Tiết 40 Bài 35: cứu người bị tai nạn điện

A. Mục tiêu:

ã HS biết cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện một cách an toàn.

ã HS biết sơ cứu nạn nhân kịp thời và đúng phương pháp.

ã HS có ý thức nghiêm túc trong khi học tập.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

v GV:

ã Một số tranh vẽ người bị điện giật.

ã Tranh vẽ một số cách giải thoát nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

ã Tranh vẽ một vài phương pháp hô hấp nhân tạo.

ã Chuẩn bị một số dụng cụ: Sào tre, gậy gỗ khô, ván gỗ khô, vải khô

v HS:

ã Chuẩn bị trước báo cáo thực hành ở mục III_SGK_T127.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 40 Bài 35: cứu người bị tai nạn điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 40 Bài 35: Cứu người bị tai nạn điện Ngày soạn: / /2006 Ngày giảng: / /2006 Mục tiêu: HS biết cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện một cách an toàn. HS biết sơ cứu nạn nhân kịp thời và đúng phương pháp. HS có ý thức nghiêm túc trong khi học tập. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: GV: Một số tranh vẽ người bị điện giật. Tranh vẽ một số cách giải thoát nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Tranh vẽ một vài phương pháp hô hấp nhân tạo. Chuẩn bị một số dụng cụ: Sào tre, gậy gỗ khô, ván gỗ khô, vải khô… HS: Chuẩn bị trước báo cáo thực hành ở mục III_SGK_T127. Tiến trình dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng (Máy chiếu) Hoạt động 1 Giới thiệu bài học (5phút) Khi có người bị tai nạn điện, phải nhanh chóng cứu chữa ngay, không lãng phí vào việc thời gian xác định người đó sống hay chết. Sự thành công của việc sơ cứu phụ thuộc vào sự nhanh nhẹn, tháo vát và cứu chữa đúng cách của người cứu. Đó chính là nội dung của bài thực hành hôm nay: “Cứu người bị tai nạn điện”. HS: Lắng nghe và ghi đề bài. Tiết 40 Bài 35: Thực hành Cứu người bị tai nạn điện. Hoạt động 2 1. Thực hành tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện (17phút) Trước khi thực hành GV chia nhóm HS: chia lớp thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 5 HS. Các nhóm kiểm tra việc chuẩn bị thực hành của từng thành viên: Mẫu báo cáo thực hành, các công việc GV yêu cầu. GV nêu yêu cầu của hoạt động này: HS phải biết cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện vừa nhanh, vừa đảm bảo an toàn. GV cho HS làm quen với 2 tình huống được đề cập trong SGK khi cứu người bị tai nạn điện. Sau đó cho các nhóm thảo luận để chọn cách xử lý đúng nhất (an toàn và nhanh nhất) để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. GV đánh giá và cho điểm các nhóm theo tiêu chí sau: Hành động nhanh chính xác. Đảm bảo an toàn cho người cứu. Có ý thức học tập nghiêm túc. HS: Thảo luận và đưa ra kết luận đúng. Tình huống 1: Rút phích cắm điện (nắp cầu chì) hoặc aptomat. Tình huống 2: Đứng trên ván gỗ khô, dùng sào tre (gỗ) khô hất dây điện ra khỏi nạn nhân. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện: Tình huống 1: Rút phích cắm điện (nắp cầu chì) hoặc aptomat. Tình huống 2: Đứng trên ván gỗ khô, dùng sào tre (gỗ) khô hất dây điện ra khỏi nạn nhân. Hoạt động 4 2. Sơ cứu nạn nhân (20 phút) GV chọn phương pháp sơ cứu phù hợp với giới tính để các em thực hành được tự nhiên thoải mái. Yêu cầu HS bám theo SGK để thực hành sơ cứu nạn nhân. HS: nghe và ghi bài. Sơ cứu nạn nhân: Phương pháp 1: Phương pháp nằm sấp. (SGK_126) Phương pháp 2: Hà hơi thổi ngạt. (SGK_126) Hoạt động 5 Tổng kết bài học và giao công việc về nhà (3phút) GV yêu cầu HS dừng thực hành, thu dọn vệ sinh nơi thực hành. GV hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả bài thực hành dựa theo mục tiêu bài học. Thu báo cáo của HS và về nhà chấm. HS đọc trước bài 36: “Vật liệu kĩ thuật điện”. HS thu báo cáo dọn vệ sinh nơi thực hành.

File đính kèm:

  • docTiet 40_Bai 35_TH_Cuu nguoi bi tai nan dien.doc
Giáo án liên quan