Tiết: 32 Bài tập

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Biết làm các dạng bài tập liên quan đến câu lệnh điều kiện.

- Thông qua bài tập học sinh nắm vững hơn các kiến thức lí thuyết đã được học.

2. Kĩ năng

- Làm thành thạo các dạng bài tập.

3. Thái độ:

- Học sinh nghiêm túc trong giờ học.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: chuẩn bị tốt giáo án, sách giáo khoa.

2. Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi bài.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3016 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết: 32 Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23 Ngày soạn: 06/02/2011 Tiết: 32 BÀI TẬP. Mục tiêu Kiến thức: Biết làm các dạng bài tập liên quan đến câu lệnh điều kiện. Thông qua bài tập học sinh nắm vững hơn các kiến thức lí thuyết đã được học. Kĩ năng Làm thành thạo các dạng bài tập. Thái độ: Học sinh nghiêm túc trong giờ học. Chuẩn bị: Giáo viên: chuẩn bị tốt giáo án, sách giáo khoa. Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi bài. Phương pháp: Thuyết trình, giảng giải, vấn đáp. Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Bài tập 1/45 SGK GV: Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 1/45. HS: Hãy chỉ ra input và output của các bài toán sau: Xác định số học sinh trong lớp cùng mang họ Trần. Tìm tổng các phần tử lớn hơn 0 trong dãy n số cho trước. Tìm các số có giá trị nhỏ nhất trong n số đã cho. GV: Cho học sinh đọc thầm và tự giải trong 5 phút. Gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện bài tập, các học sinh khác làm bài tập vào vở. HS: Lên bảng làm bài tập. GV: Gọi 1 học sinh nhận xét bài làm của bạn và GV nhận xét cho điểm. Hoạt động 2: Bài tập 2/45 GV: Cho 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 2/45 HS: Giả sử x và y là các biến số. Hãy cho biết kết quả của việc thực hiện thuật toán sau: Bước 1: x ß x+y; Bước 2: y ß x – y; Bước 3 : x ß x –y ; GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện bằng cách : cho giá trị cụ thể ban đầu của x và y. Thực hiện các phép gán và cho biết kết quả cuối cùng của x và y từ đó suy ra kết luận. GV: Cho học sinh đọc thầm và tự giải trong 5 phút. Gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện bài tập, các học sinh khác làm bài tập vào vở. HS: Lên bảng làm bài tập. GV: Gọi 1 học sinh nhận xét bài làm của bạn và GV nhận xét. HS: Sửa bài. Hoạt động 3: Bài tập 3/45SGK GV: Cho 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 3/45 HS: Cho trước ba số dương a, b, c. Hãy mô tả thuật toán cho biết ba số đó có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác hay không? GV: Muốn xác định xem a, b, c có phải là độ dài ba cạnh của một tam giác ta cần có điều kiện gì? HS: tổng hai cạnh luôn lớn hơn cạnh thứ 3. GV: Cho học sinh đọc thầm và tự giải trong vòng 5 phút. Gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện bài tập, các học sinh khác làm bài tập vào vở. HS: Lên bảng làm bài tập. GV: Gọi 1 học sinh nhận xét bài làm của bạn và GV nhận xét. HS: Sửa bài. Hoạt động 3: Bài tập 6/45 SGK GV: Cho 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 6/45 HS: Hãy mô tả thuật toán tính tổng các số dương trong dãy số A={a1, a2, a3,…,an} cho trước. GV: Trong dãy A chúng ta chỉ thực hiện phép tính tổng khi thỏa mãn điều kiện là an >0 GV: Cho học sinh đọc thầm và tự giải trong vòng 5 phút. Gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện bài tập, các học sinh khác làm bài tập vào vở. HS: Lên bảng làm bài tập. GV: Gọi 1 học sinh nhận xét bài làm của bạn và GV nhận xét. HS: Sửa bài. Bài tập 1 trang 45 SGK Hãy chỉ ra input và output của các bài toán sau: Input: danh sách họ tên của học sinh trong lớp. Output: Số học sinh trong lớp cùng mang họ Trần. Input: dãy n số. Output: Tổng của các phần tử lớn hơn 0. Input: Dãy n số. Output: Số các số có giá trị nhỏ nhất trong n số đã cho. Bài tập 2 trang 45 SGK Giả sử x và y là các biến số. Hãy cho biết kết quả của việc thực hiện thuật toán sau: Trả lời: Sau ba bước, x có giá trị ban đầu của y và y có giá trị ban đầu của x, tức giá trị của hai biến x và y được hoán đổi cho nhau. Bài tập 3 trang 45 SGK Cho trước ba số dương a, b, c. Hãy mô tả thuật toán cho biết ba số đó có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác hay không? Bài làm: Input: a > 0; b > 0; c >0. Output: thông báo “a, b, c là ba canh cua mot tam giac” hoặc thông báo “a, b, c khong phai la ba canh cua mot tam giac”. Bước 1: Nếu a + b <= c, chuyển đến bước 5 Bước 2: Nếu a + c <= c, chuyển đến bước 5. Bước 3: Nếu b + c<=a, chuyển đến bước 5. Bước 4: Thông báo “a, b, c là ba canh cua mot tam giac” và kết thúc thuật toán. Bước 5: Thông báo “a, b, c khong la ba canh cua mot tam giac” và kết thúc thuật toán. Bài tập 6 trang 45 Hãy mô tả thuật toán tính tổng các số dương trong dãy số A={a1, a2, a3,…,an} cho trước Bài làm: Input: n và dãy n số a1, a2, …,an. Ouput: tổng các số dương trong dãy A. Bước 1: S ß 0; I ß 0; Bước 2: I ß i+1. Bước 3: Nếu ai > 0, S ß S+ai; Bước 4: Nếu I <= n, quay lại bước 2. Bước 5: Thông báo S và kết thúc thuật toán. Củng Cố: Hướng dẫn về nhà: Về nhà xem và làm lại các bài tập. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiết bài tập 32.doc
Giáo án liên quan