Tiết 28 Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi

1- Mục tiêu:

a) Kiến thức:

- Học sinh hiểu được khái niệm về chọn giống vật nuôi, một số phương pháp chọn giống vật nuôi đang dùng ở nước ta.

- Biết vai trò và các biện pháp quản lí giống vật nuôi

b) Kĩ năng:

Chọn giống vật nuôi tốt.

c) Thái độ:

Yêu thích tìm hiểu về chăn nuôi

2- Chuẩn bị:

a) Giáo viên:

Sơ đồ 9 SGK, phiếu học tập

b) Học sinh: Xem bài trước.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3563 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 28 Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 36 Ngày: 16-3-09 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC VÀ QUẢN LÍ GIỐNG VẬT NUÔI 1- Mục tiêu: a) Kiến thức: - Học sinh hiểu được khái niệm về chọn giống vật nuôi, một số phương pháp chọn giống vật nuôi đang dùng ở nước ta. - Biết vai trò và các biện pháp quản lí giống vật nuôi b) Kĩ năng: Chọn giống vật nuôi tốt. c) Thái độ: Yêu thích tìm hiểu về chăn nuôi 2- Chuẩn bị: a) Giáo viên: Sơ đồ 9 SGK, phiếu học tập b) Học sinh: Xem bài trước. 3- Phương pháp dạy học: Quan sát, thảo luận, diễn giải. 4- Tiến trình: 4.1- Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh 7A1:………………… 4.2- Kiểm tra bài cũ: 1. Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi là gì?(5d) + Không đồng đều + Theo giai đoạn + Theo chu kì 2. Sự sinh trưởng và sự phát dục là gì?(5d) + Sự sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể? + Sự phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể. 3. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?(5d) + Đặc điểm di truyền + Điều kiện ngoại cảnh 4.3- Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Giới thiệu bài: Muốn chăn nuôi đạt hiệu quả cao, người chăn nuôi phải duy trì công tác chọn lọc giữ những con tốt nhất. Hôm nay ta sẽ tìm hiểu một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi. Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm chọn giống vật nuôi GV: trong chăn nuôi con người luôn muốn có giống vật nuôi tốt vì vậy phải thường xuyên chọn giống vật nuôi. GV lấy ví dụ về giống gà ri Em hãy nêu một số ví dụ về chọn giống vật nuôi? HS thảo luận nhóm nhỏ GV: vậy chọn giống vật nuôi là gì? Hoạt động 2: Tìm hiểu một số phương pháp chọn giống vật nuôi. -Phương pháp chọn lọc hàng loạt GV: Dựa vào tiêu chuẩn nào để chọn cá thể tốt nhất làm giống? (cân nặng, sản lượng trứng, sữa …) GV: Phương pháp này đơn giản phù hợp với trình độ kĩ thuật còn thấp về công tác giống. -Phương pháp kiểm tra năng suất (gọi là kiểm tra có thể) GV: Các vật nuôi tham gia chọn lọc phải như thế nào? (Thường là con của những vật nuôi giống tốt) Những vật nuôi chọn lọc được nuôi dưỡng như thế nào? (được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện trong cùng một thời gian) GV: Phương pháp này có độ chính xác cao hơn phương pháp chọn lọc hàng loạt Hoạt động 3: Tìm hiểu về quản lí giống lí giống vật nuôi. - GV: Quản lí giống vật nuôi bao gồm việc tổ chức và sử dụng giống vật nuôi Quản lí giống vật nuôi nhằm mục đích gì? (Giữ và nâng cao phẩm chất của giống0 - Nội dung của quản lí bao gồm mấy biện pháp? Các em hãy quan sát sơ đồ 9. HS thảo luận nhóm ghi vào phiếu học tập. I- Khái niệm về chọn giống vật nuôi: 1- Sự sinh trưởng của vật nuôi: - Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đục và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi. II- Một số phương pháp chọn giống vật nuôi: 1- Chọn lọc hàng loạt: Dựa vào các tiêu chuẩn đã định trc rồi căn cứ vào sức sản xuất (như cân năng, sản lượng trứng, sữa,…) để chọn những cá thể tốt nhất làm giống. 2- Kiểm tra năng suất: Dựa vào kết quả đạt được đem so sánh với những tiêu chuẩn đã định trước để lựa chọn những con tốt nhất giữ lại làm giống. III- Quản lí giống vật nuôi: Có 4 biện pháp - Đăng kí quốc gia giống vật nuôi - Phân vùng chăn nuôi - Chính sách chăn nuôi - Qui định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình 4.4- Củng cố và luyện tập: 1- Thế nào là chọn giống vật nuôi? (Học sinh nêu) 2- Em hãy cho biết phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng ở nước ta? (Học sinh nêu hai phương pháp) 3- Theo em, muốn quản lí tốt giống vật nuôi cần làm gì? (Học sinh nêu) 4.5- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Học thuộc bài. - Trả lời những câu hỏi cuối bài. - Xem bài: “Nhân giống vật nuôi” Đọc kỹ phần II/ SGK/T.91 5- Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTiet 28.doc
Giáo án liên quan