1- Mục tiêu:
a) Kiến thức:
- Học sinh biết được các loại thức ăn của vật nuôi. Biết được một số phương pháp sản xuất các loại thức ăn giàu prôtêin, giàu gluxit và thức ăn thô xanh.
- HS hiểu: một số phương pháp sản xuất các loại thức ăn giàu prôtêin, giàu gluxit và thức ăn thô xanh.
b) Kĩ năng:
- HS thực hiện được: việc phân loại thức ăn vật nuôi
- HS thực hiện thành thạo: Trình bày cách sản xuất thức ăn giàu prôtêin, gluxit và thức ăn thô xanh.
c) Thái độ:
- Thói quen: Yêu thích bộ môn
- Tính cách: thích tìm hiểu sản xuất thức ăn cho vật nuôi.
2. Nội dung học tập
- Sản xuất thức ăn vật nuôi
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 5957 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 35 Sản xuất thức ăn vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27-tiết 33
Ngày dạy:
SẢN XUẤT THỨC ĂN VẬT NUÔI
1- Mục tiêu:
a) Kiến thức:
- Học sinh biết được các loại thức ăn của vật nuôi. Biết được một số phương pháp sản xuất các loại thức ăn giàu prôtêin, giàu gluxit và thức ăn thô xanh.
- HS hiểu: một số phương pháp sản xuất các loại thức ăn giàu prôtêin, giàu gluxit và thức ăn thô xanh.
b) Kĩ năng:
- HS thực hiện được: việc phân loại thức ăn vật nuôi
- HS thực hiện thành thạo: Trình bày cách sản xuất thức ăn giàu prôtêin, gluxit và thức ăn thô xanh.
c) Thái độ:
- Thói quen: Yêu thích bộ môn
- Tính cách: thích tìm hiểu sản xuất thức ăn cho vật nuôi.
2. Nội dung học tập
- Sản xuất thức ăn vật nuôi
3- Chuẩn bị:
a) Giáo viên:
Hình 68/ SGK/108
b) Học sinh: Xem bài trước.
4-Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1- Ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh:
4.2- Kiểm tra miệng:
1- Bài tập điền từ (2đ)
- Thức ăn vật nuôi thường được dự trữ bằng phương pháp làm khô
hoặc phương pháp ủ xanh
Phương pháp cắt ngắn dùng cho thức ăn thô xanh nghiền nhỏ đối với
thức ăn hạt, xử lí nhiệt đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu.
2- Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi? (4d)
a.+ Vì: Chế biến thức ăn làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng
+ Giảm khối lượng, độ thô cứng
+ Khử bỏ chất độc hại
b. Dự trữ thức ăn nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và luôn có đủ nguồn
thức ăn
3- Em hãy kể một số phương pháp chế biến thức ăn? (4d)
- Phương pháp vật lí
- Phương pháp hoá học
- Phương pháp sinh học
- Tạo thức ăn hỗn hợp
4.3- Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Giới thiệu bài:
Hôm nay ta tìm hiểu về cách chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về phân loại thức ăn vật nuôi.
* Mục tiêu:
- KT: Biết phân loại thức ăn vật nuôi
- KN: Quan sát, nhận xét
-HS đọc nội dung mục I SGK/107
-Hãy kể tên một số loại thức ăn của gia súc, gia cầm mà em biết?
-Trong thức ăn hỗn hợp của gà, lợn người ta cho thêm bột cá, bột tôm … để cung cấp chất dinh dưỡng gì? (prôtêin)
-Cho lợn, gà ăn thức ăn chế biến từ ngô, gạo chủ yếu cung cấp chất dinh dưỡng gì? (gluxit).
-Thức ăn vật nuôi như: cỏ, thân cây, rơm, rạ … cung cấp chất dinh dưỡng gì? (chất xơ)
-Thức ăn có nhiều chất bột gọi là thức ăn tinh, thức ăn có nhiều chất xơ gọi là gì? (thức ăn thô)
GV: Thức ăn vật nuôi được chia thành mấy loại? Đó là gì?
-HS đọc lại nội dung mục I và phân loại theo yêu cầu SGK
HS làm theo nhóm
- Bột cá Hạ Long, đậu tương, khô dầu lạc: giàu prôtêin.
- Ngô vàng: giàu gluxit
- Rơm lúa: thức ăn thô.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin.
* Mục tiêu:
- KT: Nắm được các phương pháp sản xuất thức ăn
- KN: Quan sát, nhận xét
- GV yêu cầu HS quan sát hình 68 SGK/108
- Mô tả một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin.
- Hình 68 a, b, c cho biết điều gì?
- GV: Những hình ảnh trên cho biết phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin.
- HS làm bài tập nhận biết (đúng sai) các phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin trong SGK
HS thảo luận nhóm
- GV: kết luận phương pháp.
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh.
- GV: Kể những thức ăn giàu gluxit?
(Lúa, ngô, khoai, sắn)
- GV: Làm thế nào để có nhiều ngô, khoai, sắn?
(Tăng vụ, tăng diện tích đất trồng)
- Kể tên những thức ăn thô xanh mà em biết?
(Cây, rau, cỏ, lạc, khoai lang …)
- Làm thế nào để có nhiều thức ăn thô xanh cho vật nuôi?
- HS làm bài tập mục II SGK/109
- HS trả lời lần lượt từng câu
+ Phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit: a
+ Phương pháp sản xuất thức ăn thô xanh: b, c
+ d không phải là phương pháp sản xuất
I- Phân loại thức ăn:
- Thức ăn có hàm lượng prôtêin > 14% thuộc loại thức ăn giàu prôtêin
- Thức ăn có hàm lượng gluxit > 50% thuộc loại thức ăn giàu gluxit
- Thức ăn có hàm lượng xơ > 30% thuộc loại thức ăn thô.
II- Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin:
- Chế biến sản phẩm nghề cá.
- Nuôi giun đất, cá, tôm, trai, ốc, hến và khai thác thuỷ sản.
- Trồng xen, tăng vụ cây họ đậu …
III- Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh:
1- Phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit:
-Tăng vụ, tăng diện tích đồng
2- Phương pháp sản xuất thức ăn thô xanh:
Tận dụng đất để trồng trọt và tận dụng các sản phẩm trồng trọt để chăn nuôi.
4.4-Tổng kết:
Học sinh đọc phần ghi nhớ
1-Em hãy phân biệt thức ăn giàu prôtêin, thức ăn giàu gluxit, thức
ăn thô xanh.
(Học sinh nêu)
2- Hãy kể một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit
(Học sinh nêu)
3- Hãy kể phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin
(Học sinh nêu)
4.5- Hướng dẫn học tập:
- Học thuộc bài.
- Trả lời những câu hỏi cuối bài.
- Xem bài: Thực hành “Chế biến thức ăn họ đậu bằng nhiệt, chế biến thức ăn giàu gluxit bằng men”
5-Phụ lục:
- Nghiên cứu sách giáo khoa, tai liệu đổi mới phương pháp, chuan kiến thức kĩ năng
File đính kèm:
- Tiet 35.doc