1.1.Kiến thức:
- HS biết được thức ăn tôm cá gồm những loại nào.
- HS Hiểu được những mối quan hệ về thức ăn.
1.2.Kĩ năng:
- Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích để thấy được mối quan hệ giữa các loại thức ăn của động vật thủy sản.
1.3.Thái độ:
- Thông qua nội dung bài thực hành, HS sẽ vận dụng vào thực tế cuộc sống. Từ đó giúp học sinh yêu thích bộ môn hơn.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2691 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 45 Thức ăn của động vật nuôi thủy sản ( tôm, cá), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 45
Tuần ( CM):33.
Ngày dạy:…………….
THỨC ĂN CỦA ĐỘNG VẬT NUÔI THỦY SẢN
( TÔM, CÁ)
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
- HS biết được thức ăn tôm cá gồm những loại nào.
- HS Hiểu được những mối quan hệ về thức ăn.
1.2.Kĩ năng:
- Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích để thấy được mối quan hệ giữa các loại thức ăn của động vật thủy sản.
1.3.Thái độ:
- Thông qua nội dung bài thực hành, HS sẽ vận dụng vào thực tế cuộc sống. Từ đó giúp học sinh yêu thích bộ môn hơn.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Các loại thức ăn của tôm cá, mối quan hệ về thức ăn.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Chuẩn bị tranh vẽ hình 82 -83 sgk trang 141- 142.
3.2. Học sinh: + Đọc trước nội dung bài: Thức ăn của động vật nuôi thủy sản.
+ Tìm hiểu các loại thức ăn của tôm cá?
4. TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1’) GV kiểm tra sĩ số HS
4.2. Kiểm tra miệng: 5’
Câu 1:
1/ Trình bày đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản? (5đ)
2/ Nhiệt độ, sự chuyển động của nước có ảnh hưởng như thế nào đến tôm, cá? (5đ)
Đáp án:
1/ - Có khả năng hòa tan các chất vô cơ và hữu cơ
- Khả năng điều hòa chế độ nhiệt của nước
- Thành phần Oxi (O2) thấp và Cacbonic (CO2) cao
2/ Nhiệt độ: Ảnh hưởng đến tiêu hóa, hô hấp và sinh sản của tôm, cá
Sự chuyển động của nước: Ảnh hưởng đến lượng Oxi, thức ăn,… của tôm, cá
Câu 2: Thức ăn của tôm, cá có mấy loại? VD.(8đ)
Có 2 loại: Thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo. VD
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1:Vào bài ( 1’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV:Giới thiệu: Động vật thủy sản muốn duy trì sự sống và cơ thể phát triển bình thường thì cần phải ăn đầy đủ. Vậy thức ăn của động vật thủy sản gồm những loại nào? mối quan hệ về thức ăn giữa các loại ra sao? Đó là nội dung kiến thức hôm nay.
HS: ghi tựa bài học
Hoạt động 2:Tìm hiểu những loại thức ăn của tôm, cá
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: HS biết được thức ăn tôm cá gồm những loại nào.
- Kỹ năng: Quan sát, nhận biết
( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp:Vấn đáp, trực quan, thuyết trình, thảo luận nhóm
- Phương tiện dạy học: Tranh trang 141
(3) Các bước của họat động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
B1:
GV: Thức ăn của tôm, cá có mấy loại?
HS: Có 2 loại: Thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo
GV: Thế nào là thức ăn tự nhiên? Gồm các loại nào?
HS: Đọc Sgk và liên hệ thực tế trả lời
GV: Thức ăn tự nhiên rất giàu dinh dưỡng.
VD: Tảo có 30 – 60% protein, 20 – 30% chất béo
GV giới thiệu hình 82/ 141 Sgk
Yêu cầu HS làm bài tập/ 141 Sgk
HS: Hoạt động nhóm. Trình bày kết quả.
Nhóm khác nhận xét
GV: Nhận xét. Đưa ra đáp án đúng.
- Thực vật phù du: Tảo khuê, tảo ẩn xanh, tảo đậu
- Thực vật bậc cao: Rong đen lá vàng, rong lông gà
- Động vật phù du: Trùng túi trong, trùng hình da
- Động vật đáy: Giun mồm dài, ốc củ cải
B2:
GV: Thức ăn nhân tạo là gì? Có mấy nhóm chính?
