Tiết :36 Bài 33: một số phương pháp chọn lọc và quản lý giống vật nuơi

1/ Kiến thức:

- Biết được khái niệm, phương pháp chọn giống, phương pháp chọn phối, nhân giống thuần chủng.

2/ Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng khai thác kiến thức từ tranh ảnh, sơ đồ, thực tế cuộc sống.

3/Thái độ:

- Có ý thức bảo vệ và quản lí những giống vật nuôi có phẩm chất tốt ở địa phương.

4/ Tích hợp bảo vệ môi trường:

- Cĩ phương php quản lí giống vật nuơi tốt.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1612 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết :36 Bài 33: một số phương pháp chọn lọc và quản lý giống vật nuơi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27 Ngày soạn:09/03/2014 Tiết :36 Ngày dạy :11/03/2014 BÀI 33: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC VÀ QUẢN LÝ GIỐNG VẬT NUƠI I/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: - Biết được khái niệm, phương pháp chọn giống, phương pháp chọn phối, nhân giống thuần chủng. 2/ Kĩ năng: - Rèn kĩ năng khai thác kiến thức từ tranh ảnh, sơ đồ, thực tế cuộc sống. 3/Thái độ: - Có ý thức bảo vệ và quản lí những giống vật nuôi có phẩm chất tốt ở địa phương. 4/ Tích hợp bảo vệ mơi trường: - Cĩ phương pháp quản lí giống vật nuơi tốt. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: 1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Sưu tầm một số tranh ảnh về giống vật nuơi ở tại địa phương 2/ Chuẩn bị của học sinh: - Nghiên cứu bài mới, tìm hiểu các phương pháp chọn lọc mà gia đình, địa phương em thường dùng III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Ổn định lớp: 7A1:.......... 7A2: 7A3: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: Trong chăn nuôi để có giống vật nuôi tốt thì chọn giống vật nuôi là khâu quan trọng hàng đầu. Do đó, chúng ta cần phải nắm được khái niệm về chọn giống vật nuôi, biết được một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi qua nội dung bài 33 b/ Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về chọn giống vật nuơi GV giúp Hs phân tích VD SGK - Để có giống gà ri tốt người ta giữ lại con trống và con mái có đặc điểm gì? - Đặc điểm gà ri chóng lớn phục vụ cho mục đích gì trong chăn nuôi? - Đặc điểm gà ri đẻ nhiều, ấp trứng và nuôi con khéo phục vụ cho mục đích gì trong chăn nuôi? - Trong VD trên gà ri được chọn theo hướng sản xuất nào? - Vậy thế nào là chọn lọc giống vật nuôi? GV nhận xét và ghi bài GV: Khi chọn giống vật nuôi người ta dựa vào 3 tiêu chí: Ngoại hình, thể chất, tính năng sản xuất… phù hợp với từng mục đích lấy sữa, thịt, trứng, sức kéo… - Ở địa phương em thường giữ lại con lợn nái có đặc điểm gì? - Chóng lớn đẻ nhiều, ấp trứng khéo và khéo nuôi con HS: lấy thịt HS: lấy trứng và đẻ con - Hướng kiêm dụng: vừa lấy thịt vừa lấy trứng - HS trả lời - Lưng thẳng, tròn mình, mông nở, 4 chân cứng, da mỏng, lông mịn, 2 hàng vú đều từ 12 - 15 cái - Căn cứ vào mục đích chăn nuôi, lựa chọn những con đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi. I/ Khái niệm về chọn giống vật nuôi - Căn cứ vào mục đích chăn nuôi, lựa chọn những con đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số phương pháp chọn giống vật nuơi - Em hiểu như thế nào là chọn lọc hàng loạt? GV đưa ra 1 số tiêu chuẩn định trước của lợn: Mông nở, đùi to, khấu đùi lớn; lưng dài, bụng gọn, vú đều(12 vú); vai bằng phẳng, nở nang; mặt thanh, mắt sáng mõm bẹ… Nếu con nào có đặc điểm bằng hoặc tốt hơn thì chọn làm giống GV gọi 1 HS nhắc lại khái niệm - Phương pháp này có ưu điểm và nhược điểm gì? - Các con vật nuôi tham gia chọn lọc khác với chọn lọc hàng loạt ở điểm nào? GV: Phương pháp này thường được dùng để chọn lọc vật nuôi ở giai đoạn hậu bị - Các con vật nuôi này thường được nuôi trong điều kiện như thế nào? GV Sau đó người ta căn cứ vào cân nặng, mức độ tiêu tốn thức ăn, độ dày mỡ long so với tiêu chuẩn đã định trước để chọn những con tốt làm giống - Địa phương em đã áp dụng phổ biến phương pháp nào? - Là phương pháp dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước, rồi căn cứ vào sức sản xuất của từng vật nuôi để lựa chọn ra những cá thể tốt làm giống. - Ưu điểm: Dễ làm, đơn giản - Nhược: không lựa chọn được kiểu gen - Thường là con của những con giống tốt - Nuôi trong điều kiện chuẩn như nhau - Chính xác hơn như lại phức tạp hơn - Hs liên hệ thực tế II/ Một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi 1. Chọn lọc hàng loạt: - Là phương pháp đem so sánh sức sản xuất hiện có vật nuôi với tiêu chuẩn đã định trước để chọn ra những cá thể tốt làm giống 2. Kiểm tra năng suất: ( Chọn lọc cá thể) - Các vật nuôi tham gia chọn lọc được nuôi trong cùng 1 điều kiện chuẩn, cùng thời gian rồi dựa vào kết quả đạt được đem so sánh với tiêu chuẩn định trước để chọn ra giống tốt Hoạt động 3: Tìm hiểu biện pháp quản lí giống vật nuơi GV - Quản lí giống vật nuôi bao gồm những công việc nào? - Quản lý giống vật nuôi nhằm mục đích gì? - Tổ chức và sử dụng giống vật nuôi - Nhằm giữ vững giống không bị pha tạp, đăng ký và có bản quyền trên thế giới III/ Quản lý giống vật nuôi Nhằm giữ vững giống không bị pha tạp và nâng cao chất lượng giống 4 / Củng cố - Đánh giá: GV gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ - Thế nào là chọn giống vật nuôi? - Cĩ mấy phương pháp chọn giống vật nuơi? Đĩ là những phương pháp nào? 5/ Nhận xét - Dặn dò : - Dăn HS học bài theo CH SGK, tìm hiểu các phương pháp nhân giống vật nuôi ở địa phương em IV/ RÚT KINH NGHIỆM: .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan 27 CN 7 tiet 36.doc
Giáo án liên quan