Tiết 43 Bài 38: đồ dùng loại điện – quang đèn sợi đốt

A. Mục tiêu:

ã HS hiểu được cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt.

ã HS biết được đặc điểm của đèn sợi đốt.

ã Có ý thức tìm hiểu các loại đồ dùng điện.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

v GV:

ã Tranh vẽ về đèn sợi đốt.

ã Đèn sợi đốt đuôi xoáy, đuôi ngạnh còn tốt và đã hỏng.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3054 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 43 Bài 38: đồ dùng loại điện – quang đèn sợi đốt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 43 Bài 38: Đồ dùng loại điện – quang Đèn sợi đốt Ngày soạn: / /2006 Ngày giảng: / /2006 Mục tiêu: HS hiểu được cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt. HS biết được đặc điểm của đèn sợi đốt. Có ý thức tìm hiểu các loại đồ dùng điện. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: GV: Tranh vẽ về đèn sợi đốt. Đèn sợi đốt đuôi xoáy, đuôi ngạnh còn tốt và đã hỏng. Tiến trình dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng (Máy chiếu) Hoạt động 1 Kiểm tra bài cũ (5phút) GV nêu yêu cầu kiểm tra: Đọc thuộc lòng phần ghi nhớ SGK_T133 và sau đó trả lời câu hỏi 3_SGK_T133. GV gọi 1 HS lên bảng kiểm tra. GV nhận xét và cho điểm. HS: Đọc phần ghi nhớ như trong SGK_T133 và trả lời câu hỏi 3. Hoạt động 2 Giới thiệu bài học (2phút) GV: Năm 1879, nhà bác học người Mỹ Thomas Edison đã phát minh ra đèn sợi đốt đầu tiên. Sáu mươi năm sau (1939), đèn huỳnh quang xuất hiện đã khắc phục những nhược điểm của đèn sợi đốt. Vậy, những nhược điểm đó là gì? Chúng ta cùng nghiên cứu bài: “Đồ dùng loại điện quang - Đèn sợi đốt”. HS: Lắng nghe và ghi đề bài. Tiết 43 Bài 38 Đồ dùng loại điện – quang Đèn sợi đốt. Hoạt động 3 Phân loại đèn điện (10phút) GV: Như chúng ta đã biết đèn điện tiêu thụ điện năng và biến đổi điện năng thành quang năng. Qua tranh vẽ và hiểu biết thực tế em hãy kể tên các loại đèn mà em biết? GV bổ sung: Đèn phóng điện (đèn cao áp Hg, đèn cao áp Na…) GV kết luận: Có 3 loại đèn chính: Đèn sợi đốt. Đèn huỳnh quang. Đèn phóng điện. Yêu cầu HS quan sát hình 38.1 để hiểu rõ hơn. HS: Đèn sợi đốt. Đèn huỳnh quang. Phân loạị đèn điện: Dựa vào nguyên lý làm việc người ta phân đèn điện ra làm 3 loại chính: Đèn sợi đốt. Đèn huỳnh quang. Đèn phóng điện (đèn cao áp Hg, đèn cao áp Na…). Hoạt động 4 Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của đèn sợi đốt (15phút) GV: Đèn sợi đốt còn có tên gọi khác là gì? Quan sát hình 38.2 và cho biết cấu tạo của bóng đèn sợi đốt? Và đồng thời điền vào phần còn trống(…) trong SGK_T135. Sau khi HS trả lời GV đưa ra kết luận: Đèn sợi đốt cố 3 bộ phận chính là sợi đốt, bóng thuỷ tinh và đuôi đèn. Hướng dẫn HS tìm hiểu từng bộ phận của bóng đèn qua việc trả lời các câu hỏi sau: Sợi đốt thường có hình dạng như thế nào? Được làm bằng gì? Tại sao? GV kết luận: Sợi đốt là phần tử rất quan trọng của đèn, ở đó điện năng được biến đổi thành quang năng. Vì sao phải hút hết không khí (tạo chân không) và bơm khí trơ vào bóng? Đuôi đèn được làm bằng