A. Mục tiêu:
ã HS hiểu được công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số thiết bị đóng – cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà.
ã HS biết cách sử dụng các thiết bị đó an toàn và đúng kĩ thuật.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
v GV:
ã Tranh vẽ cấu tạo của một số thiết bị đóng – cắt và lấy điện.
ã Một số thiết bị: Cầu dao, các loại công tắc điện, ổ cắm, phích cắm điện tháo lắp được.
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1816 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 59 Bài 51: thiết bị đóng - Cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 59
Bài 51: Thiết bị đóng - cắt và lấy điện
của mạng điện trong nhà.
Ngày soạn: / /
Ngày giảng: / /
Mục tiêu:
HS hiểu được công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số thiết bị đóng – cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà.
HS biết cách sử dụng các thiết bị đó an toàn và đúng kĩ thuật.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
GV:
Tranh vẽ cấu tạo của một số thiết bị đóng – cắt và lấy điện.
Một số thiết bị: Cầu dao, các loại công tắc điện, ổ cắm, phích cắm điện tháo lắp được.
Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng (Máy chiếu)
Hoạt động 1
Giới thiệu bài học (2phút)
GV: Tại sao lại cần phải dùng các thiết bị đóng – cắt, bảo vệ và lấy điện ở mạng điện trong nhà ? Các em hãy thử tưởng tượng xem điều gì sẽ đến nếu như mạng điện không có các công tắc điện ? Không có ổ cắm và phích cắm điện ? Để trả lời được các câu hỏi trên chúng ta cùng học bài ngày hôm nay. Bài 51: “Thiết bị đóng – cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà”.
HS: Lắng nghe và ghi đề bài.
Tiết 59
Bài 51
Thiết bị đóng – cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà.
Hoạt động 2
Tìm hiểu về thiết bị đóng – cắt mạch điện (30phút)
GV: Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về công tắc điện.
Quan sát hình 51.1, em hãy cho biết trong trường hợp nào bóng điện sáng hoặc tắt ? Tại sao ?
GV kết luận về công dụng của công tắc điện: Dùng để đóng cắt mạch điện bằng tay.
GV yêu cầu HS quan sát hình 51.2 và cho biết cấu tạo của công tắc điện.
GV yêu cầu HS giải thích ý nghĩa số liệu kĩ thuật trên một vỏ công tắc điện: 220V-10A.
Hãy quan sát hình 51.3(SGK_T177) sau đó điền vào bảng 51.1(SGK_T178) để phân loại công tắc điện.
GV yêu cầu HS làm bài điền vào chỗ trống để nêu nguyên lý làm việc và vị trí lắp đặt của công tắc trong mạch điện.
GV yêu cầu 1 HS đọc lại nguyên lý làm việc và vị trí của công tắc trong mạch điện.
GV giới thiệu về một thiết bị đóng cắt khác là cầu dao.
GV yêu cầu HS quan sát hình 51.4(SGK_T179) và cho biết cấu tạo của cầu dao điện.
So sánh cấu tạo của cầu dao điện với cấu tạo của công tắc điện.
Người ta chia cầu dao ra làm mấy loại ?
Tại sao tay nắm cầu dao được bọc gỗ, nhựa, hoặc sứ ?
Trên vỏ của 1 cầu dao có ghi số 250V-15A, hãy giải thích ý nghĩa của các số đó ?
Liên hệ với thực tế mạng điện trong gia đình mình xem có cầu dao không? Nếu có thì được lắp đặt ở vị trí nào trong mạng điện ?
GV cho HS thảo luận và tiện ích của cầu dao điện. Khi cần sửa chữa điện trong gia đình thì cầu dao có giá trị gì ?
HS:
Hình 51.1a đèn sáng vì mạch kín
Hình 51.1b đèn không sáng vì mạch hở.
Công tắc điện gồm: Vỏ, cực động và cực tĩnh.
Vỏ: được làm bằng nhựa hoặc sứ để cách điện và bảo vệ phần dẫn điện.
Cực động và cực tĩnh làm bằng đồng để đóng cắt mạch điện.
Giải thích ý nghĩa:
Điện áp định mức: 220V.
Dòng điện định mức: 10A.
Điền bảng 51.1:
Công tắc bật: Hình 51.3b, c, g.
Công tắc bấm: Hình 51.3d, h.
Công tắc xoay: Hình 51.3e.
Công tắc giật: Hình 51.3a.
