Kiến thức: HS cần:
- Mức 1:Biết được các phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản.
-Mức 2:Giải thích được một số biện pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản
-Mức 3:Vận dụng kiến thức chỉ ra được ưu và nhược điểm một số biện pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản(tôm, cá) ở địa phương.
2.Kỹ năng: Rèn luyện và phát triển cho HS các kỹ năng sau:
-xử lí thông tin; quan sát
-Quan sát tranh ảnh, vật mẫu.
-Liên hệ thực tế.
3.Thái độ: Yêu thích và sẳn sàng tham gia vào sản xuất nuôi thuỷ sản.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2667 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 49: Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 34 Tiết: 49 Ngày soạn: 21/4/2014
Tiết 49: THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM THUỶ SẢN
I.Mục tiêu bài học:
Kiến thức: HS cần:
- Mức 1:Biết được các phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản.
-Mức 2:Giải thích được một số biện pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản
-Mức 3:Vận dụng kiến thức chỉ ra được ưu và nhược điểm một số biện pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản(tôm, cá) ở địa phương.
2.Kỹ năng: Rèn luyện và phát triển cho HS các kỹ năng sau:
-xử lí thông tin; quan sát
-Quan sát tranh ảnh, vật mẫu.
-Liên hệ thực tế.
3.Thái độ: Yêu thích và sẳn sàng tham gia vào sản xuất nuôi thuỷ sản.
II.Chuẩn bị của GV và HS:
1.Chuẩn bị nội dung:
-Nghiên cứu SGK
-Tham khảo tài liệu có liên quan đến nội dung của bài
2.Chuẩn bị ĐDDH:
-Phòng to hình 86, 87 -SGK và sưu tầm thêm các tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
III.Phương pháp dạy – học:
Đàm thoại –làm việc với SGK – quan sát tranh + thảo luận nhóm...
IV. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức: 1ph
2.Kiểm tra bài cũ: 5 phút ;
-H1: Trình bày tóm tắt biện pháp chăm sóc tôm, cá.
-H2: Muốn phòng bệnh cho tôm, cá, theo em cần có những biện pháp gì ?
3.Bài mới :
*Mở bài:
Thu hoạch, bảo quản, chế biến là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất thuỷ sản. Khâu kỹ thuật này làm không tốt sẽ làm cho chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng và kinh tế sẽ thấp. Do vậy, chúng ta cần thực hiện tốt yêu cầu kỹ thuật đề ra.
Từ ý nghĩa trên, GV nêu mục tiêu bài học.
* Hoạt động 1: TÌM HIỂU KỸ THUẬT THU HOẠCH
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
12’
-GV nêu nguyên nhân, mục đích, yêu cầu của sự sự thu hoạch
-H: Thế nào là đánh tỉa, thả bù ? Cho ví dụ.
-H:Nêu ưu và nhược điểm của phương pháp này ?
-GV nhận xét, bổ sung, chốt lại vấn đề.
-H:Thế nào là phương pháp thu hoạch toàn bộ ?
-H:Nêu ưu và nhược điểm của phương pháp này ?
-GV nhận xét, bổ sung, chốt lại vấn đề
-Nghe giảng
-HS dựa vào thông tin SGK trả lời
-Yêu cầu nêu được:
+Ưu: cung cấp thực phẩm thường xuyên và năng suất tăng
+Nhược: số lượng thu hoạch hạn chế; có thể mất nhiều công lao động
-HS trả lời àLớp góp ý bổ sung.
-HS dựa vào thông tin SGk trả lời
+Ưu: cho sản phẩm tập trung, chi phí ít
+Nhược: năng suất không cao
-HS trả lời àLớp góp ý bổ sung.
I.Thu hoạch:
1/Đánh tỉa, thả bù:
Là cách thu hoạch những cá thể đã đạt chuẩn thực phẩm, sau đó bổ sung cá giống, tôm giống vào để đảm bảo mật độ nuôi.
2/Thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong ao:
-Là cách thu hoạch triệt để
-Đối với những con chưa đạt kích thước thì có thể chuyển sang ao khác để nuôi tiếp.
* Hoạt động 2: TÌM HIỂU MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO QUẢN
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
-GV có thể đặt một số câu hỏi:
+H1:Các sản phẩm không được bảo quản thì sẽ như thế nào ?
H2:Vậy, bảo quản nhằm mục đích gì ?
-GV chốt lại.
-Yêu cầu HS quan sát H86 và cho biết mỗi hình a, b, c thể hiện những phương pháp nào ?
-GV giảng thêm về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên sử dụng chất bảo quản gây hại cho sức khoẻ con người.
HS có thể nêu:
+H1: Bị hư hỏng, tỉ lệ hao hụt cao
H2:Dựa vào thông tin SGK trả lời
-HS quan sát H86 – SGK
Yêu cầu nêu được:
+H86a: ướp muối
+H86b: phơi khô
+H86c:làm lạnh
II.Bảo quản:
1/Mục đích:
Bảo quản nhằm hạn chế hao hụt về chất lươngj của sản phẩm, đảm bảo nguyên liệu cho chế biến phục vụ trong nước và xuất khẩu.
2/Các phương pháp bảo quản:
Có 3 phương pháp bảo quản:
+Ướp muối
+Phơi khô
+Làm lạnh
* Hoạt động 3: TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10phut
-H:Tại sao phải chế biến thuỷ sản ?
-GV bổ sung thêm các ví dụ trong thực tế để minh hoạ,đồng thời nhấn mạnh.
Giảng: Đặc điểm của của sản phẩm thuỷ sản ở dạng tươi sống dễ biến đổi về chất lượng, vì thế phải chế biến làm cho chất lượng được nâng cao.
-GV chốt lại
-GV yêu cầu HS nêu một vài phương pháp chế biến thuỷ sản mà địa phương thường sử dụng.
-H:Có mấy phương pháp chế biến thuỷ sản ?
-GV phân tích cho HS rõ 2 phương pháp thủ công và công nghiệp
-GV yêu cầu HS quan sát H87 và ghi vào vở BT những sản phẩm đã được chế biến theoe 2 phương pháp này.
-HS dựa vào phần mục đích –SGK để trả lời.
-HS nghe giảng
-HS có thể nêu:muối mắm, làm nước mắm, mắm tôm, chả cá…
-Trả lời: có 2 pp: thủ công và công nghiệp
-Nghe giảng
-Quan sát àlàm BT
-Phát biểu kết quả trước lớp
I.Thu hoạch:
1/Mục đích:
Chế biến sản phẩm nhằm tăng giá trị sử dụng thực phẩm đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.
2/Phương pháp:
Có 2 phương pháp chế biến:
-Phương pháp thủ công tạo ra nước mắm, mắm tôm, tôm chua…
-Phương pháp công nghiệp tạo ra sản phẩm đồ hộp.
4.Củng cố :2’
Gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ SGK
5.Kiểm tra – Đánh giá : 3’
-H : Em hãy nêu các phương pháp thu hoạch tôm, cá ?
-H : Tại sao phải bảo quản sản phẩm thuỷ sản ? Hãy nêu tên vài phương pháp bảo quản má em biết ?
-H : Ở địa phương em thường chế biến sản phẩm thuỷ sản bằng phương pháp nào ?
6.Nhận xét – dặn dò
-Nhận xét về thái độ học tập của học sinh; tiết học đạt hiệu quả chưa.
- Dặn dò: đọc trước bài 56 – SGK.
V.Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- CN7,tuần 34.doc