gì? Có mấy kiểu đuôi đèn? Loại đuôi đèn nào thường được sử dụng phổ biến? Hãy phát biểu tác dụng phát quang của dòng điện? HS: Đèn dây tóc Cấu tạo: Sợi đốt, bóng thuỷ tinh và đuôi đèn. Sợi đốt là dây kim loại có dạng lò xo xoắn. Thường được làm bằng Vonfram vì chịu được đốt nóng ở nhiệt độ cao. Hút hết không khí và bơm khí trơ vào bóng để tăng tuổi thọ của sợi đốt. Đuôi đèn được làm bằng đồng hoặc sắt tráng kẽm và được gắn chặt với bóng thuỷ tinh. Có hai kiểu đuôi đèn: đuôi xoáy và đuôi ngạnh Loại đèn đuôi xoáy được sử dụng nhiều nhất. Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây tóc đèn làm dây tóc đèn nóng lên đến nhiệt độ cao, dây tóc đèn phát sáng. Đèn sợi đốt: Đèn sợi đốt hay còn gọi là dây tóc. Cấu tạo: Sợi đốt: Còn gọi là dây tóc. Làm bằng dây kim loại (Vonfram) Tại đây điện năng được biến thành quang năng. Bóng thuỷ tinh: Làm bằng thuỷ tinh chịu nhiệt. Bên trong là khí trơ. Đuôi đèn: Làm bằng đồng hoặc sắt tráng kẽm. Trên đuôi có hai cực tiếp xúc. Loại đuôi xoắn được sử dụng phổ biến. Nguyên lý làm việc: Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây tóc đèn làm dây tóc đèn nóng lên đến nhiệt độ cao, dây tóc đèn phát sáng. Hoạt động 5 Tìm hiểu đặc điểm, số liệu kĩ thuật và sử dụng đèn sợi đốt (10phút) GV nêu và giải thích đặc điểm của đèn sợi đốt: Phát ra ánh sáng liên tục (có lợi hơi loại đèn khác khi thị giác phải làm việc nhiều). Hiệu suất phát quang thấp: khi làm việc chỉ khoảng 4% đến 5% điện năng tiêu thụ của đèn được biến đổi thành quang năng phát ra ánh sáng, phần còn lại toả nhiệt. GV: Vì sao sử dụng đèn sợi đốt để chiếu sáng không tiết kiệm điện năng? Khi làm việc, sợi bị đốt nóng ở nhiệt độ cao nên nhanh hỏng. Tuổi thọ thấp, chỉ khoảng 1000 giờ. GV: Lấy một bóng đèn mà trên bóng có ghi 220V- 75W yêu cầu HS giải thích ý nghĩa của các đại lượng trên. Sau đó nêu cách sử dụng loại đèn này. GV bổ sung: Hạn chế di chuyển và rung bóng khi đèn phát sáng (vì sợi đốt bị đốt nóng ở nhiệt độ cao dễ bị đứt). HS: nghe và ghi chép bài. Vì hiệu suất phát quang thấp. ý nghĩa của các đại lượng: Điện áp định mức: 220V Công suất định mức: 75W Cách sử dụng: Phải thường xuyên lau chùi bụi bám vào đèn, để đèn phát sáng tốt. Đặc điểm của đèn sợi đốt: Phát sáng liên tục. Hiệu suất phát quang thấp. Tuổi thọ thấp. Số liệu kĩ thuật: Điện áp định mức: 127V, 220V Công suất địn mức: 15W, 25W, 40W, 60W, 75W, 100W, 200W, 300W. Sử dụng: Cách sử dụng: phải thường xuyên lau chùi bụi bám vào đèn, để đèn phát sáng tốt và hạn chế di chuyển và rung bóng khi đèn phát sáng (vì sợi đốt bị đốt nóng ở nhiệt độ cao dễ bị đứt). Hoạt động 6 Tổng kết bài và giao công việc về nhà (3phút) GV yêu cầu 1HS đọc phần ghi nhớ. Yêu cầu HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ và trả lời 3 câu hỏi trong SGK_T136. Yêu cầu HS đọc trước và chuẩn bị bài 39: “Đèn huỳnh quang”. 1 HS đọc phần ghi nhớ. HS ghi BTVN. Ghi nhớ: SGK Học thuộc phần ghi nhớ và trả lời 3 câu hỏi trong SGK_T136.

File đính kèm:

  • docTiet 43_Bai 38_Do dung loai dien - quang_Den soi dot.doc
Giáo án liên quan