Tiết 46 Bài 41: Đồ dùng loại điện – nhiệt bàn là điện

A. Mục tiêu:

ã HS hiểu được nguyên lý làm việc của đồ dùng loại điện – nhiệt.

ã HS hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sử dụng bàn là điện.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

v GV:

ã Tranh vẽ và mô hình đồ dùng loại điện – nhiệt (bàn là điện).

ã Bàn là điện còn tốt và các bộ phận của bàn là điện.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 46 Bài 41: Đồ dùng loại điện – nhiệt bàn là điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 46 Bài 41: Đồ dùng loại điện – nhiệt Bàn là điện. Ngày soạn: / /2006 Ngày giảng: / /2006 Mục tiêu: HS hiểu được nguyên lý làm việc của đồ dùng loại điện – nhiệt. HS hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sử dụng bàn là điện. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: GV: Tranh vẽ và mô hình đồ dùng loại điện – nhiệt (bàn là điện). Bàn là điện còn tốt và các bộ phận của bàn là điện. Tiến trình dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng (Máy chiếu) Hoạt động 1 Giới thiệu bài học (2phút) GV: Đồ dùng điện (loại điện nhiệt) đã trở thành dụng cụ không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Từ bếp điện, nồi cơm điện, ấm điện, bình nước nóng, bàn là điện… Vậy chúng có cấu tạo và nguyên lý làm việc như thế nào? chúng ta học bài ngày hôm nay: “Đồ dùng loại điện - nhiệt. Bàn là điện”. HS: Lắng nghe và ghi đề bài. Tiết 46 Bài 41 Đồ dung loại điện – nhiệt Bàn là điện Hoạt động 2 Tìm hiểu nguyên lý biến đổi năng lượng của đồ dùng điện – nhiệt (4phút) GV: Hãy nêu tác dụng nhiệt của dòng điện? (Đã học ở lớp 7) GV kết luận: nguyên lý biến đổi năng lượng của đồ dùng loại điện – nhiệt dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt nóng, biến đổi điện năng thành nhiệt năng. Năng lượng đầu vào và đầu ra của đồ dùng điện - nhiệt là gì? HS: Năng lượng đầu vào của đồ dùng loại điện – nhiệt là điện năng. Năng lượng đầu ra của đồ dùng loại điện – nhiệt là nhiệt năng. Đồ dùng loại điện nhiệt: Nguyên lý làm việc: Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt nóng. Biến đổi điện năng thành nhiệt năng. Hoạt động 3 Tìm hiểu các yêu cầu kĩ thuật của dây đốt nóng (14phút) GV hỏi: Vì sao dây đốt nóng phải làm bằng chất liệu có điện trở suất lớn và phải chịu được nhiệt độ cao? GV nêu mối liên quan giữa điện trở R của dây,điện trở suất r của vật liệu, chiều dài và tiết diện S của dây đốt nóng: GV yêu cầu HS đọc phần các yêu cầu kĩ thuật của dây đốt nóng trong SGK sau đó tự tóm tắt vào vở. HS: Vì điện trở suất tỉ lệ với công suất. Vì đảm bảo yêu cầu của thiết bị là nhiệt lượng toả ra lớn. HS: Đọc và tóm tắt vào vở. Dây đốt nóng: Điện trở của dây đốt nóng: Phụ thuộc vào điện trở suất r, tỉ lệ thuận với chiều dài và tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây đốt nóng: Đơn vị của đện trở là Ôm, kí hiệu: W Các yêu cầu kĩ thuật của dây đốt nóng: SGK. Hoạt động 4 Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc, số liệu kĩ thuậ và cách sử dụng bàn là điện (20phút) GV: Hãy quan sát hình 41.1 và cho biết cấu tạo của bàn là điện? Chức năng của dây đốt nóng và đế của bàn là điện là gì? GV giới thiệu về dây đốt nóng sau đó hỏi HS: Nhiệt độ làm việc của dây đốt nóng Niken-Crom vào khoảng bao nhiêu? Nguyên lý làm việc của bàn là điện là gì? Nhiệt năng là năng lượng đầu vào hay đầu ra của bàn là điện và được sử dụng để làm gì? GV hướng dẫn HS giải thích số liệu kĩ thuật: Điện áp định mức: 127V, 220V. Công suất định mức: 300W đến 1000W. Khi sử dụng bàn là điện cần chú ý điều gì? GV lưu ý đến công dụng chính của bàn là điện: làm phẳng bề mặt hoặc tạo nếp gấp quần áo… HS: Bàn là điện có hai bộ phận chính là dây đốt nóng và vỏ. Biến điện năng thành nhiệt năng Dây đốt nóng làm bằng hợp kim Niken-Crom chịu được nhiệt độ từ 10000C đến 11000C. Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây đốt nóng toả nhiệt, nhiệt được tích vào đế của bàn là làm nóng bàn là. Nhiệt năng là năng lượng đầu ra của bàn là điện và được dùng để sấy khô những đồ dùng bị ẩm ướt. HS đọc phần chú ý trong SGK_T145. Bàn là điện: Cấu tạo: Dây đốt nóng: Dây đốt nóng được làm bằng hợp kim Niken-Crom chịu được nhiẹt độ cao. Được đặt ở các rãnh trong bàn là và cách điện với vỏ. Vỏ bàn là: gồm đế và nắp. Đế được làm bằng gang hoặc hợp kim nhôm, được đánh bóng hoặc mạ Crom. Nắp được làm bằng đồng, thép mạ Crom hoặc nhực chịu nhiệt, có gắn tay cầm bằng nhực chịu nhiệt. Ngoài ra còn có một số bộ phận khác như: đèn tín hiệu, rơle nhiệt, núm điều cỉnh nhiệt độ… Nguyên lý làm việc: Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây đốt nóng toả nhiệt, nhiệt được tích vào đế của bàn là làm nóng bàn là. Các số liệu kĩ thuật: Điện áp định mức: 127V, 220V. Công suất định mức: 300W đến 1000W. Sử dụng:SGK Hoạt động 5 Tổng kết bài và giao công việc về nhà (5phút) GV yêu cầu 1HS đọc phần ghi nhớ. 1 HS đọc phần “Có thể em chưa biết” trong SGK_T145. Yêu cầu HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ và trả lời 3 câu hỏi trong SGK_T145. Yêu cầu HS đọc trước và chuẩn bị bài 42: “Bếp điện, nồi cơm điện”. 1 HS đọc phần ghi nhớ. 1 HS đọc phần “Có thể em chưa biết”_T145_SGK. HS ghi BTVN. Ghi nhớ: SGK Học thuộc phần ghi nhớ và trả lời 3 câu hỏi trong SGK_T145.

File đính kèm:

  • docTiet 46_Bai 41_Do dung loai dien - nhiet_Ban la dien.doc
Giáo án liên quan