Tiểu luận tốt nghiệp: công tác xây dựng gia đình văn hoá ở xã Tân Hòa - Huyện Buôn Đôn

Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình, chính vì muốn xây dựng CNXH mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”.

Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hoá dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thuỷ chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam gìn giữ, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

 

doc28 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 8349 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận tốt nghiệp: công tác xây dựng gia đình văn hoá ở xã Tân Hòa - Huyện Buôn Đôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luật về Hôn nhân - gia đình, vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân, gia đình, phát huy truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc. Bên cạnh đó, các cấp hội phụ nữ cần có kế hoạch thường xuyên giáo dục luật hôn nhân và gia đình cho các hội viên trong xã, động viên các tầng lớp phụ nữ  tham gia xây dựng gia đình mình  trở thành  gia  đình văn  hóa. Mở rộng  các  hình  thức  câu lạc bộ  gia  đình,  các lớp tập huấn, các buổi tọa đàm để tuyên truyền giáo dục luật Hôn nhân – gia đình cho các tầng lớp nhân dân  trong xã. Thực hiện tư vấn về hôn nhân gia đình, đẩy mạnh vai trò, nhiệm vụ của các tổ hòa chức tư vấn giúp cho các gia đình  trong xã vượt qua những mâu  thuẫn, những vấn  đề nảy  sinh  trong  cuộc sống. Hội  phụ nữ  và  đoàn  thanh  niên cần kết hợp tổ chức các chương trình giáo dục tiền hôn nhân, cung cấp tài liệu về vấn đề này cho nam nữ thanh niên trong xã khi đến tuổi kết hôn. Đối với những thanh niên đăng kí kết hôn thì chính quyền các cấp trong xã cần kiểm tra sự hiểu biết của họ về luật hôn nhân gia đình trước khi họ được phép đăng kí kết hôn. Ngoài ra, cũng cần phải đưa việc giáo dục luật Hôn nhân và gia đình vào chương trình học của học sinh phổ  thông,  trường dạy nghề, các  trường chính  trị..  trong địa bàn xã. Các đoàn thể từ xã đến thôn, tiếp thu nội dung luật giáo dục Hôn nhân gia đình vào sinh hoạt đoàn thể, đồng thời cần kết hợp chặt chẽ với nhà trường và xã hội. Thứ sáu, phát huy vai trò, nhiệm vụ của các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân trong công tác xây dựng gia đình văn hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong thời gian tới, cần chú ý tới một số giải pháp cụ thể sau: Tuyên truyền chính sách dân số -  kế hoạch hóa gia đình trong xây dựng gia đình văn hóa. Vận động mọi người dân chấp nhận và thực hiện mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ 1 đến 2 con, coi trọng việc dừng lại ở hai  con  là nghĩa vụ,  trách nhiệm, lợi  ích của mọi người dân  và  toàn xã hội. Nâng cao nhận  thức cho lứa  tuổi vị thành niên về tình bạn, tình yêu và tình dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản nhằm ngăn chặn  tình  trạng nạo, phá  thai trong lứa  tuổi  này. Ngoài  ra, cần phải lồng ghép các hoạt động cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình với phòng chống HIV/ AIDS. Thứ bảy, xây dựng gia đình văn hóa gắn  liền với kế hoạch xây dựng nền văn hóa  tiên  tiến đậm đà bản sắc dân tộc  là mục  tiêu để hoạch định các chính sách xã hội. Trong bối cảnh xã hội đổi mới mạnh mẽ về mọi mặt, gia đình ở xã Tân Hòa cũng  đang  có  xu hướng  chuyển dần từ  gia đình  truyền  thống  sang  gia  đình hiện đại. Sự chuyển biến ấy chịu nhiều tác động của sự giao lưu quốc tế, sự mở cửa đất nước để hội nhập, để xây dựng gia đình trong xã thật sự là tế bào lành mạnh, là tổ ấm của con người. Vấn đề đặt ra cho các tổ chức chính trị trong xã là phải vận động hướng dẫn  cho mọi  thành viên  trong gia đình của xã chú ý kế  thừa những yếu tố  tinh hoa của hôn nhân và gia đình  truyền  thống, cũng như biết chọn lọc những giá trị về hôn nhân và gia đình hiện đại. Cần cho mọi tầng lớp nhân dân trong  xã  thấy  được rằng,  truyền  thống  đó  là  chuẩn mực về  tình  yêu  thương, trách  nhiệm và  nghĩa vụ của  các  thành  viên  trong  gia  đình. Thứ tám, đẩy mạnh xã hội hoá trong việc xây dựng gia đình văn hoá ở xã Tân Hòa. Xây dựng gia đình văn hóa vừa  là mục  tiêu có  tính chiến lược vừa có  tính cấp bách  trong sự nghiệp xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc và phù hợp với qui luật phát triển của xã hội. Cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa hiện nay vẫn là mục tiêu quan  trọng,  thường  xuyên  trong  công  tác  xây dựng  đời sống văn  hóa ở cơ sở,  là nhiệm vụ không chỉ  riêng của ngành Văn hóa  thông  tin, Mặt  trận tổ quốc hay Ủy ban nhân dânmà là nhiệm vụ của tất cả các ngành, các cấp, đoàn thể và của toàn xã hội. C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 1. Kết luận. Qua tổng kết phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở xã Tân Hòa – huyện Buôn Đôn những năm qua cho thấy, việc triển khai rộng khắp và có hiệu quả của phong trào đã tạo nên một bước đột phá mới cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của xã. Nhân dân trong toàn xã đã hiểu được vị trí, vai trò của gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Coi đầu tư cho gia đình là đầu tư cho phát triển bền vững. Gia đình có trách nhiệm với các thành viên và với xã hội; Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ sự ổn định và phát triển của gia đình. Xây dựng gia đình phải luôn gắn với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Cán bộ, đảng viên có trách nhiệm gương mẫu chăm lo xây dựng chính gia đình mình và vận động nhân dân cùng thực hiện. Có được những thành tựu đó là do xã đã biết phát huy vai  trò, nhiệm vụ của các tổ chức trong hệ  thống chính  trị và đẩy mạnh xã hội hóa  trong việc xây dựng gia đình văn hóa. Tuy vậy, những nguy cơ, thách thức đối với các gia đình Việt Nam nói chung và các gia đình ở xã Tân Hòa nói riêng sẽ ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Vai trò của gia đình trong việc ngăn chặn sự tha hóa nhân cách, bảo vệ, phát huy các giá  trị văn hóa  truyền  thống  trước sức ép của văn hóa ngoại  lai sẽ ngày càng mang ý nghĩa sống còn. Trong bối cảnh đó, nội dung,  tính chất của công tác xây dựng gia đình văn hóa không  thay đổi,  thậm chí còn đòi hỏi cao hơn để chống lại những hiện tượng tiêu cực đi  liền với quá  trình  toàn cầu hóa. Vì vậy, chất lượng của phong  trào xây dựng gia đình văn hóa cần được duy  trì và  tiếp tục nâng  lên tầm cao mới. Với những giải pháp cơ bản vừa nêu trên, tác giả hy vọng trước hết sẽ vận dụng để xây dựng chính gia đình mình, đồng thời góp phần thúc đẩy phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở xã Tân Hòa trong những năm tiếp theo vì mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. 2. Kiến nghị. Để thực hiện các giải pháp về công tác xây dựng gia đình văn hóa ở xã Tân Hòa - huyện Buôn Đôn nói riêng và ở tỉnh Đăk Lăk nói chung, tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau đây: Một là, nhà nước cần quan tâm đến công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, bổ sung thêm ngân sách cho các hoạt động văn hóa- văn nghệ, nguồn ngân sách Nhà Nước được phân bổ trong lĩnh vực này cần được quản lý chặt chẽ hơn, chỉ đạo chi đúng quy định. Hai là, cần thường xuyên chăm lo đào tạo bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực thực tiễn cho cán bộ làm công tác này; đồng thời nâng cao mức phụ cấp để cán bộ yên tâm công tác. Ba là, thường xuyên kiểm tra tất cả các cửa hàng bán, cho thuê băng hình, đĩa nhạc và các cửa hàng bán, cho thuê các văn hóa phẩm khác, kiểm tra tính hợp pháp của các sản phẩm văn hóa, kiểm tra điều kiện, giấy phép kinh doanh, nhằm mục đích loại trừ các văn hóa phẩm độc hại, góp phần chấn hưng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG A PHẦN MỞ ĐẦU 1-4 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Đối tượng nghiên cứu 3 3 Phạm vi nghiên cứu 3 4 Phương pháp nghiên cứu 4 5 Kết cấu của tiểu luận 4 B PHẦN NỘI DUNG 5-22 1 Cơ sở lý luận... 5 2 Thực trạng... 8 3 Phương hướng, mục tiêu và những giải pháp... 16 C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22-24 1 Kết luận 22 2 Kiến nghị 24 3 Mục lục 25 4 Tài liệu tham kháo 26 5 Xác nhận của cơ quan đơn vị đến khảo sát 27 6 Bảng nhận xét, đánh giá của Hội đồng chấm tốt nghiệp 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X, XI của ĐCSVN. 2. Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học. Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính – Hà nội. 2009. 3. Luật Hôn nhân & gia đình, Luật chống bạo hành gia đình, luật Bình đẳng giới... 4. Nghị định 49/NĐ/CP về xây dựng gia đình văn hóa. 5. Báo cáo chính trị của Đảng ủy xã Tân Hòa – huyện Buôn Đôn, giai đoạn 2010 – 2015. 6. Bổ sung một số báo cáo đã sử dụng...(chú ý) NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ĐẾN NGHIÊN CỨU VIẾT ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ký tên, đóng dấu BẢNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM TIÊU LUẬN TỐT NGHIỆP Họ và tên học viên: Hà Thị Liên Lớp Trung cấp lý luận Chính trị-Hành chính: K 20 Số thứ tự Nội dung Thành công Hạn chế Kết quả Điểm tối đa Điểm thực tế A PHẦN MỞ ĐẦU 1,5 B PHẦN NỘI DUNG 1 Cơ sở lý luận 1,0 2 Thực trạng 2,0 3 Phương hướng, mục tiêu và giải pháp 3,0 C KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1,5 * HÌNH THỨC 1,0 Điểm số:................. ( Bằng chữ:............................................................................) Đắk Lắk, ngày.........tháng..........năm 2011 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THƯ KÝ

File đính kèm:

  • docDE TAI XAY DUNG GIA DINH VAN HOA.doc
Giáo án liên quan