Một câu chuyện kể về ba người bị đắm tầu lưu lạc trên một hòn đảo tại South Seas (Biển Nam). Khi thuyền đụng phải bãi san hô vỡ tan từng mảnh, thực phẩm, quần áo và dụng cụ đều bị mất trên biển. Ba người thủy thủ kiệt sức sống sót này trôi giạt vào bờ biển tránh khỏi những cơn sóng dữ. Sau khi bị bất ngờ, họ bắt đầu đánh giá lại tình hình. Bên kia bãi cát là một rừng cây, rồi đến những rìa đá và những vách đá dốc. Không có một dấu hiệu nào cho thấy có người ở chung quanh đây. Chỉ có âm thanh của biển động và tiếng kêu của con mòng biển.
Không một người nào có địa bàn. Máy vô tuyến của họ đã bị mất lúc thuyền đắm. Sự cần thiết trước mắt là xem đảo có người ở không. Thực phẩm không thành vấn đề, họ thấy trái cây miền nhiệt đới đầy dãy. Nhưng họ hoàn toàn thất vọng vì không biết họ hiện ở đâu. Họ hiểu rằng phải tìm ra người có thể giúp họ manh mối về nơi chốn hiện nay của họ. Họ quyết định một người đi dọc theo bờ biển, một người thứ hai cũng đi theo bờ biển phía ngược lại, còn người thứ ba thâm nhập phía chân đồi. Mỗi người đã phát hiện có dấu vết người ở -- dấu chân, đồng ruộng, hay khói bốc lên từ một làng xa xa nào đó.
Sau nhiều giờ tìm kiếm, người thứ ba đã khám phá ra dấu hiệu có người ở -- khói bốc lên từ một cái chòi nhỏ ở phía sườn núi. Người này liền báo cho hai người bạn biết và cả ba lên đường tiến vào làng. Những người trên đảo này tỏ ra rất thiện cảm. Sau nhiều tuần, ba người này đã đi nhờ trên một chiếc thuyền nhỏ đưa họ về quê hương của họ.
49 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1845 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu các tôn giáo trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược rước bởi một đoàn người vui vẻ. Đôi khi mọi người tham gia nhảy múa và ca hát. Đó là một cách nữa để người Do Thái bầy tỏ lòng thương yêu kinh Torah. Vào ngày này, những tiết cuối cùng của Kinh Torah (Deuteronomy 34) được đọc lên. Rồi người giáo sĩ quay về với tiết đầu của Genesis (Chúa Sáng Tạo Ra Thế Giới):"Khởi đầu, Thượng Đế..." Hàng năm họ bắt đầu đọc toàn bộ kinh Torah như thế ở mỗi giáo đường.
Hanukkah: Lễ Dâng Hiến. Lễ Hanukkah là lễ dâng hiến thường đến vào tháng Chạp. Người Do Thái cử hành lễ này trong tám ngày, trong những ngày này có những buổi lễ đặc biệt tại giáo đường, thức ăn cho ngày lễ đặc biệt và quà tặng. Hanukkah nhắc nhở người Do Thái hiện đại một biến cố có ý nghĩa trong quá khứ khi tổ tiên của họ tranh đấu cho tự do tôn giáo.
Vào thế kỷ thứ hai trước Công Nguyên, người Xy Ri nắm quyền kiểm soát Palestine và cố gắng ép buộc người Do Thái đình chỉ hoạt động tôn giáo. Một số người Do Thái đã ngưng theo lệnh. Một số khác từ chối mặc dù có sự trả thù của người Xy ri. Một thầy tu già, Mattathias, bắt đầu cuộc nổi dậy. Sau này, con của ông ta, Judah Maccabee, đưa cuộc nổi dậy tiến xa hơn nhiều và giành được chiến thắng cuối cùng chống lại quân đội Xy ri. Trong cuộc lễ giành lại được tự do, người Do Thái vào thành Jerusalem tẩy uế ngôi đền, và tái lập sự thờ phượng tại đây. Họ tìm thấy một hộp đựng dầu đóng kín thường dùng trong những buổi lễ của họ. Theo truyền thống, dầu này được thắp trước bàn thờ trong tám ngày.
