A. Mục tiêu:
ã HS hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sử dụng bếp điện.
ã HS hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sử dụng nồi cơm điện.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
v GV:
ã Tranh vẽ, mô hình bếp điện và nồi cơm điện.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3234 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 47 Bài 42: bếp điện, nồi cơm điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 47
Bài 42: Bếp điện, nồi cơm điện.
Ngày soạn: / /
Ngày giảng: / /
Mục tiêu:
HS hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sử dụng bếp điện.
HS hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sử dụng nồi cơm điện.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
GV:
Tranh vẽ, mô hình bếp điện và nồi cơm điện.
Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng (Máy chiếu)
Hoạt động 1
Giới thiệu bài học (2phút)
GV: Để hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc, cách sử dụng một số đồ dùng điện trong gia đình như bếp điện, nồi cơm điện chúng ta cùng nghiên cứu bài: “Bếp điện, nồi cơm điện”.
HS: Lắng nghe và ghi đề bài.
Tiết 47
Bài 42
Bếp điện – Nồi cơm địên
Hoạt động 2
Tìm hiểu cấu tạo, số liệu kĩ thuật, công dụng của bếp điện (20phút)
GV:
Bếp điện có mấy bộ phận chính ?
Dây đốt nóng thường được làm bằng hợp kim gì?
Bếp điện có mấy loại ?
So sánh hai loại bếp điện trên, theo em nên sử dụng loại bếp điện nào an toàn hơn ?
Hãy đọc và giải thích ý nghĩa số liệu kĩ thuật của bếp điện ?
Để đảm bảo an toàn điện khi đun nấu cần phải làm gì ?
Sau khi HS phát biểu, GV rút ra kết luận về cách sử dụng giống như trong SGK_T147.
HS:
Bếp điện có hai bộ phận chính là dây đốt nóng và thân bếp.
Dây đốt nóng được làm bằng hợp kim Niken- Crôm hoặc Fe-Crôm.
Bếp điện có hai loại: Bếp điện kiểu kín và bếp điện kiểu hở.
Trong hai loại bếp điện trên bếp điện kiểu kín an toàn hơn vì dây đốt nóng được đúc kín trong ống và được cách điện.
Điện áp định mức: 127V, 220V.
Công suất định mức: từ 500W đến 2000W.
1 HS phát biểu.
Bếp điện:
Cấu tạo :
Bếp điện có hai bộ phận chính là dây đốt nóng và thân bếp.
Dây đốt nóng được làm bằng hợp kim Niken- Crôm hoặc Fe- Crôm.
Bếp điện kiểu kín.
Bếp điện kiểu hở.
Trong hai loại bếp điện trên bếp điện kiểu kín an toàn hơn vì dây đốt nóng được đúc kín trong ống và được cách điện.
Các số liệu kĩ thuật:
Điện áp định mức: 127V, 220V.
Công suất định mức: từ 500W đến 2000W.
Sử dụng: SGK_T147.
Hoạt động 3
Nồi cơm điện (20phút)
GV: Quan sát hình 42.2 (SGK_T147):
Nồi cơm điện có mấy bộ phận chính?
Gv giới thiệu cụ thể hơn cho hs hiểu.
Gv: Căn cứ vào cấu tạo của vỏ nồi, em hãy giải thích tại sao sử dụng nồi cơm điện tiết kiệm điện năng hơn bếp điện ?
Hãy đọc và giải thích ý nghĩa số liệu kĩ thuật của nồi cơm điện ?
Theo em sử dụng nồi cơm điện như thế nào cho hợp lý ?
HS:
Nồi cơm điện có 3 bộ phận chính:
Vỏ nồi.
Soong.
Dây đốt nóng.
Do cấu tạo của vỏ nồi có 2 lớp, giữa 2 lớp có bông thuỷ tinh cách nhiệt cho nên sử dụng nồi cơm điện tiết kiệm điện năng hơn bếp điện.
Hs đọc giống SGK_T148.
Nồi cơm điện:
Cấu tạo :
Nồi cơm điện có 3 bộ phận chính:
Vỏ nồi.
Soong.
Dây đốt nóng:
Các số liệu kĩ thuật:
Điện áp định mức: 127V, 220V.
Công suất định mức: từ 400W đến 1000W.
Dung tích soong: 0,75l ; 1l ; 1,5l ; 1,8l ; 2,5l.
Sử dụng: SGK_T147
Hoạt động 4
Tổng kết bài và giao công việc về nhà (3phút)
GV yêu cầu 1HS đọc phần ghi nhớ.
Yêu cầu HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ và trả lời 2 câu hỏi trong SGK_T148.
Yêu cầu HS đọc trước và chuẩn bị bài 43: “Thực hành: Bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện”.
1 HS đọc phần ghi nhớ.
HS ghi BTVN.
Ghi nhớ: SGK
Học thuộc phần ghi nhớ và trả lời 2 câu hỏi trong SGK_T148.
File đính kèm:
- Tiet 47_Bai 42_Bep dien, noi com dien.doc