1.Kiến thức :
.Kể tên một số đồ dùng của gia đình mình
.Biết cách giữ gìn và xếp đặt một số đồ dùng trong nhà ngăn nắp.
*Biết phân loại một số đồ dùng trong gia đình theo vật liệu làm ra chúng: bằng gỗ bằng, nhựa, bằng sắt.
2.Kĩ năng : -Biết cách sử dụng và bảo quản một số đồ dùng trong gia đình.
3.Thái độ : Có ý thức cẩn thận, gọn gàng ngăn nắp.
*GDMT: Nhận biết đồ dùng trong gia đình, MT xung quanh nhà ở.
*Liên hệ thực tế: biết giữ gìn, bảo quản các đồ dùng trong lớp. Biết tiết kiệm điện bằng cách tắt các đồ dùng khi ra khỏi lớp.
*Biến đổi khí hậu:
+Để tiết kiệm ga, không bật bếp ga quá to khi đun nấu. (Hình 2)
+Sử dụng nước tiết kiệm, không để nước chảy lãng phí. (hình 5)
+Không mở tủ lạnh quá lâu, khi đóng cửa tủ phải thật khít để tiết kiệm điện. (hình 6)
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết: 3 Tự nhiên & Xã hội Phân phối chương trình 12: đồ dùng trong gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 3 TN & XH
PPCT 12: ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
I/ MỤC TIÊU : Sau bài ôn tập, học sinh có thể :
1.Kiến thức :
.Kể tên một số đồ dùng của gia đình mình
.Biết cách giữ gìn và xếp đặt một số đồ dùng trong nhà ngăn nắp.
*Biết phân loại một số đồ dùng trong gia đình theo vật liệu làm ra chúng: bằng gỗ bằng, nhựa, bằng sắt.
2.Kĩ năng : -Biết cách sử dụng và bảo quản một số đồ dùng trong gia đình.
3.Thái độ : Có ý thức cẩn thận, gọn gàng ngăn nắp.
*GDMT: Nhận biết đồ dùng trong gia đình, MT xung quanh nhà ở.
*Liên hệ thực tế: biết giữ gìn, bảo quản các đồ dùng trong lớp. Biết tiết kiệm điện bằng cách tắt các đồ dùng khi ra khỏi lớp.
*Biến đổi khí hậu:
+Để tiết kiệm ga, không bật bếp ga quá to khi đun nấu. (Hình 2)
+Sử dụng nước tiết kiệm, không để nước chảy lãng phí. (hình 5)
+Không mở tủ lạnh quá lâu, khi đóng cửa tủ phải thật khít để tiết kiệm điện. (hình 6)
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh vẽ trang 26.27. Phiếu BT.
2.Học sinh : Sách TN&XH, Vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ :
-Em kể những công việc thường ngày của gia đình em, và ai làm những công việc đó ?
-Vào những lúc nhàn rỗi gia đình em thường có những hoạt động vui chơi giải trí gì ?
-Nhận xét.
2.Dạy bài mới:
*Giới thiệu bài:
+Kể tên 5 đồ vật có ở trong gia đình con.
+Kết luận: Những đồ vật mà các con vừa kể tên đó, người ta gọi là đồ dùng trong gia đình. Đây cũng chính là nội dung bài học ngày hôm nay.
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
A/ Hoạt động nhóm đôi:
- Yêu cầu HS quan sát các hình 1.2.3/ tr 26 và thảo luận: Kể tên những đồ dùng có trong từng hình, Chúng được dùng để làm gì ?
-Nhận xét.
-Yêu cầu HS kể thêm các đồ dùng ngoài SGK và nêu công dụng của chúng.
-GV cho HS xem thêm các hình về đồ dùng gia đình ngoài SGV.
b/ Làm việc nhóm:
-Phát cho mỗi nhóm một phiếu BT “Những đồ dùng trong gia đình” .
-Yêu cầu: Các nhóm HS thảo luận; Sắp xếp phân loại các đồ dùng đó dựa vào vật liệu làm ra chúng.