Bây giờ người Do Thái đốt tám ngọn nến trong lễ Hanukkah, thường thường đốt một ngọn vào tối hôm đầu, ngọn thứ hai vào đêm thứ hai và cứ thế tiếp tục. Họ cũng gọi lễ Hannukkah là Hội Hoa Đăng. Hanukkah là lúc cực kỳ vui sướng và cũng là lúc trang trọng nhớ lại tự do quý giá nhường nào. Lức này người Do Thái đặc biệt cảm tạ về sự tự do được lễ bái theo lương tâm của chính họ Cuộc tranh đấu cho tự do tư tưởng và thờ cúng không bao giờ có thể hoàn toàn chấm dứt. Đây là một nhiệm vụ đang tiếp diễn và người Do Thái xác nhận điều này khi họ đọc kinh cầu nguyện lể Sabbath đặc biệt trong lễ Hanukkah:
Ôi lạy Chúa, hãy ban phước cho chúng con, đem ánh sáng Hanukkah tỏa chiếu nhà chúng con và đời sống chúng con. Cầu xin ánh sáng này nhen lên trong chúng con ngọn lửa của niềm tin và lòng nhiệt tâm giống như Maccabees thời xưa, chúng con chiến đấu can trường vì chính nghĩa của Thượng Đế. Xin hãy làm cho chúng con xứng đáng với lòng thương yêu và phước lành của Thượng Đế, cái khiên và người bảo vệ chúng con. Amen.
Lễ Purim. Vào đầu xuân - thường vào tháng Ba - người Do Thái cử hành một ngày lễ mừng đặc biệt. Trong các giáo đường người ta qui tụ để nghe đọc về Megillah, cuốn sách về Esther. Trái với sự lưu ý nghiêm trang thông thường trong buổi lễ, người Do Thái trong ngày này phát cho trẻ em những đồ gây tiếng ồn để dùng ở một vài chỗ trong lúc đọc. Sau này trẻ em có thể chuyển thành kịch một câu truyện cổ. Bạn bè và thân quyến thường trao đổi quà tặng, và nhiều người Do Thái rất thích loại bánh quy đặc biệt, gọi là bánh Haman.
Câu chuyện mà họ nghe trong giáo đường liên quan đến một phụ nữ Do Thái đẹp thuở xưa, Esther là vợ của Hoàng Đế ở Persia. Cậu của Esther, Mordecai tình cờ khơi dậy lòng thù ghét một vị quan cao cấp trong triều tên Haman.
Để trả thù, Haman bắt đầu một kế hoạch tiêu diệt tất cả người Do Thái, buộc tội họ không trung thành với nhà vua. Khi Esther biết được kế hoạch này, bà liều chết vạch trần âm mưu của Haman, bộc bạch dòng dõi Do Thái của chính bà với nhà vua. Kết quả, nhà vua vinh danh Mordecai - và Haman bị treo cổ, một hình phạt mà chính y định sửa soạn cho Mordecai.
Người Do Thái vui mừng nghe đọc truyện này hàng năm. Họ sung sướng với bàu không khí hội hè linh đình tràn ngập giáo đường vào đêm đó với những trẻ em sử dụng mạnh mẽ những đồ gây tiếng ồn ào bất kỳ ở đâu tên Haman được nói đến. Chính họ cũng không quan tâm nhiều đến truyện có thật hay không khi đem đọc. Nhiều học giả Do Thái cho rằng truyện đó chỉ là cuốn tiểu thuyết lịch sử.
Tuy nhiên ý nghĩa của câu chuyện là có thật và đúng. Đó chính là chuyện hận thù hướng vào người Do Thái, chỉ vì họ là người Do Thái. Lời buộc tội chính của Haman chống lại người Do Thái là vì lối sống của họ "khác biệt". Việc buộc tội này, cũng như những thứ tương tự như vậy đã được phóng đi chống lại người Do Thái nhiều lần không kể xiết trong quá khứ. Thảo nào mà họ cử hành lễ này hàng năm về chuyện sa sút của một kẻ áp bức chống người Do Thái.
