I. Mục tiêu chung của tiểu môđun
1- Kiến thức
— Trình bày khái niệm giáo dục, tính chất và chức năng cơ bản của giáo dục.
— Mô tả đối tượng nghiên cứu của Giáo dục học và các phương pháp nghiên cứu khoa họcgiáo dục.
— Nêu các mối quan hệ và sự khác biệt giữa các khái niệm cơ bản của Giáo dục học (giáo
dục hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp, dạy học, giáo dưỡng, tự giáo dục, tự học).
— Giải thích các khái niệm nhân cách, phát triển nhân cách và các yếu tố phát triển nhân
cách. Phê phán các quan điểm phản khoa học về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triểnnhân cách.
— Phân tích mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục.
— Tóm tắt những đặc thù của giáo dục bậc tiểu học, vấn đề phổ cập giáo dục tiểu học.
— Nêu tác dụng của các hoạt động giáo dục (dạy học, sinh hoạt đoàn thể, hoạt động xã hội,
lao động) ở trường tiểu học.
— Giải thích nhiệm vụ, quyền hạn và các yêu cầu về nhân cách của người giáo viên tiểuhọc.
93 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 2289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu môđun 1: Những vấn đề chung của giáo dục học tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4), giai đoạn 1996-2000, do Hội đồng
khoa học TƯ quản lí (do các tác giả Nguyễn Đức Bình, Phạm Minh Hạc chủ trì) thì
cấu trúc nhân cách gồm các thành phần đạo đức chính trị, sự phát triển trí tuệ, sự
phát triển thể chất, sự phát triển thẩm mĩ, năng lực hoạt động xã hội và nghề nghiệp.
Ngoài ra, các tác giả còn đưa ra cấu trúc nhân cách bao gồm bốn nhóm thuộc
tính tâm lí : xu hướng, tính cách, khí chất, năng lực.
Tóm lại, theo các quan điểm trên thì năng lực là một thành tố cơ bản trong cấu
trúc nhân cách, góp phần làm nên nhân cách người thầy giáo.
2- Cấu trúc nhân cách người thầy giáo
89
Các thành phần cốt lõi trong nhân cách của người giáo viên là phẩm chất đạo đức và
năng lực sư phạm.
Thứ nhất : Thế giới quan khoa học, niềm tin và lí tưởng sư phạm, đạo đức cách mạng và
trình độ văn hoá cao.
Thứ hai : Thái độ tích cực đối với hoạt động sư phạm, chí hướng và xu hướng sư phạm. Đây
là phẩm chất nghề nghiệp thiết yếu của người giáo viên.
Thứ ba : Năng lực sư phạm.
Thứ tư : Hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nghề sư phạm.
Bốn thành tố trên sẽ cùng với một số đặc điểm tâm lí đặc trưng của nhân cách về mặt
trí tuệ, tình cảm và ý chí liên quan mật thiết với nhau, tạo thành một tổng thể thống nhất,
phù hợp với những yêu cầu của hoạt động sư phạm.
Nghiệp vụ sư phạm trong cấu trúc nhân cách của người thầy giáo bao gồm nghiệp vụ
dạy học và giáo dục.
* Các nghiệp vụ dạy học bao gồm :
— Thiết kế.
— Lựa chọn tri thức.
— Phân loại, phối hợp các phương pháp dạy học,
— Nắm vững đối tượng.
— Khả năng ngôn ngữ, diễn đạt ý tưởng.
— Sử dụng các phương tiện dạy học.
— Tổ chức, quản lí, điều khiển học sinh.
— ứng xử nhanh, đúng các tình huống có vấn đề trong dạy học.
— Thuyết phục học sinh.
— Kiểm tra đánh giá kết quả dạy học.
* Các nghiệp vụ giáo dục
— Xây dựng kế hoạch.
— Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động giáo dục.
— Khả năng đối xử cá biệt.
— Điều chỉnh hoạt động giáo dục.
— Thuyết phục, cảm hoá học sinh.
— Vận động, lôi cuốn, phối hợp giáo dục.
— Xây dựng tập thể học sinh.
— Giao tiếp, ứng xử sư phạm.
Nghiệp vụ dạy học và giáo dục thống nhất biện chứng cùng với các yếu tố khác
trong nhân cách người thầy giáo.
Yêu cầu về mặt sức khoẻ : Giáo viên cần phải có sức khoẻ tốt thì mới có thể hoàn
thành tốt được nhiệm vụ của mình.
Nhiệm vụ của hoạt động 3
Xác định các phẩm chất và năng lực của người giáo viên.
Nhiệm vụ 1 :
— Giáo sinh trả lời câu hỏi : "Giáo viên tiểu học cần phải có những yêu cầu gì về
phẩm chất và năng lực để thực hiện có kết quả hoạt động dạy học và các hoạt động
giáo dục khác ?".