-GV gọi đại diện nhóm lên trình bày.
-GV lưu ý một số vùng nông thôn miền núi chưa có điện thì chưa có đồ dùng sử dụng điện.
-GV kết luận: mỗi gia đình có đồ dùng phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Tuỳ điều kiện kinh tế đồ dùng mỗi gia đình có khác biệt.
+Ở nhà em thường sử dụng những đồ dùng nào?
+Phải làm gì để sử dụng chúng được lâu dài, bền và đẹp?
Để sử dụng được các đồ dùng đó lâu dài, chúng ta phải biết cách bảo quản chúng. Để biết cách bảo quản chúng, chúng ta sang hoạt động 2.
Hoạt động 2: Bảo quản đồ dùng trong gia đình.
Yêu cầu HS quan sát các hình 4,5,6/ tr 27 và nói xem các bạn trong từng hình đang làm gì? Việc làm của các bạn đó có tác dụng gì?
-GV yêu cầu làm việc từng cặp.
*Trong tranh 2 khi rửa cốc chén chúng ta phải lưu ý điều gì?
*Trong tranh 3 khi mở và đóng tủ lạnh chúng ta phải lưu ý điều gì?
-Cho HS xem thêm tranh một bạn đang lau chùi bếp ga. Hỏi: bạn trong từng hình đang làm gì? Việc làm của các bạn đó có tác dụng gì?
+Khi sử dụng bếp ga chúng ta cần lưu ý gì?
+Ở nhà em ai là người nấu ăn chính trong gia đình?
GD: Qua bài học này, chúng ta phải về nhắc ba mẹ, người thân của mình nên bật bếp ga vừa đủ nấu, đừng nên quá to sẽ lãng phí ga.
-Gợi ý :
+ Muốn sử dụng các đồ dùng bằng gỗ, sứ, thủy tinh bền đẹp ta cần lưu ý gì ?
+Khi dùng hoặc rửa, dọn bát (đĩa, ấm, chén….) chúng ta phải lưu ý điều gì ?
+Đối với bàn ghế, giường tủ trong nhà chúng ta phải giữ gìn như thế nào ?
+Khi sử dụng những đồ dùng bằng điện chúng ta phải chú ý điều gì ?
Kết luận : Muốn đồ dùng bền đẹp ta phải biết cách bảo quản và lau chùi thường xuyên, đặc biệt khi dùng xong phải xếp đặt ngăn nắp. Đối với dồ dùng dễ vỡ, dễ gãy, cần chú ý nhẹ nhàng, cẩn thận. Đối với dồ dùng đồ điện khi sử dụng phải cẩn thận, đặc biệt là khi sử dụng xong phải tắt vừa làm cho đồ dùng lâu hư, bền đẹp vừa tiết kiệm được điện, vừa góp phần hạn chế biến đổi khí hậu. ( Vì khi chúng ta sử dụng đồ điện thì nó sẽ tỏa ra sức nóng từ đó thì làm khí hậu chúng ta nóng dần lên)
*Biết phân loại một số đồ dùng trong gia đình theo vật liệu làm ra chúng: bằng gỗ bằng nhựa bằng sắt, để biết cách sử dụng đúng giữ gìn lâu bền đẹp.-Nhận xét.
*GDMT: Nhận biết đồ dùng trong gia đình, MT xung quanh nhà ở:Biết công dụng của đồ dùng trong gia đình, luôn bảo quản chúng không hư hỏng , nếu hư hỏng ta biết dọn dẹp gọn gàng tránh làm ô nhiểm MT.
*Liên hệ trong lớp: Trong lớp mình có những đồ dùng nào mà chúng ta vừa học? Vậy chúng ta phải làm gì để sử dụng chúng được lâu dài, bền và đẹp?
3.Củng cố :
Muốn đồ dùng sử dụng được lâu dài ta phải chú ý điều gì?
