số hộ dân trong tỉnh được xem truyền hình. Phong trào thể dục, thể thao phát triển rộng. Chất lượng tổ chức cơ sở đảng được nâng cao, củng cố và tăng cường lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Bước sang thế kỷ XXI, cùng với cả nước, Nam Định đang ra sức đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu. nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong hành trang đi tới tương lai, lịch sử đấu tranh gìn giữ và xây dựng quê hương là một trong những di sản vô giá mà người dân Nam Định luôn trân trọng và phát huy. Câu 5: Thành phố Nam Định được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thành phố Nam Định trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của vùng Nam đồng bằng sông Hồng năm nào? tiềm năng và điều kiện để Thành phố Nam Định phát triển? 5a. Thành phố Nam Định được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thành phố Nam Định trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của vùng Nam đồng bằng sông Hồng: * Cơ sở để Đảng ra Quyết định “Xây dựng thành phố Nam Định thành trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng” : Ngày 3-9-1957 sáp nhập thành phố Nam Định vào tỉnh Nam Định, là tỉnh lỵ tỉnh Nam Định. Thời kỳ 1965-1975 là tỉnh lỵ tỉnh Nam Hà; 1975-1991, là tỉnh lỵ tỉnh Hà Nam Ninh; 1991-1996, trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Nam Hà. Từ 6-11-1996, là tỉnh lỵ tỉnh Nam Định. Trong quá trình thay đổi địa dư hành chính, thành phố Nam Định luôn luôn trở thành trung tâm chính trị - kinh tế văn hoá của các tỉnh hợp nhất và tỉnh Nam Định từ 1996 đến nay. *Thành phố Nam Định hiện nay là trung tâm của phủ Thiên Trường xưa vốn là một thành phố có truyền thống văn hiến. Thành phố Nam Định đã được thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là đô thị loại I ngày 28/11/2011. Trước đó, ngày 22/11/2011 thành phố Nam Định cũng đã được thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng thành phố Nam Định thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và xã hội của tỉnh Nam Định và của vùng Nam đồng bằng sông Hồng; đây cũng là một thành phố của vùng duyên hải Bắc Bộ. Phát huy tiềm năng và chất lượng lao động sẽ trở thành nguồn lực quan trọng của tỉnh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. 5b. Tiềm năng và điều kiện để Thành phố Nam Định phát triển: Thị trường tiêu thụ của Nam Định rộng lớn với các mặt hàng thế mạnh như: nông - thuỷ sản, hàng dệt may, sản phẩm công nghiệp chế biến, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng và các làng nghề truyền thống. Mạng lưới giao thông - vận tải tỉnh Nam Định khá thuận tiện cho việc giao lưu, thông thương với các tỉnh bạn và quốc tế. Trong đó, đường sắt xuyên Việt đi qua 5 ga của tỉnh với chiều dài 42 km; trục quốc lộ 21 và quốc lộ 10 qua tỉnh dài 108 km đang tiếp tục được đầu tư nâng cấp thành đường chiến lược ven biển của vùng đồng bằng Bắc Bộ, hệ thống đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã, liên thôn xóm đã được nâng cấp, rải nhựa hoặc bê tông hoá, tạo điều kiện thuận tiện cho vận tải hàng hóa và đi lại của nhân dân. Đặc biệt, với 72 km bờ biển, cùng các cửa sông lớn như: cửa Bà Lạt, cửa Hà Lan, cửa Ninh Cơ, cửa Đáy thông ra biển và các dòng sông lớn, sông nhỏ, kênh rạch được phân bố đều trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cung cấp nước tưới tiêu và vận tải dễ dàng. Ngoài ra, tỉnh Nam Định còn có nhiều cảng sông và cảng biển Thịnh Long mới xây dựng thuận tiện cho phát triển vận tải thủy. Bên cạnh đó, Nam Định là một trong những tỉnh khu vực phía Bắc có tiềm năng rất lớn về nguồn lợi thuỷ sản ở cả ba vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Hiện nay, tỉnh Nam Định có 22 nghìn ha rừng ngập mặt và 13,5 nghìn ha đồng trũng nội đồng có thể nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó, diện tích mặt nước được sử dụng để nuôi trồng thủy sản là 13,5 nghìn ha. Nam Định là quê hương của triều Trần, lẫy lừng hào khí Đông A "Non sông muôn thuở vững âu vàng". Nơi đây, ngoài tiềm năng kinh tế - xã hội với những sắc thái, truyền thống riêng, một địa bàn trọng yếu, có vị thế hết sức đặc biệt trong tiến trình lịch sử Việt Nam, còn là mảnh đất có tiềm năng lớn về du lịch. Nam Định có nhiều di tích lịch sử và văn hoá đã được Nhà nước xếp hạng như: đền Bảo Lộc (thờ 14 vị vua Trần), nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh, quần thể di tích văn hoá Phủ Dầy thờ bà chúa Liễu Hạnh, chùa Keo Hành Thiện, chùa Cổ Lễ - quần thể kiến trúc độc đáo thời Lý. Đặc biệt, Nam Định có vùng đất bồi Cồn Lu - Cồn Ngạn (Giao Thuỷ) là "sân ga" cho nhiều loài chim quý hiếm từ phương Bắc đến cư trú vào mùa đông. Vùng đất này được Nhà nước đầu tư quy hoạch thành lập Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. Nam Định có hai bãi biển Quất Lâm và Thịnh Long đang được đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ sở để đón du khách trong và ngoài nước. Câu 6: Cảm nghĩ của bạn về truyền thống lịch sử - văn hoá của Nam Định và việc phát huy các giá trị đó để góp phần xây dựng tỉnh Nam Định giầu đẹp, văn minh? 6a. Đúc rút những giá trị truyền thống lịch sử-văn hoá của tỉnh. 6b. Những giá trị truyền thống tốt đẹp được phát huy mạnh mẽ, nhân lên sức mạnh nội lực góp phần xây dựng tỉnh Nam Định giầu đẹp, văn minh.

File đính kèm:

  • doctim hieu lich su 750 nam Thien truong nam Dinh.doc
Giáo án liên quan