1- Mục tiêu:
a) Kiến thức:
- Vai trò của ngành chăn nuôi.
- Nhiệm vụ phát triển chăn nuôi.
- Khái niệm về giống vật nuôi, điều kiện để công nhận là giống vật nuôi, vai trò của giống vật nuôi.
b) Kĩ năng:
Trình bày được nhiệm vụ phát triển chăn nuôi
Xác định được vai trò của giống trong chăn nuôi
c) Thái độ:
Yêu thích bộ môn, thích tìm hiểu về chăn nuôi. Có ý thức học tập tốt.
2- Chuẩn bị:
a) Giáo viên:
Sơ đồ 2 SGK
Tranh các giống vật nuôi: vịt
b) Học sinh: Xem bài trước.
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 5323 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 26 Vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi – giống vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 3: CHĂN NUÔI
CHƯƠNG I:
ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT CHĂN NUÔI
MỤC TIÊU
1- Kiến thức:
Học sinh nắm được kiến thức về chăn nuôi
Hiểu được giống vật nuôi, thức ăn và qui trình sản xuất thức ăn vật nuôi: chuồng nuôi, nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh.
2- Kĩ năng:
Phân biệt được một số loại giống vật nuôi
Chế biến được một số loại thức ăn cho vật nuôi bằng nhiệt và vi sinh vật. Phân biệc được một số loại vacxin và cách sử dụng văcxin để phòng bệnh cho gà.
3- Thái độ:
Yêu thích bộ môn có ý thức học tập tốt biết vận dụng vào công việc chăn nuôi ở gia đình.
Tiết:
Ngày:
VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI – GIỐNG VẬT NUÔI
1- Mục tiêu:
a) Kiến thức:
- Vai trò của ngành chăn nuôi.
- Nhiệm vụ phát triển chăn nuôi.
- Khái niệm về giống vật nuôi, điều kiện để công nhận là giống vật nuôi, vai trò của giống vật nuôi.
b) Kĩ năng:
Trình bày được nhiệm vụ phát triển chăn nuôi
Xác định được vai trò của giống trong chăn nuôi
c) Thái độ:
Yêu thích bộ môn, thích tìm hiểu về chăn nuôi. Có ý thức học tập tốt.
2- Chuẩn bị:
a) Giáo viên:
Sơ đồ 2 SGK
Tranh các giống vật nuôi: vịt
b) Học sinh: Xem bài trước.
3- Phương pháp dạy học: Quan sát, thảo luận, diễn giải.
4- Tiến trình:
4.1- Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh
4.2- Kiểm tra bài cũ:
1. Mục đích của việc bảo vệ khoanh nuôi rừng ở nước ta là gì?
- Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có.
- Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản phẩm cao và tốt nhất.
2. Biện pháp phục hồi rừng là gì?
Thông qua các biện pháp bảo vệ, chăm sóc, gieo trồng bổ sung để thúc đẩy tái sinh rừng tự nhiên, phục hồi rừng có giá trị.
4.3- Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Giới thiệu bài:
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chính trong nông nghiệp chăn nuôi có vai trò và nhiệm vụ như thế nào. giống vật nuôi là gì? Hôm nay ta sẽ tìm hiểu điều đó.
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của chăn nuôi
GV: Chăn nuôi có vai trò như thế nào trong nền kinh tế nước ta?
-HS quan sát hình 50 SGK/T.81. Thảo luận nhóm
+ Chăn nuôi cung cấp những loại thực phẩm gì?
- Sản phẩm chăn nuôi thịt sữ trứng có vai trò gì trong đời sống?
- Những loại vật nuôi thịt sữa trứng có vai trò gì trong đời sống?
- Những loại vật nuôi nào cho sức kéo? Tại sao phân chuồng lại cần thiết cho cây trồng?
-Em hãy kể những đồ dùng được làm từ sản phẩm chăn nuôi?
- Ngành y, ngành dược dùng sản phẩm chăn nuôi để làm gì? (con thỏ, chuột bạch … nghiên cứu khoa học tạo vắcxin, huyết thanh)
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ phát triển chăn nuôi trong thời gian tới.
-GV theo sơ đồ 7. Hướng dẫn học sinh quan sát và tìm hiểu ngành chăn nuôi có mấy nhiệm vụ?
-Nhiệm vụ 1: phát triển chăn nuôi toàn diện là thế nào?
