1/ Kiến thức:
- Biết được khái niệm, các điều kiện khai thác rừng và các biện pháp phục hồi sau khai.
2/ Kĩ năng:
- Tích cực trồng, chăm sóc bảo vệ môi trường rừng
3/ Thái độ:
- HS có ý thức sử dụng hợp lí tài nguyên rừng
4/ Tích hợp bảo vệ môi trường:
- Gio dục học sinh cĩ ý thức trồng rừng
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3454 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 29 Bài 28: khai thác rừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Ngày soạn: 15/02/2014
Tiết 29 Ngày dạy : 17/02/2014
CHƯƠNG II: KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG
BÀI 28: KHAI THÁC RỪNG
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức:
- Biết được khái niệm, các điều kiện khai thác rừng và các biện pháp phục hồi sau khai.
2/ Kĩ năng:
- Tích cực trồng, chăm sĩc bảo vệ mơi trường rừng
3/ Thái độ:
- HS có ý thức sử dụng hợp lí tài nguyên rừng
4/ Tích hợp bảo vệ mơi trường:
- Giáo dục học sinh cĩ ý thức trồng rừng
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1/ Chuẩn bị của giáo viên:
- Phóng to H45, 46,47 và sưu tầm thêm tranh ảnh liên quan đến khai thác rừng ở địa phương.
2/ Chuẩn bị của học sinh:
- Nghiên cứu trước bài, tìm hiểu tình hình khai thác rừng ở địa phương.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 7A1:..........
7A2:
7A3:
2/ Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu thời gian và công việc chăm sóc rừng sau khi trồng?
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Ở nước ta trong thời gian qua, diện tích rừng đã suy giảm mạnh về cả diện tích, chủng loại và chất lượng rừng. Nguyên nhân là do khai thác rừng bừa bãi không đúng kĩ thuật, không chú ý tới tái sinh và phục hồi lại rừng. Do vậy để giúp các em nắm được các biện pháp khai thác từ đó đưa ra hướng khai thác hợp lí, hiệu quả chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài hôm nay.
b/ Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại khai thác rừng
GV yêu cầu HS quan sát bảng 2 SGK cho biết:
- Có mấy loại khai thác rừng? Kể tên
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm:
- So sánh giữa các loại khai
thác để rút ra điểm giống và khác nhau giữa các loại khai thác?
GV nhận xét và kết luận
- Vậy khai thác trắng là gì?
- Thế nào là khai thác dần?
GV: Tận dụng rừng tái sinh tự nhiên là tận dụng khả năng tự phục hồi lại của rừng
- Khai thác chọn là khai thác như thế nào?
GV yêu cầu HS quan sát H45 SGK
- Chọn cây thế nào để khai thác?
GV yêu cầu HS quan sát H46 SGK thảo luận theo cặp
- Rừng nơi có độ dốc lớn hơn 150, nơi rừng phòng hộ có khai thác trắng được không? Tại sao?
- Khai thác mà không trồng gây ra tác hại gì?
GV chuyển ý: Với điều kiện Rừng Viêt Nam hiện nay thì sẽ áp dụng các biện pháp khai thác nào?
Hs tim hiểu nội dung và trả lời câu hỏi:
- 3 loại: khai thác trắng, dần, chọn
HS quan sát bảng 3 thảo luận nhóm
- Giống nhau: đều là khai thác để thu hoạch lâm sản
- Khác nhau: về lượng cây, thời gian chặt hạ và cách phục hồi
- Là chặt hết cây trong một mùa
- Là chặt hết cây trong 3 đến 4 lần chặt, trong 5 đến 10 năm để tận dụng rừng tái sinh tự nhiên
- Là chọn chặt cây theo yêu cầu sử dụng
- Cây già, cây yếu…
- Không, vì đất sẽ bị bào mòn, rửa trôi, thái hoá hay bị cát lấn, gió xoáy, bão
HS suy nghĩ và trả lời
I. Các loại khai thác rừng
- Khai thác trắng là chặt hết cây trong một mùa khai thác, sau đó trồng lại rừng.
- Là chặt hết cây trong 3 đến 4 lần chặt, trong 5 đến 10 năm để tận dụng rừng tái sinh tự nhiên
- Khai thác chọn là chọn chặt cây theo yêu cầu sử dụng và phù hợp với khả năng tái sinh tự nhiên.
Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam
GV yêu cầu 1 HS nhắc lại tình hình rừng của Việt Nam và của địa phương hiện nay:
( Trước đây rừng có rất nhiều gỗ tốt( lim, táu, nghiến…) Hiện nay chỉ còn là rừng tái sinh, chủ yếu là gỗ tạp. Rừng có nhiều gỗ tốt chỉ còn ít ở các đỉnh núi cao, độ dốc lớn)
- Vậy điều kiện để khai thác rừng ở Việt Nam hiện nay là gì?
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài tập SGK, gọi 1-2 HS trả lời
- Điều kiện tiếp theo là gì?
GV nhận xét
- HS: địa phương là một tỉnh thuộc Tây nguyên mà rừng cũng còn rất ít chỉ cò ở các đỉnh núi cao
- Chỉ được khai thác chọn, không được khai thác trắng.
- HS thảo luận làm bài tập điền các từ: 150, phòng hộ.
II/ Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt nam
1. Chỉ được khai thác chọn, không được khai thác trắng
2 . Rừng sau khai thác chọn phải còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế .
3. Số lượng gỗ khai thác chọn < 35 % lượng gỗ trong rừng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình phục hồi rừng sau khai thác
GV yêu cầu HS quan sát H47 SGK
- Sau khi khai thác trắng, đất đai thực vật… như thế nào? Phải phục hồi rừng bằng cách nào?
- Sau khi khai thác dần và chọn thì tình hình rừng như thế nào? Chọn cách phục hồi ra sao?
- Thúc đẩy tái sinh tự nhiên bằng cách nào?
Liên hệ: Theo em địa phương chúng ta cần phục hồi rừng bằng cách nào?
HS tìm hiểu nội dung và trả lời câu hỏi
HS: Sau khai thác trắng thì chỉ còn cây dại, đất bị bào mòn, rửa trôi, khó tự phục hồi => trồngrừng- Cây con tái sinh nhiều, đất vẫn được che phủ, rừng có khả năng tự phục hồi=> thúc đẩy tái sinh tự nhiên
HS liên hệ thực tế và trả lời
III/ Phục hồi rừng sau khai thác
1. Rừng đã khai thác trắng
- Trồng rừng theo hướng nông – lâm kết hợp
2. Rừng đã khai thác dần và khai thác chọn
- Phải thúc đẩy tái sinh tự nhiên
4. Củng cố - đánh giá:
GV gọi 1 HS đọc nội dung ghi nhớ
- Hãy nêu tình hình rừng ở địa phương em? Theo em nên áp dụng biện pháp khai thác nào? Và cách phục hồi rừng ra sao?
GV nhận xét mức độ hiều bài và khả năng vận dụng của HS
GV yêu cầu HS đọc nội dung : có thể em chưa biết
- Kể tên những động vật cấm khai thác hiện nay?
5. Nhận xét - dặn dò:
- Học bài theo câu hỏi SGK và đọc trước bài 29: BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNG
IV/ RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tuan 24 CN 7 tiet 29.doc