Điền vào chỗ trống: tiếp xúc, hở.
Chọn từ hoặc cụm từ: nối tiếp, sau.
1 HS đọc.
Cấu tạo của cầu dao gồm: Vỏ, các cực động và các cực tĩnh.
Giống nhau: đều có vỏ.
Khác nhau: ở công tắc chỉ có một cực động và một cực tĩnh còn ở cầu dao thì có nhiều cực động và nhiều cực tĩnh.
Người ta chia cầu dao làm các loại như: một pha, hai pha và ba pha.
Tay nắm cầu dao được bọc bằng gỗ, nhựa, sứ để cách điện.
Điện áp định mức: 250V.
Dòng điện định mức: 15A.
Cầu dao được lắp ở đầu đường dây chính.
Khi cần sửa chữa điện cầu dao có tác dụng đóng cắt nguồn điện.
Thiết bị đóng – cắt:
Công tắc điện:
Khái niệm:
Là thiết bị điện dùng để đóng cắt mạch điện bằng tay.
Cấu tạo:
Công tắc điện gồm: Vỏ, cực động và cực tĩnh.
Phân loại:
Dựa vào số cực: công tắc hai cực, công tắc ba cực…
Điền bảng 51.1:
Công tắc bật: Hình 51.3b, c, g.
Công tắc bấm: Hình 51.3d, h.
Công tắc xoay: Hình 51.3e.
Công tắc giật: Hình 51.3a
Nguyên lý làm việc: SGK
Cầu dao:
Khái niệm:
Là thiết bị điện dùng để đóng cắt mạch điện bằng tay.
Cấu tạo:
Công tắc điện gồm: Vỏ, các cực động và các cực tĩnh.
Phân loại:
Dựa vào số cực: cầu dao một cực, hai cực,ba cực…Căn cứ vào tác dụng: một pha, ba pha.
Hoạt động 3
Thiết bị lấy điện (10phút)
GV: giới thiệu về hai thiết bị lấy điện là ổ điện và phích cắm điện.
Chức năng của hai thiết bị này: lấy điện cung cấp cho các đồ dùng điện.
GV yêu cầu HS quan sát hình 51.6(SGK_T180) và cho biết cấu tạo của ổ điện (Gồm mấy bộ phận ? Tên gọi các bộ phận ? Các bộ phận này được làm bằng gì ?).
Quan sát hình 51.7 em hãy cho biết cấu tạo của phích cắm điện, phích cắm điện có những loại nào ? Khi sử dụng cần chú ý điều gì ?
HS:
Cấu tạo của ổ điện: Vỏ và cực tiếp xúc.
Vỏ được làm sứ, nhựa…
Cực tiếp xúc được làm bằng đồng.
Cấu tạo của phích cắm điện: Thân và chốt tiếp điện.
Thân làm bằng chất cách điện tổng hợp chịu nhiệt.
Chốt tiếp điện làm bằng đồng.
Lấy điện từ ổ cắm tới phụ tải.
Khi sử dụng phích cắm điện phải chọn loại có chốt và số liệu phù hợp với ổ điện.
Thiết bị lấy điện:
ổ điện:
là thiết bị lấy điện cho các đồ dùng điện.
Cấu tạo của ổ điện: Vỏ và cực tiếp xúc.
Vỏ được làm sứ, nhựa…
Cực tiếp xúc được làm bằng đồng.
Phích cắm điện: SGK
Cấu tạo của phích cắm điện: Thân và chốt tiếp điện.
Thân làm bằng chất cách điện tổng hợp chịu nhiệt.
Chốt tiếp điện làm bằng đồng.
Lấy điện từ ổ cắm tới phụ tải.
Khi sử dụng phích cắm điện phải chọn loại có chốt và số liệu phù hợp với ổ điện.
Hoạt động 4
Tổng kết bài và giao công việc về nhà (3phút)
GV yêu cầu 1HS đọc phần ghi nhớ.
Yêu cầu HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ và trả lời 2 câu hỏi trong SGK_T181.
Yêu cầu HS đọc trước và chuẩn bị bài 52: “Thực hành đóng – và lấy điện”.
1 HS đọc phần ghi nhớ.
HS ghi BTVN.
Ghi nhớ: SGK
Học thuộc phần ghi nhớ và trả lời 2 câu hỏi trong SGK_T181.
File đính kèm:
- Tiet 59_Bai 51_Thiet bi dong - cat va lay dien cua mang dien trong nha.doc