HS: Đọc Sgk và liên hệ thực tế trả lời
GV giới thiệu hình 83/ 142 Sgk
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi /142 Sgk theo nhóm
HS: Hoạt động nhóm. Trình bày kết quả. Cần nêu được:
- Thức ăn tinh: Bắp, đậu tương, cám
- Thức ăn thô: Phân đạm, phân hữu cơ
- Thức ăn hỗn hợp: Trộn nhiều loại thức ăn theo khẩu phần (Thức ăn tinh + thức ăn chứa đạm + khoáng + phụ gia)
I. Những loại thức ăn của tôm, cá
1/ Thức ăn tự nhiên
Là thức ăn có sẵn trong nước, gồm vi khuẩn, thực vật thủy sinh, động vật phù du, động vật đáy và mùn bã hữu cơ…
2/ Thức ăn nhân tạo
Là thức ăn do con người cung cấp cho tôm, cá
* Có 3 nhóm chính:
- Thức ăn tinh
- Thức ăn thô
- Thức ăn hỗn hợp
Hoạt động 2: Tìm hiểu về thức ăn giữa các nhóm sinh vật
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: HS Hiểu được những mối quan hệ về thức ăn.
- Kĩ năng:Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích để thấy được mối quan hệ giữa các loại thức ăn của động vật thủy sản.
( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp:Vấn đáp, trực quan, thảo luận
- Phương tiện dạy học: Hinh vẽ trang 142
(3) Các bước của họat động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Các sinh vật sống trong nước có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đó là mối quan hệ về thức ăn.
B1:
* Trực quan sơ đồ 16/ 142 Sgk
HS: Quan sát, tìm hiểu.
GV: Thức ăn của thực vật phù du, thực vật đáy, vi khuẩn là gì?
HS: Chất dinh dưỡng hòa tan
GV: Thức ăn của động vật phù du là những loại nào?
HS: Chất vẩn, thực vật phù du, vi khuẩn
GV: Động vật đáy ăn gì?
HS: Chất vẩn và động vật phù du
GV: Thức ăn của tôm, cá là gì?
HS: Chất vẩn, động vật đáy, thực vật đáy, thực vật phù du, vi khuẩn, động vật phù du.
GV:Thức ăn gián tiếp của tôm, cá là gì ?
HS: Các sinh vật trong nước làm thức ăn cho nhau và làm thức ăn cho tôm, cá.
- KL: các sinh vật luôn có sự ảnh hưởng lẫn nhau, tạo thành vòng tuần hoàn kín.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
B2:
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi /143 Sgk theo nhóm
(?): Muốn tăng lượng thức ăn trong vực nước nuôi trồng thuỷ sản phải làm những việc gì ?
HS: Hoạt động nhóm. Trình bày kết quả.
Cần nêu:Phải bón phân (Vô cơ và hữu cơ) hợp lí, tạo điều kiện cho các động vật và thực vật trong nước phát triển làm lượng thức ăn phong phú hơn, tôm cá sẽ có đủ chất dinh dưỡng và mau lớn.
II. Quan hệ về thức ăn
Chất dinh dưỡng hòa tan
Thực vật phù du Thực vật đáy
Vi khuẩn
Động vật phù du Động vật đáy
Chất vẩn
Tôm, cá
- Các sinh vật trong nước làm thức ăn cho nhau và làm thức ăn cho tôm, cá., luôn có sự ảnh hưởng lẫn nhau, tạo thành vòng tuần hoàn kín.
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
5.1 Tổng kết:
* GV gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
* GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
1/ Thức ăn của tôm, cá gồm những loại nào?
2/ Sự khác nhau giữa thức ăn nhận tạo và thức ăn tự nhiên?
Đáp án: 1/ Gồm: Thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo
2/ - Thức ăn tự nhiên: Là thức ăn có sẵn trong nước
- Thức ăn nhân tạo: Là thức ăn do con người cung cấp cho tôm, cá
5.2 Hướng dẫn học tập:
– Đối với bài học ở tiết học này:
+ HS học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
– Đối với bài học ở tiết học tiết theo:
+ Hoïc sinh xem tröôùc noäi dung baøi 51.
+Thực hành: Xác định nhiệt độ, độ trong, độ pH của nước nuôi thủy sản
+Mỗi nhóm chuẩn bị mẫu nước ao nuôi tôm, cá đựng trong 2 chậu (nếu có), thùng đựng nước.
6. PHỤ LỤC : SGV, chuẩn KT-KN.
File đính kèm:
- djkfgadskgajfyhoajdslkfjaskljfl (4).doc