Tiết 45 Bài 40 Thực hành: Đèn ống huỳng quang

A. Mục tiêu:

ã HS biết được cấu tạo của đèn ống huỳnh quang, chấn lưu và tắc te.

ã HS hiểu được nguyên lý làm việc và cách sử dụng đèn ống huỳnh quang.

ã HS có ý thức thực hiện các quy định về an toàn điện.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

v GV:

ã Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ, thiết bị giống như yêu cầu chuẩn bị trong SGK_T140.

ã Ngoài ra GV chuẩn bị các mãu ống huỳnh quang, chấn lưu, tắc te đã hỏng để phá ra cho HS quan sát.

v HS:

ã Chuẩn bị trước báo cáo thực hành theo mẫu ở mục III.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4924 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 45 Bài 40 Thực hành: Đèn ống huỳng quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 45 Bài 40 Thực hành: Đèn ống huỳng quang Ngày soạn: / /2006 Ngày giảng: / /2006 Mục tiêu: HS biết được cấu tạo của đèn ống huỳnh quang, chấn lưu và tắc te. HS hiểu được nguyên lý làm việc và cách sử dụng đèn ống huỳnh quang. HS có ý thức thực hiện các quy định về an toàn điện. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: GV: Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ, thiết bị giống như yêu cầu chuẩn bị trong SGK_T140. Ngoài ra GV chuẩn bị các mãu ống huỳnh quang, chấn lưu, tắc te đã hỏng để phá ra cho HS quan sát. HS: Chuẩn bị trước báo cáo thực hành theo mẫu ở mục III. Tiến trình dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng (Máy chiếu) Hoạt động 1 Kiểm tra bài cũ (5phút) GV nêu yêu cầu kiểm tra: Đọc thuộc lòng phần ghi nhớ SGK_T139 và sau đó trả lời câu hỏi 1_SGK_T139. GV gọi 1 HS lên bảng kiểm tra. GV nhận xét và cho điểm. HS: Đọc phần ghi nhớ như trong SGK_T139 và trả lời câu hỏi 1_SGK_T139. Hoạt động 2 Giới thiệu bài học (7phút) GV: Như bài trước chúng ta đã thấy, nguồn sáng do đèn sợi đốt tạo ra có năng suất phát quang thấp. Để khắc phục nhược điểm này người ta đã chế tạo ra loại đèn cho năng suất phát quan cao hơn hẳn. Đó là đèn ống huỳnh quang. Vậy chúng ta sẽ quan sát, tìm các bộ phận chính và sơ đồ điện của bộ phận đèn ống huỳnh quang, quá trình mồi phóng điện và đèn phát sáng làm việc. Chúng ta cùng học bài: “Thực hành đèn ống huỳnh quang”. GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 đến 5 HS. Các nhóm kiểm tra việc chuẩn bị thực hành của mỗi thành viên GV kiểm tra các nhóm, nhắc lại nội quy an toàn và hướng dẫn nội dung và trình tự thực hành cho các nhóm HS. HS: Lắng nghe và ghi đề bài. Tiết 45 Bài 40 Thực hành Đèn ống huỳnh quang Hoạt động 3 Tìm hiểu đèn ống huỳnh quang (13phút) GV: Yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo đèn ống huỳnh quang (bài 39_SGK). Cho HS quan sát 2 đèn ống huỳnh quang (loại 0,6m và loại 1,2m) và yêu cầu đọc và giải thích ý nghĩa số liệu kĩ thuật ghi trên ống huỳnh quang. Cho HS ghi loại đèn của mình vào mục 1- Báo cáo thực hành. GV nêu cấu tạo và chức năng của chấn lưu đèn huỳnh quang. Cấu tạo: Gồm có dây quấn và lõi thép (để làm cuộn cảm). Chức năng: Tạo