— Giáo sinh lấy các ví dụ về phẩm chất và năng lực sư phạm của người giáo viên.
90
Nhiệm vụ 2 : Thảo luận nhóm nhỏ về các phẩm chất và năng lực của giáo viên tiểu
học.
Nhiệm vụ 3 : Tự kiểm tra đánh giá kết quả làm việc cá nhân và thảo luận nhóm.
Đánh giá hoạt động 3
Câu hỏi 1 : Trình bày các phẩm chất của người giáo viên.
Câu hỏi 2 : Nêu các năng lực sư phạm của người giáo viên.
Câu hỏi 3 : Phân biệt những yêu cầu về chuẩn nhân cách của người giáo viên ở các
cấp học.
Câu hỏi 4 : Vì sao người giáo viên cần không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ
nghiệp vụ của mình ?
Bài tập : Tự nhận xét về nhân cách của bản thân.
Hoạt động 4- Tìm hiểu các biện pháp rèn luyện phẩm chất và năng lực của
người giáo viên (60 phút).
Thông tin cho hoạt động 4
1- Giáo viên với việc nâng cao phẩm chất và năng lực sư phạm
Quá trình hình thành và phát triển nhân cách của giáo viên là quá trình lâu dài,
khó khăn và phức tạp. Để xứng đáng là thầy giáo thì cần phải tự học và rèn luyện
liên tục.
Quá trình đào tạo ở trường sư phạm mới chỉ mang lại cho sinh viên những
kiến thức và kĩ năng tối thiểu để dạy học và giáo dục. Muốn trở thành một thầy giáo
giỏi thì phải vừa công tác vừa rút kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học giáo dục, học
tập đồng nghiệp và luôn luôn kiểm tra đánh giá bản thân nhằm không ngừng điều
chỉnh và hoàn thiện nhân cách sư phạm.
Thế hệ trẻ ngày một khác, yêu cầu mới xuất hiện ngày càng nhiều và đòi hỏi
cao, năm nay khác với năm trước, thì người giáo viên cũng phải không ngừng học
tập, thay đổi bản thân cho phù hợp với yêu cầu mới.
Quá trình hình thành và phát triển nhân cách của người giáo viên :
— Quá trình học tập và rèn luyện ở trường phổ thông với sự tiếp xúc, quan hệ trong
môi trường nhà trường đã hình thành nên những phẩm chất và khả năng ban đầu của
người sinh viên sư phạm trong tương lai.
— Quá trình học tập, nghiên cứu, phấn đấu, rèn luyện theo mục tiêu và chương trình
đào tạo người giáo viên ở các trường sư phạm.
+ Học các học phần chung với định hướng và làm cơ sở cho các học phần
chuyên ngành sư phạm.
+ Nghiên cứu các học phần chuyên ngành sư phạm cơ bản và nâng cao.
+ Định hướng và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.
91
+ Học tập kinh nghiệm giảng dạy của các giảng viên.
+ Thực hiện các học phần thực tế và thực tập sư phạm.
+ Tham gia các hoạt động Đoàn, Hội và các hoạt động xã hội khác gắn với
định hướng nghề sư phạm.
— Quá trình công tác giảng dạy, giáo dục
+ Luôn luôn rút kinh nghiệm nghề nghiệp.
+ Tích cực rèn luyện hoàn thiện nghiệp vụ sư phạm.
+ Tích cực tự học và tham gia các lớp bồi dưỡng giáo viên.
+ Sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp.
+ Tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục và các hoạt động khác ở trên lớp
và ngoài giờ lên lớp.
Nhiệm vụ của hoạt động 4
Xác định các biện pháp rèn luyện nhân cách người giáo viên.
Nhiệm vụ 1 :
— Xem băng hình (Phần 2 - Sinh hoạt tổ chuyên môn).
— Sinh viên trả lời câu hỏi : “Hoạt động Sinh hoạt chuyên môn sau tiết dạy ở trên có
tác dụng gì đối với người giáo viên tiểu học tương lai ?”.
— Đọc thông tin của hoạt động 4.
Nhiệm vụ 2 : Thảo luận nhóm nhỏ về các biện pháp rèn luyện nhân cách của người
giáo viên tiểu học.
Nhiệm vụ 3 : Tự kiểm tra đánh giá kết quả làm việc cá nhân và thảo luận nhóm.
Đánh giá hoạt động 4
Câu hỏi 1 : Trình bày các biện pháp rèn luyện phẩm chất của người giáo viên.
Câu hỏi 2 : Phân tích các năng lực sư phạm và cho ví dụ minh hoạ.