Nước ta có những loại vật nuôi nào? Em hãy kể 1 vài vật nuôi ở địa phương em.
- Gia đình em nuôi những vật nuôi nào? có lợi ích gì?
(HS nêu)
- Nhiệm vụ 2: Chuyển giao tiến bộ kĩ thuật cho nhân dân
+ Làm thức ăn hỗ hợp để bán cho nhân dân tiện sử dụng hiệu quả kinh tế cao
+ Nhập giống ngoại, năng suất cao hoặc giống mới phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế vùng miền
+ Chăm sóc, tiêm phòng, chữa trị bệnh
+ Thu mua chế biến sản phẩm chăn nuôi
- Nhiệm vụ 3: tăng cường đầu tư nghiên cứu và quản lý
- Cơ sở vật chất?
+ Cho nhân dân vay vốn để phát triển chăn nuôi.
- Năng lực của cán bộ?
+ Đào tạo cán bộ nông nghiệp để phục vụ địa phương.
Vậy mục tiêu của ngành chăn nuôi ở nước ta là gì?
Hoạt động 3: Khái niệm về giống vật nuôi.
- Muốn chăn nuôi trước hết phải có con giống, vật nuôi nào cũng phải phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, trình độ hiểu biết về kĩ thuật
- HS đọc nội dung trang 83 và quan sát hình vẽ 51, 52, 53 SGK
- HS làm bài tập trang 83
Điền từ:
+ Ngoại hình, chất lượng, sản phẩm, năng suất
GV: Để phân biệt vật nuôi của một giống cần chú ý điều gì?
+ Đặc điểm về ngoại hình
+ Các số liệu về năng suất, sản lượng
+ Sự ổn định về di truyền các đặc điểm của giống ở đời sau.
- HS đọc nội dung mục 2 SGK
- GV nêu tiêu chí phân loại
- Hs lấy ví dụ minh hoạ
- GV yêu cầu học sinh nêu điều kiện công nhận là một giống vật nuôi
Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò của giống trong chăn nuôi
- HS xem bảng 3 SGK/T.85
GV: năng suất cao + thịt trứng, sửa do yếu tố nào quyết định? (giống)
- Yếu tố nào ảnh hưởng quan trong? (thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc)
GV: hướng dẫn học sinh lấy ví dụ khác từ các giống vật nuôi ở địa phương hoặc từ nguồn thông tin khác.
- Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, con người không ngừng chọn lọc và nhân giống để tạo ra giống vật nuôi ngày càng tốt hơn.
I- Vai trò của chăn nuôi:
- Cung cấp thực phẩm cho con người (thịt, sữa, trứng)
- Cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt, lâm nghiệp và chăn nuôi một số loài thuỷ sản.
- Cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác (lông, da, xương …)
II- Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta:
Phát triển chăn nuôi toàn diện
- Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.
Tăng cường đầu tư nghiên cứu và quản lý
Tăng nhanh số lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
III- Khái niệm về giống vật nuôi:
1- Thế nào là giống vật nuôi:
Được gọi là giống vật nuôi khi vật nuôi đó có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm chung có tính di truyền ổn định và đạt đến một số lượng cá thể nhất định.
2- Phân loại giống vật nuôi
- Theo địa lý
- Theo hình thái, ngoại hình
- Theo mức độ hoàn thiện của giống.
- Theo hướng sản xuất
3- Điều kiện để công nhân là một giống vật nuôi:
- Có chung nguồn gốc
- Có đặc điểm ngoại hình và năng suất giống nhau
- Có đặc điểm di truyền ổn định
- Có số lượng cá thể đông và phân số trên một địa bàn rộng.
IV- Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi:
- Quyết định năng suất và sản lượng chăn nuôi
- Quyết định chất lượng và sản phẩm chăn nuôi
4.4- Củng cố và luyện tập:
1- Chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta?
(Học sinh nêu)
2- Nhiệm vụ phát triển của chăn nuôi ở nước ta trong thời gian tới là gì?
(Học sinh nêu)
3- Em hiểu thế nào là giống vật nuôi? Điều kiện để công nhận là một giống vật nuôi?
(Học sinh nêu)
4- Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi
(Học sinh nêu)
4.5- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học thuộc bài.
- Trả lời những câu hỏi cuối bài.
- Xem bài: “Sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi”
5- Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tiet 26.doc