Hình dạng của trái đất

• Trái đất có dạng hình gì? Dạng nào gần giống với bề mặt thực của quả đất hơn cả? Hình dạng nào thể hiện quả đất chính xác nhất?

• Khi thành lập bản đồ tỷ lệ lớn hoặc nhỏ người ta sử dụng hình dạng, kích thước trái đất có giống nhau không? Tại sao?

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình dạng của trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÌNH DẠNG CỦA TRÁI ĐẤT Trái đất có dạng hình gì? Dạng nào gần giống với bề mặt thực của quả đất hơn cả? Hình dạng nào thể hiện quả đất chính xác nhất? Khi thành lập bản đồ tỷ lệ lớn hoặc nhỏ người ta sử dụng hình dạng, kích thước trái đất có giống nhau không? Tại sao?  Nơi nào trên bề mặt trái đất là nơi gần tâm nhất tại sao? Trái đất có dạng hình cầu là khái niệm chung mà nhiều người thừa nhận. Nhưng thực tế không phải như vậy, bề mặt Trái đất vô cùng phức tạp và không có hình dạng xác định Hình dạng Trái đất được hình thành và  chịu tác động bởi 2 lực: - Lực hấp dẫn tạo nên dạng hình cầu                               F = f Trong đó        M: khối lượng Trái đất                     m: khối lượng vật chất điểm                      f: hằng số hấp dẫn - Lực ly tâm được sinh ra do Trái đất quay xung  quanh trục của nó tạo cho Trái đất có dạng hình elipsoid                                 P = mw2ro             Trong đó            w: vận tốc góc                                     ro: bán kính vĩ tuyến   ro = Rcosj                                     m: khối lượng vật chất điểm P đạt cực đại tại xích đạo, khi đó P =1/200 F. Vì vậy tổng 2 lực (trọng lực) có hướng vào tâm. Chính vì lực ly tâm ở xích đạo lớn hơn ở cực nên Trái đất có dạng hình Elipsoid mà trục nhỏ trùng với trục Trái đất. Ngoài ra, do vật chất ở vỏ Trái đất phân bố không đồng đều, trọng lực có hướng về nơi vật chất nặng. Để biểu hiện chính xác bề mặt Trái đất trong Trắc địa người ta dùng mặt Geoid. Mặt Geoid là mặt nước biển trung bình yên tĩnh, kéo dài xuyên qua các lục địa, làm thành mặt cong khép kín,  mặt này có đặc điểm là tại bất kỳ một điểm nào trên đó, pháp tuyến cũng trùng với phương dây dọi. Ở cực Bắc   Geoid cao hơn Elipsoid   15m Ở vĩ độ 35o VB  Geoid thấp hơn   Elipsoid 15m Ở XĐ   Geoid   trùng    Elipsoid Ở vĩ độ 35o VN   Geoid cao hơn Elipsoid 20m  Ở cực Nam Geoid thấp hơn Elipsoid 30m             Theo hình vẽ  bề mặt Geoid có dạng trái tim hay quả lê, như vậy bề mặt hoàn chỉnh của Trái đất không phải là bề mặt toán học mà là bề mặt sẳn có của Trái đất.             Hơn nữa bề mặt thực tế Trái đất lại gồ ghề, có diện tích khoảng 510 triệu km2, trong đó 71% là đại dương 29% là lục địa, nơi cao nhất là đỉnh Everest (Hymalaya) cao 8848m, nơi thấp nhất là Marian (Thái Bình Dương) sâu 11022 m. Vì vậy, chênh lệch giữa nơi thấp nhất và nơi cao nhất khoảng 20km. Nếu đêm so sánh độ chênh lệch này với quả cầu địa lý có đường kính Trái đất 12.000km thì không đáng kể                =                                        Như vậy nếu ta hình dung một quả cầu địa lý có đường kính 6 m, thì độ chênh cao thấp lớn nhất bằng 1cm.  So sánh này cho phép ta kết luận bề mặt trái đất tương đối nhẵn nhụi. Vì mặt Geoid không có hình dạng toán học nhất định, để thuận lợi trong công tác đo đạc và tính toán, người ta lấy mặt Elipsoid tròn xoay, có hình dạng và kích thước gần giống như mặt Geoid làm bề mặt toán học thay cho Geoid gọi là mặt Elipsoid Trái đất.

File đính kèm:

  • docHINH DANG CUA TRAI DAT.doc