Câu hỏi 3 : Hướng phấn đấu của anh chị như thế nào để trở thành người giáo viên ?
Bài tập 1 : Trao đổi với một giáo viên về phẩm chất và năng lực của người giáo viên.
Bài tập 2 : Xây dựng kế hoạch rèn luyện của bản thân để trở thành người giáo viên.
Thông tin phản hồi cho hoạt động
Hoạt động 1
Câu hỏi 1: Trình bày các đặc điểm của lao động sư phạm.
+ Mục đích của lao động sư phạm là phát triển mọi khả năng của học sinh, tái
sản xuất sức lao động.
+ Đối tượng của lao động sư phạm là thế hệ trẻ có ý thức.
92
+ Công cụ của lao động sư phạm là tri thức, trí tuệ, tình cảm hay nói một cách
khác là toàn bộ nhân cách của người giáo viên.
+ Sản phẩm của lao động sư phạm là nhân cách của người học đã được phát
triển.
+ Môi trường của lao động sư phạm là các điều kiện vật chất, tinh thần phục
vụ cho hoạt động giáo dục và tự giáo dục của học sinh tiểu học .
+ Cho ví dụ minh hoạ.
+ Liên hệ thực tế ở trường tiểu học.
Câu hỏi 2 : Rút ra các kết luận cho việc thực hiện lao động sư phạm từ việc nghiên
cứu các đặc điểm của lao động sư phạm.
+ Rút ra các kết luận riêng từ : mục đích, đối tượng, sản phẩm, công cụ, môi
trường của lao động sư phạm. Cụ thể :
• Giáo viên cần hiểu rõ học sinh về nhiều mặt.
• Giáo viên cần phối hợp, thống nhất các tác động đến học sinh theo hướng
tích cực.
• Giáo viên cần khai thác, phát huy tính tự giác, tích cực, độc lập của học
sinh, chuẩn bị cho họ khả năng tự giáo dục.
• Giáo viên phải có năng lực sư phạm và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp -
đạo đức của người thầy.
• Giáo viên không được phép tạo ra phế phẩm trong lao động sư phạm của
mình.
+ Nêu ra những kết luận chung về nghề sư phạm - nghề mang tính khoa học,
tính nghệ thuật, tính nhân văn, tính sáng tạo và tính phức tạp, biện chứng.
+ Hướng phấn đấu của bản thân.
Câu hỏi 3 : Phân biệt những đặc thù của lao động sư phạm ở tiểu học và mẫu giáo,
trung học cơ sở.
+ Phân biệt về mục đích, đối tượng, sản phẩm, công cụ, môi trường của lao
động sư phạm.
+ Cho ví dụ minh hoạ.
+ Nêu ra một số đề nghị cho giáo viên tiểu học.
Bài tập : Trao đổi với một giáo viên tiểu học về đặc điểm của lao động sư phạm ở
tiểu học.
+ Chọn giáo viên trao đổi.
+ Liên hệ và thống nhất kế hoạch trao đổi.
+ Chuẩn bị câu hỏi và các phương tiện, điều kiện hỗ trợ.
+ Viết thu hoạch.
Hoạt động 2
Câu hỏi 1 : Trình bày vai trò của người giáo viên tiểu học.
+ Đào tạo, giáo dục con người mới, chuẩn bị người công dân, nguồn nhân lực,
nhân tài cho đất nước.
+ Là lực lượng chủ đạo trong sự nghiệp phát triển văn hoá - giáo dục.
93
Vai trò của nhà giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo được Luật giáo dục
quy định là :
+ Nhà giáo giữ vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.
+ Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học.
+ Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách bảo đảm các
điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giỏo thực hiện nhiệm vụ của mình;
giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học.
Giáo viên tiểu học cần phát huy vai trò:
+ Người thiết kế
+ Tổ chức
+ Lãnh đạo, chỉ huy
+ Trọng tài, đánh giá.
Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 đó nêu ra việc hoàn thiện định mức
lao động, chế độ làm việc, chế độ chính sách đối với nhà giáo để tạo điều kiện, động
lực và phát huy hơn nữa vai trò của nhà giáo trong sự nghiệp giáo dục.
Câu hỏi 2 : Phân tích chức năng của người giáo viên.
Câu hỏi 3 : Người giáo viên tiểu học có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào ?
Câu hỏi 4 : Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách như thế nào để khuyến
khích giáo viên phát huy vai trò của họ ?
+ Nêu một số chính sách về các trường sư phạm.
+ Lương của giáo viên.
+ Chính sách đối với giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa.
+ Nêu ra một số nhận xét và đề nghị.
File đính kèm:
- Tieu modun 1- những vấn đề chung của GD tiểu học.pdf