I. MỤC TIÊU:
Học sinh được thực hành tìm hiểu về:
- Cấu tạo , công dụng của thiết bị đóng cắt và lấy điện
- Nguyên lý làm việc , số liệu kỹ thuật , vị trí lắp đặt của các thiết bị trong mạch điện .
- Có thái độ làm việc kiên trì , chính xác , nghiêm túc và khoa học .
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tháo , lắp các thiết bị điện .
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 60 Thực hành thiết bị đóng cắt và lấy điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:14/4/2006
Tiết 60
THỰC HÀNH
I. MỤC TIÊU:
Học sinh được thực hành tìm hiểu về:
- Cấu tạo , công dụng của thiết bị đóng cắt và lấy điện
- Nguyên lý làm việc , số liệu kỹ thuật , vị trí lắp đặt của các thiết bị trong mạch điện .
- Có thái độ làm việc kiên trì , chính xác , nghiêm túc và khoa học .
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tháo , lắp các thiết bị điện .
II. CHUẨN BỊ:
Thiết bị đóng-cắt : cầu dao một pha , công tắc điện hai cực , ba cực , công tắc ấn .
Thiết bị lấy điện : phích cắm điện , ổ điện loại tháo được .
Dụng cụ: tua vít, bút thử điện.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài học:
- Em hãy phân loại các loại công tắc điện mà em biết .
-Em hãy nêu cấu tạo của một thiết bị đóng cắt và lấy điện mà em biết
GV đặt vấn đề : Để hiểu rõ hơn cấu tạo , công dụng , nguyên lý làm việc , số liiệu kỹ thuật và vị trí lắp đặt của cacù thiết bị đóng cắt và lấy điện , các em học bài thực hành : “ Thiết bị đóng – cắt và lấy điện”
2. Bài mới :
Hoạt động 1 : Tìm hiểu số liệu kỹ thuật của thiết bị điện
GV chia nhóm thực hành theo tổ .
GV hướng dẫn học sinh quan sát và đọc các số liệu kỹ thuật trên các thiết bị điện và giải thích ý nghĩa của các con số đó . HS ghi kết quả tìm hiểu vào báo cáo thực hành .
Hoạt động 2 : tìm hiểu , mô tả cấu tạo của thiết bị điện
GV chia thiết bị điện cho các nhóm thực hành .
GV hướng dẫn HS quan sát , mô tả cấu tạo bên ngoài và bên trong của các thiết bị , HS tìm hiểu được :
+ Công tắc : cực động và cực tĩnh tiếp xúc nhau làm kín mạch khi đóng công tắc , hai cực tách rời nhau làm hở mạch khi ngắt công tắc .
+ Cầu dao : khi hai bộ phận tiếp điện tiếp xúc nhau thì mạch điện được nối kín , khi hai cực tách rời nhau thì mạch điện bị cắt .
+ Ổ điện : Ngoài vỏ , có hai cực tiếp điện bằng đồng là chỗ lấy điện .
+ Phích cắm : Chốt tiếp điện bằng đồng được lắp vào thân và kẹp chặt đầu dây dẫn bằng đai ốc .
HS ghi các nội dung tìm hiểu được vào báo cáo thực hành
GV hướng dẫn HS tháo rời vài thiết bị như công tắc , ổ điện , phích cắm . . . để quan sát kỹ cấu tạo bên trong , tìm hiểu nguyên lý làm việc của các thiết bị đó và ghi vào báo cáo thực hành .
GV hướng dẫn HS lắp hoàn chỉnh các thiết bị đã tháo . trong quá trình thực hành , chú ý rèn luyện cho học sinh thao tác táo và lắp , thứ tự tháo và lắp , sử dụng đúng dụng cụ tháo lắp , cách sắp xếp các chi tiết .
Câu hỏi mở rộng : vì sao phải thực hiện các thao tác kỹ thuật sau :
Lõi của dây dẫn phải được tách rời giữa cực tĩnh và cực động của công tắc , giữa hai dây của ổ điện , giữa hai dây của phích cắm ?
Kẹp chặt dây dẫn điện với thân của phích cắm bằng đai ốc sau khi đã nối dây với chốt tiếp điện ?
3. Tổng kết bài học :
+ GV yêu cầu HS dừng thực hành , thu dọn các thiết bị , dụng cụ , vệ sinh nơi làm việc
+ GV nhận xét sự chuẩn bị cho bài thực hành , quá trình thực hành , rút kinh nghiệm cho giờ học sau
+ GV hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả thực hành của nhóm mình theo mục tiêu bài học
+ Thu bài báo cáo về chấm .
4. Hướng dẫn học ở nhà : Học bài , chuẩn bị bài 53
File đính kèm:
- giaoancongnghr8hglkghki (38).doc