Người Do Thái cử hành lễ Purim không phải chỉ vì lý do này, mà cũng là để công nhận tình anh em chung. Nhiều giáo sĩ nói rằng khái niệm căn bản của ngày này là những dị biệt giữa con người không cần phải gây ra chia rẽ bất đồng. Sâu xa hơn tất cả những dị biệt là lòng nhân đạo của chúng ta. Trong truyện này, nhà vua chấp nhận dân tộc có lối sống khác biệt cho thấy ông đã nhìn thấy nhân loại bị chia sẻ dưới tính đa dạng bên ngoài.
The Passover (Lễ Quá Hải). Người Do Thái, giống như tất cả các dân tộc khác, có một lễ hội vào mùa xuân. Xa xưa, người dân cử hành lễ cầu nguyện cho đất mầu mỡ lại, những con vật mới sinh trong bầy của chúng, và cây non phát triển trong đời sống cỏ cây. Hàng trăm năm qua, người Do Thái tổ chức lễ hội mùa xuân để tưởng nhớ những biến cố huyền thoại được mô tả ở những chương đầu của Cuốn Exodus (Sự Rời Khỏi Ai Cập).
Trong nhiều năm, người Do Thái đã bị giữ làm nô lệ tại Ai Cập. Moses trở thành người phát ngôn của họ và tìm cách giải thoát họ khỏi Vua Pharaoh Ai Cập. Nhưng ông vua này trở nên hết sức bướng bỉnh, theo huyền thoại, mặc dầu nhiều tai họa do Thượng Đế giáng xuống người Ai Cập. Cho nên Thượng Đế đã sai một tử thần giết tất cả những gì mới sinh trên đất Ai Cập, cả người lẫn vật. Tuy nhiên người Do Thái không bị giết. Họ đánh dấu nhà họ bằng máu cừu. Cho nên tử thần "bỏ qua" nhà họ. Vua Pharaoh thuần tính lại, và người Do Thái hấp tấp bỏ đi. Đến nỗi họ không có thì giờ cho men vào bánh. Người ta phải nướng bánh mà không có men.
Trong thời gian cử hành lễ Passover, tất cả men đều được mang đi khỏi nhà Do Thái truyền thống tám ngày. Người Do Thái ăn Matzos, bánh không men, để tưởng nhớ đến những sự đau khổ của tổ tiên. Đôi khi họ gọi lễ Passover là Lễ "Bánh Không Men". Bánh đặc biệt, cỏ đắng, và những đồ ăn tượng trưng khác giúp họ kỷ niệm sự giải thoát dân Do Thái khỏi xiềng xích.
Nhiều người Do Thái không bao giờ chấp nhận chuyện về những tai họa và phép lạ trong Cuốn Exodus theo nghĩa đen hay là sự thật lịch sử. Đó là vấn đề cá nhân hay phê bình giải thích những bản văn của thánh kinh. Một số giáo sĩ dạy "tai họa của tăm tối" tỷ dụ chỉ là cái tên khác của dị đoan, và sự mù quáng tinh thần. Cho nên một số người Do Thái cử hành lễ Passover không chỉ là sự giải thoát khỏi một bạo chúa độc ác, mà còn là giải thoát khỏi xiềng xích của những thói xấu và ý định tội lỗi.
