I. Mục tiêu:
-HS hiểu được đặc điểm của mạng điện trong nhà
-Hiểu cấu tạo, chức năng 1 số phần tử của mạng điện trong nhà
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị nội dung:
-Nghiên cứu nội dung bài 50 SGK
-Đọc thêm tài liệu tham khảo
-Lập kế hoạch dạy học
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
-Tranh về cấu tạo mạng điện trong nhà
-Tranh về hệ thống điện
-GV và HS có thể sưu tầm thêm 1 số tranh ảnh về sử dụng điện trong sinh hoạt, về mạng điện trong nhà
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 46: Bài 50: Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 46:
Bài 50: Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà
I. Mục tiêu:
-HS hiểu được đặc điểm của mạng điện trong nhà
-Hiểu cấu tạo, chức năng 1 số phần tử của mạng điện trong nhà
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị nội dung:
-Nghiên cứu nội dung bài 50 SGK
-Đọc thêm tài liệu tham khảo
-Lập kế hoạch dạy học
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
-Tranh về cấu tạo mạng điện trong nhà
-Tranh về hệ thống điện
-GV và HS có thể sưu tầm thêm 1 số tranh ảnh về sử dụng điện trong sinh hoạt, về mạng điện trong nhà
III. Tổ chức HĐ dạy học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
-Nhận xét bài làm kiểm tra tiết trước
3. Bài mới:
Giới thiệu bài học: Qua việc HD HS quan sát tranh về: “Hệ thống điện quốc gia”. GV giảng giải: Mạng điện sinh hoạt của các hộ tiêu thụ điện là mạng điện 1 pha, nhận điện từ mạng phân phối 3 pha điện áp thấp để cug cấp điện cho các thiết bị, đồ dùng và chiếu sáng.
Mạng điện trong nhà có những đặc điểm gì? Và được cấu tạo như thế nào? Để hiểu rõ đặc điểm và cấu tạo của mạng điện trong nhà, chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.
a. HĐ1: Tìm hiểu về đặc điểm và yêu cầu mạng điện trong nhà
*Điện áp của mạng điện trong nhà
-Những đồ dùng điện trong nhà em có điện áp định mức là bao nhiêu?
(220V)
- Tại sao tất cả đồ dùng điện đều có chung cấp điện áp?
(Vì tất cả đồ dùng trong mạng phải có điện áp định mức phù hợp với điện áp mạng điện cung cấp)
-Có những đồ dùng điện nào có cấp điện áp thấp hơn không?
(Những đồ dùng điện của Nhật có cấp điện áp 110V)
-Hãy cho biết khi sử dụng những đồ dùng điện đó có cần qua 1 thiết bị hạ áp nào không?
(Khi sử dụng thì phải dùng qua máy biến áp)
*Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà
-Theo em đồ dùng điện trong mỗi gia đình có giống nhau về số lượng không?
(Số lượng đồ dùng điện rất khác nhau giữa các gia đình)
* Sự phù hợp điện áp giữa các thiết bị, đồ dùng điện với điện áp của mạng điện
-Khi đồ dùng điện có công suất lớn thì điện áp cũng phải lớn có đúng không?
-Hãy lấy 1 số VD về sự phù hợp điện áp giữa đồ dùng điện và cấp điện áp của mạng điện trong nhà?
(Bếp điện 1000W-220V; Nồi cơm điện 800W-220V)
BT: Đồ dùng thiết bị phù hợp với mạng 220V là: Bàn là điện: 220V-1000W; Công tắc điện 500V-10A; Phích cắm điện 250V-5A)
*Yêu cầu của mạng điện trong nhà
-Mạng điện trong nhà phải có những yêu cầu gì?
b. HĐ2: Tìm hiểu về cấu tạo mạng điện trong nhà
-GV vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm: 1 cầu chì, 1 công tắc điều khiển, 1 bóng đèn:
+Sơ đồ mạch điện trên được cấu tạo từ những phần tử nào?
(Cầu chì, công tắc, bóng đèn)
+Chức năng, nhiệm vụ của những phần tử đó trong mạch điện?
(Cầu chì để bảo vệ an toàn cho các đồ dùng điện; Công tắc để điều khiển bóng đèn; Bóng đèn để thắp sáng)
+Từ sơ đồ đơn giản , em hãy hoàn thiện cấu tạo của mạng điện trong nhà?
c. HĐ3: Vận dụng, củng cố, luyện tập
-GV kẻ khung phần “Ghi nhớ” SGK
-Yêu cầu HS đọc nội dung phần “Ghi nhớ”, HS khác bổ sung, hoàn thiện đặc điểm, yêu cầu và cấu tạo của mạng điện trong nhà
-HS làm BT
I. Đặc điểm và yêu cầu của mạng điện trong nhà
1. Điện áp của mạng điện trong nhà
Cấp điện áp của mạng điện trong nhà là 220V; Đây là giá trị định mức của mạng điện sinh hoạt ở nước ta
2. Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà
a. Đồ dùng điện rất đa dạng
-Có rất nhiều loại đồ dùng điện
-“Tải” hay còn gọi là “phụ tải” là bao gồm tất cả các thiết bị điện, đồ dùng điện trong 1 mạng điện
b. Công suất điện của các đò dùng điện rất khác nhau
-Nhu cầu dùng điện giữa các gia đình rất khác nhau, nên tải của mỗi mạng điện cũng rất khác nhau tạo nên tính đa dạng của mạng điện trong nhà. Từ đó việc thiết kế mạng điện trong nhà cũng rất đa dạng
3. Sự phù hợp điện áp giữa các thiết bị, đồ dùng điện với điện áp của mạng điện
-Các đồ dùng điện trong nhà dù có công suất khác nhau nhưng đều có điện áp định mức bằng điện áp định mức của mạng điện. Đều có ý nghĩa quan trọng là khi mua, chọn và sử dụng đồ dùng điện phải tương thích với mạng điện trong nhà
-Riêng đối với các thiết bị động - cắt, bảo vệ và điều khiển, điện áp định mức của chúng có thể lớn hơn điện áp mạng điện
4. Yêu cầu của mạng điện trong nhà
-Đảm bảo cung cấp đủ điện
-Đảm bảo an toàn cho người và ngôi nhà
-Kiểm tra, sửa chữa dễ dàng
-Sử dụng thuận tiện, bền chắc và đẹp
II. Cấu tạo của mạng điện trong nhà
-Cấu tạo của mạng điện trong nhà gồm: Mạch chính, mạch nhánh, công tơ điện, thiết bị đóng cắt và bảo vệ, bảng điện, sứ cách điện, đồ dùng điện
III. Luyện tập
-HS làm BT: sau mục 3) của I (SGK-173)
Sau mục II (SGK-174)
IV. HD học ở nhà:
-Học và đọc SGK
-Chuẩn bị bài 51: Một vài thiết bị đóng cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà như: Công tắc điện, ổ lấy điện, phích cắm điện... cho giờ học sau
File đính kèm:
- CN8.46.doc