-Giáo dục tư tưởng. Qua bài học này giúp các em biết phân loại một số đồ dùng trong gia đình theo vật liệu làm ra chúng, từ đó có cách bảo quản chúng phù hợp. Đặc biệt, đối với các đồ dùng điện khi không sử dụng nữa thì phải tắt, để tiết kiệm điện cho gia đình mình, góp phần giảm một phần tiền cho cha mẹ phải chi trả.
-Nhận xét tiết học.
Dặn dò – Học bài cũ, xem bài mới: Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở.
Nếu còn thời gian. Trò chơi: ô chừ
a. Vật này dùng để xem giờ? (Đồng hồ)
b. Vật này dùng để nấu? (Nồi)
c. Đây là vật dùng để thái? (Dao)
d. Đây là vật dùng để che mưa, nắng? (Dù)
e. Đây là vật làm phẳng quần, áo? (Bàn là)
g. Đây là vật để nằm? (Giường)
-Gia đình.
-HS trả lời.
-Đồ dùng trong gia đình.
+HS kể (bàn, ghế, tủ lạnh,….)
-Quan sát.
-Chia nhóm thảo luận nêu tên và công dụng của từng đồ dùng.
-Đại diện các nhóm lên trình bày: Bàn để ngồi học, kệ sách để sách, tủ lạnh để thức ăn, ly đựng nước uống, nồi cơm để nấu cơm, quạt để quạt mát…….
+Máy giặt, bàn ủi, máy xay sinh tố, thớt, ấm trà, lò nướng, tô, chén, chậu hoa,….
-Nhóm trưởng lên nhận phiếu.
-Các nhóm HS lên thảo luận, ghi phiếu.
STT
Đồ gỗ
Sứ
Thû tinh
Đdsdđ
1
ghế
b.hoa
Ly
Nồi cơm
2
bàn
tách
..
quạt
3
Kệ bếp
…
…
Đ. thoại
4
Kệ sách
…
Ra đi ô
5
…
…
tivi
6
….
…
Đ.hồ
-Nhóm khác góp ý bổ sung.
+HS trả lời.
+Chúng ta phải lâu chùi, bảo quản chúng….
-Quan sát.
-Từng cặp trao đổi nhau qua các câu hỏi
-Một số nhóm lên trình bày, nhóm khác bổ sung.
+Tranh 1: Lau bàn, làm cho đồ dùng thêm sạch đẹp.
+Tranh 2: Rửa cốc chén. Làm cho cốc chén sạch sẽ.
*Sử dụng nước tiết kiệm, không để nước chảy lãng phí.
+Tranh 3: Cất trái cây vào tủ lạnh. Xếp gọn gàng, ngăn nắp.
*Không mở tủ lạnh quá lâu, khi đóng cửa tủ phải thật khít để tiết kiệm điện.
+ Đang lau chùi bếp ga. Làm đồ dùng bền đẹp.
+Không bật bếp ga quá to khi đun nấu, để tiết kiệm ga.
+Mẹ em.
+Muốn sử dụng các đồ dùng bằng gỗ, sứ, thủy tinh bền đẹp ta cần lưu ý lau chùi nhẹ nhàng, cận thận
+Khi dùng hoặc rửa, dọn bát chúng ta phải lưu ý nhẹ tay tránh va chạm bể
+Không viết, vẽ bậy lên bàn ghế, giường tủ. Phải giữ gìn như lau chùi thường xuyên ,tránh bụi bẩn.
+Khi sử dụng những đồ dùng bằng điện chúng ta phải chú ý không để bị ướt, cẩn thận tránh bị điện giật. Khi sử dụng xong phải tắt.
-2-3 em nhắc lại.
-2-3 em nhắc lại.
+quạt, đèn. Lau chùi, khi không sử dụng phải tắt, vừa tiết kiệm điện, vừa bảo quản được đồ dùng.(Trong giờ ra chơi, khi đi học tiết khác, khi ra về)
+Biết cách bảo quản lau chùi thường xuyên, dùng xong dọn dẹp ngăn nắp.
-Học bài.
File đính kèm:
- BAI DO DUNG TRONG GIA DINHTUAN 12.docx