Tiết 39 Bài 34: thực hành bảo vệ an toàn điện

A. Mục tiêu:

ã HS hiểu được công dụng, cấu tạo của một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

ã HS sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

ã HS có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng và sửa chữa điện.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

v GV:

ã Một số vật liệu, dụng cụ bảo vệ an toàn điện như: Thảm cách điện, găng tay cao su, ủng cao su, bút thử điện

ã Chuẩn bị đồ dùng điện như bàn là hoặc quạt điện gồm cả hai không bị rò điện và có bị rò điện ra vỏ.

v HS:

ã Chuẩn bị trước báo cáo thực hành ở mục III_SGK_T123.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4231 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 39 Bài 34: thực hành bảo vệ an toàn điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 39 Bài 34: Thực hành bảo vệ an toàn điện Ngày soạn: / /2006 Ngày giảng: / /2006 Mục tiêu: HS hiểu được công dụng, cấu tạo của một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện. HS sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện. HS có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng và sửa chữa điện. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: GV: Một số vật liệu, dụng cụ bảo vệ an toàn điện như: Thảm cách điện, găng tay cao su, ủng cao su, bút thử điện… Chuẩn bị đồ dùng điện như bàn là hoặc quạt điện…gồm cả hai không bị rò điện và có bị rò điện ra vỏ. HS: Chuẩn bị trước báo cáo thực hành ở mục III_SGK_T123. Tiến trình dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng (Máy chiếu) Hoạt động 1 Kiểm tra bài cũ (5phút) GV nêu yêu cầu kiểm tra: Đọc thuộc lòng phần ghi nhớ SGK_T120 và sau đó trả lời câu hỏi 3_SGK_T120. GV gọi 1 HS lên bảng kiểm tra. GV nhận xét và cho điểm. HS: Đọc phần ghi nhớ như trong SGK_T120 và trả lời câu hỏi 3. Hoạt động 2 Giới thiệu bài học (2phút) Điện năng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và sinh hoạt thì vấn đề an toàn khi vận hành và sử dụng điện ngày càng trở nên cần thiết vì những sự cố xảy ra rất nhanh và vô cùng nguy hiểm. Vì vậy chúng ta phải biết các dụng cụ bảo vệ an toàn để tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra. Đó là nội dung của bài hôm nay “Dụng cụ bảo vệ an toàn điện”. HS: Lắng nghe và ghi đề bài. Tiết 39 Bài 34: Thực hành Dụng cụ bảo vệ an toàn điện. Hoạt động 3 1. Tìm hiểu các dụng cụ an toàn điện (15phút) GV yêu cầu HS quan sát, hiểu được yêu cầu, nội dung báo cáo thực hành về tìm hiểu các dụng cụ bảo vệ an toàn điện(HS làm việc theo nhóm). GV yêu cầu HS thảo luận, bổ sung kiến thức trong nhóm và điền kết quả vào báo cáo thực hành. GV gợi ý HS và đi đến kết luận: Nhận biết vật liệu cách điện: thuỷ tinh, nhựa êbônít, sứ mika… ý nghĩa số liệu kĩ thuật trong các dụng cụ bảo vệ an toàn điện: cho biết điện áp an toàn khi sử dụng các dụng đó. GV : Em hãy cho biết công dụng của các dụng cụ đó ? HS: Thảo luận và điền kết quả vào báo cáo thực hành. Công dụng: Cách ly dòng điện với người sử dụng dụng cụ. Tìm hiểu các dụng cụ bảo vệ an toàn điện: Một số dụng cụ an toàn điện: Thảm cách điện, găng tay cao su, ủng cao su, kìm điện… Ghi kết quả vào mục 1 trong báo cáo thực hành. Hoạt động 4 2. Tìm hiểu về bút thử điện (20 phút) Trước tiên GV giới thiệu qua về bút thử điện: Bút thử điện là dụng cụ kiểm tra đơn giản nhất dùng để kiểm tra mạch điện có điện hoặc đồ dùng điện có bị rò điện hay không. Dùng để kiểm tra mạch điện có điện áp dưới 1000V. GV hỏi: Với điện áp trên 1000V thì người ta sử dụng dụng cụ nào để kiểm tra ? Yêu cầu HS quan sát hình 34.1 và cho biết cấu tạo của bút thử điện. Nhấn mạnh cho HS biết hai bộ phận quan trọng nhất của bút thử điện là đèn báo và điện trở làm giảm dòng điện( có trị số khoảng 106 W ). Yêu cầu HS đọc “Nguyên lý làm việc” của bút thử điện trong SGK_T122. Sau đó trả lời câu hỏi: Tại sao dòng điện qua bút thử điện không gây nguy hiểm cho người sử dụng ? GV: Giải thích cụ thể hơn bằng việc đưa ra công thức: và cho biết: I: Cường độ dòng điện (Ampe: A). U: Hiệu điện thế (Vôn: V). R: Điện trở (Ôm: W). Với điện áp 220V và điện trở là 106 W thì trị số dòng điện qua người là: trị số dòng điện này đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Yêu cầu HS đọc “Sử dụng bút thử điện” trong SGK_T122 và trả lời câu hỏi: Tại sao khi sử dụng bút thử điện, bắt buộc phải để tay vào kẹp kim loại ở nắp bút ? Cho HS thực hành sử dụng bút thử điện để xác định dây pha của mạch điện, thử rò điện của một số đồ dùng điện, thử chỗ hở cách điện của dây dẫn điện. HS: nghe và ghi bài. HS: Gậy chỉ điện thế. HS: Nêu cấu tạo bút thử điện như trong SGK. 1 HS đọc. HS: dòng điện qua bút thử điện đến cơ thể người rất nhỏ vì vây không gây nguy hiểm cho người sử dụng. 1 HS đọc và trả lời: Khi đặt tay vào kẹp kim loại ở nắp bút dòng điện đi từ vật mang điện qua đèn báo và cơ thể người rồi xuống đất tạo thành mạch điện kín, đèn báo sáng. Tìm hiểu bút thử điện: Quan sát và mô tả cấu tạo bút thử điện: Nguyên lý làm việc: Sử dụng bút thử điện: Hoạt động 5 Tổng kết bài học và giao công việc về nhà (3phút) GV yêu cầu HS dừng thực hành, thu dọn vệ sinh nơi thực hành. GV hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả bài thực hành dựa theo mục tiêu bài học. Thu báo cáo của HS và về nhà chấm. HS đọc trước bài 35 và chuẩn bị dụng cụ thực hành. Chuẩn bị dụng cụ thực hành.

File đính kèm:

  • docTiet 39_Bai 34_TH_Dung cu bao ve an toan dien.doc
Giáo án liên quan