sự tăng thế ban đầu để đèn làm việc. Giới hạn dòng điện qua đèn khi đèn phát sáng. Cho HS ghi vào mục 2 – Báo cáo thực hành. GV nêu cấu tạo và chức năng của tắc te đèn ống huỳnh quang. Cấu tạo: Có 2 điện cực, trong đó 1 điện cực động lưỡng kim. Chức năng: Tự động nối mạch khi U cao ở 2 điện cực và ngắt mạch khi U giảm, mồi đèn sáng lúc ban đầu. Cho HS ghi vào mục 2 – Báo cáo thực hành. HS: Đèn ống huỳnh quang có hai bộ phận chính: ống thuỷ tinh và hai điện cực. HS nghe và ghi bài. HS ghi loại đèn của mình vào mục 1 - Báo cáo thực hành. HS ghi vào mục 2 – Báo cáo thực hành. HS ghi vào mục 2 – Báo cáo thực hành. Chuẩn bị: SGK Nội dung và trình tự thực hành: Đọc và giải thích ý nghĩa các số liệu kĩ thuật ghi trên đèn ống huỳnh quang và ghi vào mục 1 báo cáo thực hành. Quan sát tìmh hiểu cấu tạo và chức năng các bộ phận của đèn ống huỳnh quang, chấn lưu, tắc te và ghi vào mục 2 báo cáo thực hành. Hoạt động 4 Quan sát tìm hiểu sơ đồ mạch điện của bộ đèn ống huỳnh quang (10phút) GV mắc sẵn mạch điện, yêu cầu HS quan sát (HS có thể quan sát ở hình 40.1_SGK_T141). GV hỏi: Cách nối các phần tử trong mạch điện như thế nào? Mạch điện của bộ đèn ống huỳnh quang gồm các phần tử gì? Chấn lưu và tắc te được mắc như thế nào với đèn ống huỳnh quang? Hai đầu dây ra ngoài của bộ đèn ống huỳnh quang nối vào đâu? Cho HS ghi vào mục 3 – Báo cáo thực hành. Gồm: Chấn lưu và tắc te. Chấn lưu mắc nối tiếp với ống huỳnh quang. Tắc te mắc song song với ống huỳnh quang. Hai đầu dây của đèn nối với nguồn điện. Quan sát, tìm hiểu sơ đồ mạch điện của bộ đèn ống huỳnh quang (Hình 40.1) để biết cách nối các phần tử trong sơ đồ. Hoạt động 5 Quan sát sự mồi phóng điện và đèn phát sáng (5phút) GV đóng điện và chỉ dẫn cho HS quan sát các hiện tượng sau: Phóng điện trong tắc te, quan sát thấy sáng đỏ trong tắc te, sau khi tắc te ngừng phóng điện, quan sát thấy đèn phát sáng bình thường ( Cụ thể: Khi đóng điện sẽ có phóng điện xảy ra giữa hai điện cực của tắc te, điện cực động của tắc te nóng lên, uốn cong và đóng mạch tắc te. Lúc này sẽ có dòng điện chạy qua hai điện cực của đèn, sưởi ấm điện cực của đèn. Sau đó điện cực lưỡng kim của tắc te nguội đi, trở về vị trí ban đầu, làm hở mạch hai cực tắc te. Vì cuộn chấn lưu có tính điện cảm, cho nên khi tắc te hở mạch sẽ xuất hiện điện áp lớn đặt lên hai điện cực của ống huỳnh quang và ống huỳnh quang phóng điện phát sáng). Cho HS ghi vào mục 4 – Báo cáo thực hành. HS nghe và ghi vào mục 4 – Báo cáo thực hành. Quan sát sự mồi phóng điện và đèn phát sáng. Hoạt động 6 Tổng kết bài và giao công việc về nhà (5phút) GV nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ, đánh giá kết quả thực hành. GV hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả thực hành của mình dựa theo mục tiêu bài học. GV thu báo cáo thực hành về chấm. Yêu cầu HS đọc trước và chuẩn bị bài 41_SGK: “Đồ đung loại điện - nhiệt. Bàn là điện”. HS ghi BTVN.

File đính kèm:

  • docTiet 45_Bai 40_Thuc hanh_Den ong huynh quang.doc
Giáo án liên quan