Tiết 41 Bài 36: vật liệu kĩ thuật điện

A. Mục tiêu:

ã HS biết được loại vật liệu nào là loại vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, vật liệu dẫn từ.

ã HS hiểu được đặc tính và công dụng của mỗi loại vật liệu kĩ thuật điện.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

v GV:

ã Tranh vẽ các đồ dùng điện gia đình và các dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

ã Các mẫu về dây điện, các thiết bị điện và dùng điện gia đình.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2289 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 41 Bài 36: vật liệu kĩ thuật điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41 Bài 36: Vật liệu kĩ thuật điện Ngày soạn: / /2006 Ngày giảng: / /2006 Mục tiêu: HS biết được loại vật liệu nào là loại vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, vật liệu dẫn từ. HS hiểu được đặc tính và công dụng của mỗi loại vật liệu kĩ thuật điện. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: GV: Tranh vẽ các đồ dùng điện gia đình và các dụng cụ bảo vệ an toàn điện. Các mẫu về dây điện, các thiết bị điện và dùng điện gia đình. Tiến trình dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng (Máy chiếu) Hoạt động 1 Giới thiệu bài học (2phút) GV đưa tranh vẽ và đồ dùng điện giới thiệu: Trong đời sống, các đồ dùng điện gia đình, các thiết bị điện, các dụng cụ bảo vệ an toàn điện…đều làm bằng vật liệu kĩ thuật điện. Vậy vật liệu kĩ thuật điện là gì? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta sẽ cùng nghiên cứu bài: “Vật liệu kĩ thuật điện”. HS: Lắng nghe và ghi đề bài. Tiết 41 Bài 36: Vật liệu kĩ thuật điện Hoạt động 2 Tìm hiểu vật liệu dẫn điện (12phút) GV: Em hãy cho biết các đường dây truyền tải điện năng được làm bằng gì? Như ta đã biết đồng và nhôm có tính chất dẫn điện hay nói cách khác chúng là loại vật liệu mà dòng điện chạy qua được. Những loại vật liệu như vậy được gọi là vật liệu dẫn điện. Vậy vật liệu dẫn điện là gì? GV: Em hãy cho biết đặc tính và công dụng của vật liệu dẫn điện? GV giới thiệu một số loại vật liệu dẫn điện (kim loại, hợp kim, than chì, dung dịch điện phân…) và cho HS biết điện trở suất của một số chất. Hướng dẫn HS ghi tên các phần tử dẫn điện trên hình 36.1: 2 lõi dây điện 2 lỗ lấy điện 2 chốt phích cắm điện GV: Em hãy cho biết vật liệu kĩ thuật điện ở các trạng thái (thể) nào? GV kết luận: Vật liệu dẫn điện dùng để chế tạo các phần tử (bộ phận) dẫn điện của các loại thiết bị điện. HS: Dây đồng hoặc dây nhôm. Vật liệu mà dòng điện chạy qua được gọi là vật liệu dẫn điện. Đặc tính của vật liệu dẫn điện là dẫn điện tốt vì có điện trở suất nhỏ (khoảng 10-6 I 10-8 Wm), và được kí hiệu là r (r càng nhỏ dẫn điện càng tốt). Công dụng của vật liệu dẫn điện: dùng làm các thiết bị điện và dây dẫn điện. Vật liệu kĩ thuật điện có 3 thể: Thể rắn (kim loại, hợp kim), thể lỏng (nước, dung dịch điện phân), thể khí (hơi thuỷ ngân). Vật liệu dẫn điện: Khái niệm: Vật liệu mà dòng điện chạy qua được gọi là vật liệu dẫn điện. Đặc tính và công dụng: Đặc tính của vật liệu dẫn điện là dẫn điện tốt vì có điện trở suất nhỏ (khoảng 10-6 I 10-8 Wm), và được kí hiệu là r (r càng nhỏ dẫn điện càng tốt). Công dụng của vật liệu dẫn điện: dùng làm các thiết bị điện và dây dẫn điện. Hoạt động 3 Tìm hiểu về vật liệu cách điện (12phút) GV: Để tìm hiểu về vật liệu cách điện GV gợi mở cho HS bằng cách đưa ra một số câu hỏi: Vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện chạy qua, theo em vật liệu cách điện có cho dòng điện chạy qua không? Vậy thế nào là vật liệu cách điện? Đặc tính và công dụng của vật liệu cách điện là gì? Các trạng thái của vật liệu cách điện? GV nhấn mạnh cho HS biết đối với vật liệu cách điện ở thể rắn thì: Vật liệu cách điện sẽ bị già hoá do tác động của nhiệt độ, chấn động và các tác động hoá lí khác. Khi nhiệt độ làm việc tăng quá nhiệt độ cho phép từ 8 đến 100C thì tuổi thọ của vật liệu cách điện chỉ còn một nửa. HS trả lời các câu hỏi dựa vào hiểu biết và SGK: HS: không. Vật liệu không cho dòng điện chạy qua là vật liệu cách điện. Đặc tính vật liệu cách điện là cách điện tốt (vì có điện trở suất lớn khoảng 108 I 1013 Wm). Công dụng: dùng để chế tạo các thiết bị cách điện, các phần tử cách điện của các thiết bị điện. Trong thực tế vật liệu cách điện có 3 thể: Thể khí (không khí, khí trơ), thể lỏng (đầu biến thế, đầu cáp điện), thể rắn (thể đông đặc): thuỷ tinh, nhựa êbônít, sứ, gỗ khô… II. Vật liệu cách điện: 1. Khái niệm: Vật liệu không cho dòng điện chạy qua là vật liệu cách điện. 2. Đặc tính và công dụng: Đặc tính vật liệu cách điện là cách điện tốt (vì có điện trở suất lớn khoảng 108 I 1013 Wm). Công dụng: dùng để chế tạo các thiết bị cách điện, các phần tử cách điện của các thiết bị điện. Hoạt động 4 Tìm hiểu vật liệu dẫn từ (12phút) GV đưa ra khái niệm về vật liệu dẫn từ: Vật liệu mà đường sức từ trường chạy qua được gọi là vật liệu dẫn từ. Dựa vào tranh vẽ và mẫu vật như chuông điện, nam châm điện, máy biến áp… GV hỏi HS: Ngoài tác dụng làm lõi để quấn dây điện, lõi thép còn có tác dụng gì? Từ đó GV kết luận về đặc tính và công dụng của vật liệu dẫn từ: Đặc tính vật liệu dẫn từ: dẫn từ tốt. Công dụng: Thép kĩ thuật điện dùng làm lõi dẫn từ của nam châm điện lõi máy biến áp, lõi các máy phát điện, động cơ điện (Yêu cầu HS xem hình 36.2 để hiểu thêm). GV yêu cầu HS đọc SGK và cho biết công dụng của một số loại thép kĩ thuật điện. Ngoài tác dụng làm lõi để quấn dây điện, lõi thép còn có tác dụng làm tăng cường tính chất từ của thiết bị, làm cho đường sức từ tập trung và lõi thép của máy. Anico dùng làm nam châm vĩnh cửu. Ferit dùng làm anten, lõi BA trung tần trong vận tải điện. Pecmaloi dùng làm lõi các BA, động cơ điện trong kĩ thuật vô tuyến và quốc phòng. III. Vật liệu dẫn từ: 1. Khái niệm: Vật liệu mà đường sức từ trường chạy qua được gọi là vật liệu dẫn từ. 2. Đặc tính và công dụng: Đặc tính vật liệu dẫn từ: dẫn từ tốt. Công dụng: Thép kĩ thuật điện dùng làm lõi dẫn từ của nam châm điện lõi máy biến áp, lõi các máy phát điện, động cơ điện. Hoạt động 5 Tổng kết bài và giao công việc về nhà (7phút) GV yêu cầu HS đọc bảng 36.1_SGK_130 và điền vào những chỗ còn trống trong bảng này. GV yêu cầu 1HS đọc phần ghi nhớ. Yêu cầu HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ và trả lời 3 câu hỏi trong SGK_T130. Yêu cầu HS đọc trước và chuẩn bị bài 37: “Phân loại và số liệu kĩ thuật của đồ dùng điện”. HS điền vào bảng 36.1 2 HS đọc phần ghi nhớ HS ghi BTVN. Ghi nhớ: SGK Học thuộc phần ghi nhớ và trả lời 3 câu hỏi trong SGK_T130.

File đính kèm:

  • docTiet 41_Bai 36_Vat lieu ki thuat dien.doc
Giáo án liên quan