Những ngày lễ Do Thái không đơn giản cử hành và trang nghiêm những việc cho là đã xẩy ra trong quá khứ. Những ngày lễ bao giờ cũng có một ý nghĩa trọng đại cho hiện tại. Đó là vì tập quán Do Thái được trải nghiệm trong nội tâm người Do Thái - không phải là đồ mặc vào những dịp lễ. Đúng như vậy, vào ngày lễ Passover, trong khi người Do Thái nghĩ về cảnh nô lệ xa xưa, họ cũng cầu nguyện cho người bị làm nô lệ ngày nay:
Thượng Đế của tự do, các con của Ngài vẫn rên xiết dưới gánh nặng của người phân cắt công việc độc ác. Sự nô lệ hạ thấp giá trị của thân và tâm của họ, và làm họ mất đi niềm vui về lòng hào phóng của Ngài. Nỗi sợ hãi về độc ác và sự hiểm họa của cái chết đã làm hại linh hồn con người. Xin Thượng Đế hãy phá vỡ những xiềng xích đã trói buộc họ. Xin hãy dạy cho con người hiểu rằng rèn đúc xiềng xích cho người khác là rèn đúc xiềng xích cho chính mình, chừng nào còn có người vẫn ở trong gông cùm thì không một người nào thực sự được tự do. Xin hãy giúp cho họ thấy rằng tự do chính là điều cần thiết, hơi thở của cuộc đời và chỉ trong bầu không khí của tự do thì chân lý, thịnh vượng và hòa bình mới có thể thăng hoa.
Lễ hội Shavuos. Người Do Thái cổ cử hành lễ hội này vào lúc gặt lúa mạch tại Palestine. Sau này, người Do Thái cử hành lễ hội Shavuos để tưởng nhớ đến Thượng Đế đưa kinh Torah cho Moses. Việc gìn giữ lễ hội này nhấn mạnh đến niềm tin tôn giáo căn bản của họ là vũ trụ có luật lệ, trật tự, và mục đích.
Trong những buổi lễ tại giáo đường, cuốn Ruth được đọc trước giáo đoàn. Trong những giáo đường Cải cách và Bảo Thủ, dịp này gồm cả lễ Kiên Tín cho trẻ em. Trẻ em đã hoàn tất khóa học dưới sự chỉ dẫn của giáo sĩ, tuyên bố trước giáo đoàn lòng trung thành với Thượng Đế và ý định sống theo luật của Ngài.
Trên những phương diện đó, người Do Thái đứng trước những đòi hỏi và bí ẩn của đời sống, vững tin vào Thượng Đế, và hãnh diện về truyền thống của họ. Từ ngàn năm qua, dù phải đối đầu với vấn đề gì, người Do Thái vẫn tin vào Luật của Chúa. Họ có được sức mạnh từ lời tuyên bố đơn giản: "Chúa là Một".
Không một vùng đất nào trên thế giới lại thay đổi nhanh hơn Viễn Đông. Hoàn cảnh trong những xứ sở Phật giáo đã thay đổi nhiều lần từ khi Đức Cồ Đàm triển khai lần đầu tiên câu trả lời về điều bí ẩn tại sao con người đau khổ. Cả Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa Phật giáo đã chứng tỏ có thể thích ứng với những hoàn cảnh thay đổi và với những dân tộc khác nhau. Thế giới ngày mai sẽ phát triển từ thế giới hôm nay. Cho nên Phật giáo chắc chắn sẽ tiếp tục là một ảnh hưởng thực sự trong đời sống của những nước láng giềng Viễn Đông của chúng ta. Đại Thừa Phật giáo đang mở rộng ảnh hưởng bằng cách gửi các nhà truyền giáo tới những vùng đất mới vối niềm tin là điều Đức Phật khám phá ra có thể giúp đỡ hầu hết mọi người.
"Tại sao tôi không hạnh phúc?" Đức Phật gợi ý: vì bạn tràn đầy mong muốn, cho đến khi sự mong muốn là sự khát khao thì nó không thể thỏa mãn được dù bạn đã được thứ bạn muốn.
"Làm thế nào tôi có hạnh phúc?" Bằng cách chấm dứt mong muốn. Giống như ngọn lửa tắt khi không thêm dầu thêm vào, cho nên sự bất hạnh của bạn chấm dứt khi nhiên liệu của tham dục thái quá bị lấy đi. Khi bạn chiến thắng được lòng ích kỷ, những thói quen và hy vọng dại dột, hạnh phúc thực sự sẽ hiện ra.
File đính kèm:
- Cac ton giao lon tren the gioi.doc