1- Mục tiêu:
a) Kiến thức:
Học sinh hiểu được vai trò các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.
b) Kĩ năng:
Nhận biết quá trình tiêu hoá và hấp thụ các thành phần dinh dưỡng của thức ăn trong ống tiêu hoá của vật nuôi.
c) Thái độ:
Có ý thức học tập tốt, vận dụng vào công việc chăn nuôi tại gia đình
2- Chuẩn bị:
a) Giáo viên:
Bảng 5.6 SGK trang 102 - 103
b) Học sinh: Xem bài trước.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4205 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 33 Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 41
Ngày: 2-4-09
VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN ĐỐI VỚI VẬT NUÔI
1- Mục tiêu:
a) Kiến thức:
Học sinh hiểu được vai trò các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.
b) Kĩ năng:
Nhận biết quá trình tiêu hoá và hấp thụ các thành phần dinh dưỡng của thức ăn trong ống tiêu hoá của vật nuôi.
c) Thái độ:
Có ý thức học tập tốt, vận dụng vào công việc chăn nuôi tại gia đình
2- Chuẩn bị:
a) Giáo viên:
Bảng 5.6 SGK trang 102 - 103
b) Học sinh: Xem bài trước.
3- Phương pháp dạy học: Thảo luận, diễn giải.
4- Tiến trình:
4.1- Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh 7A1……………………
4.2- Kiểm tra bài cũ:
1- Thức ăn nào có nguồn gốc từ thực vật?
A. Bột cá
B. Remic vitamin
C. Premic khoáng
2- Thức ăn vật nuôi là gì? Hãy kể tên các loại thức ăn chính của trâu, bò?
+ Thức ăn vật nuôi phải phù hợp với đặc điểm sinh lí tiêu hoá của vật nuôi.
+ Thức ăn của trâu, bò: rơm, cỏ …
3- Hãy cho biết nguồn gốc của thức ăn vật nuôi. Thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào? Tỉ lệ chất dinh dưỡng trong các loại thức ăn như thế nào?
+ Thức ăn có nguồn gốc từ động vật, thực vật và chất khoáng.
+ Thành phần dinh dưỡng: nước và chất khô
+ Tỉ lệ dinh dưỡng trong các loại thức ăn khác nhau.
4.3- Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Giới thiệu bài:
Các chất dinh dưỡng trong thức ăn có vai trò như thế nào? Đó là nội dung của bài học hôm nay.
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự tiêu hoá và hấp thụ thức ăn của vật nuôi.
- HS xem bảng 5 SGK/102
+ GV: cho học sinh thảo luận câu hỏi
- Prôtêin, lipit, gluxit có trong những loại thức ăn nào?
Khi vật nuôi ăn những thức ăn có các thành phần dinh dưỡng này có thể hấp thụ thành những chất gì?
(HS nêu dựa vào bảng 5 SGK/102)
GV: Ngoài các thành phần đã nêu còn có những thành phần nào và chúng được hấp thụ như thế nào?
HS: Còn có các thành phần: nước, muối khoáng, vitamin. Chúng không biến đổi trong quá trình tiêu hoá và hấp thu như thế nào?
- HS làm bài tập mục 2 SGK/102 (làm theo nhóm)
1. Axit amin; 2. Glyxerin và axit béo 3. Gluxit; 4. Ion khoáng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.
GV yêu cầu học sinh đọc nội dung mục II/103
- Các loại thức ăn sau khi hấp thụ vào cơ thể được sử dụng để làm gì?
(tạo ra năng lượng và cung cấp chất dinh dưỡng để tạo ra sản phẩm chăn nuôi)
GV: Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi là các chất gluxit, lipit, các chất khác như: prôtêin, khoáng, vitamin nước cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi sinh trưởng, phát triển và tạo ra các sản phẩm chăn nuôi.
HS: làm bài tập trang 103
(HS làm theo nhóm)
1. Năng lượng; 2. Các chất dinh dưỡng, gia cầm.
- Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi để làm gì?
(Hoạt động cơ thể, thồ hàng, cày, kéo, duy trì thân nhiệt.
- Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi để làm gì?
(Tạo ra sản phẩm chăn nuôi, thịt, trứng, sữa, lông, sừng, móng…)
GDMT: Thức ăn nhiểm chất độc ảnh hưởng vât nuôi, con người, môi trường………
I- Thức ăn được tiêu hoá và hấp thụ như thế nào?
Thức ăn được tiêu hoá và hấp thụ qua thành ruột vào máu và được chuyển đến từng tế bào.
II- Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi:
Cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển
-Cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như: Thịt, sữa, trứng …
4.4- Củng cố và luyện tập:
1- Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hoá như thế nào?
(Học sinh nêu)
2- Nêu vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi.
(Học sinh nêu)
4.5- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học thuộc bài.
- Trả lời những câu hỏi cuối bài. Đọc phần ghi nhớ
- Xem bài: “Chế biến và dự trự thức ăn cho vật nuôi”
5- Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tiet 33.doc