I/ MỤC TIÊU
- Giúp học sinh hiểu được khái niệm mối ghép động.
- Biết cấu tạo và đặc điểm ứng dụng của một số mối ghép động thường gặp, khớp tịnh tiến, khớp quay.
II/ CHUẨN BỊ
1) Chuẩn bị cho mỗi nhóm:
- Tranh vẽ bộ ghế gấp, khớp tịnh tiến, khớp quay.
- Đồ dùng chiếc ghế xếp, hộp bao diêm, ngăn kéo dài.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2976 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 23 Bài 27: mối ghép động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Ngày soạn: 20/11/ 2007
Tiết 23 Ngày dạy 21/ 11/ 2007
BÀI 27: MỐI GHÉP ĐỘNG
I/ MỤC TIÊU
Giúp học sinh hiểu được khái niệm mối ghép động.
Biết cấu tạo và đặc điểm ứng dụng của một số mối ghép động thường gặp, khớp tịnh tiến, khớp quay.
II/ CHUẨN BỊ
Chuẩn bị cho mỗi nhóm:
Tranh vẽ bộ ghế gấp, khớp tịnh tiến, khớp quay.
Đồ dùng chiếc ghế xếp, hộp bao diêm, ngăn kéo dài.
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠTĐỘNG CỦA HỌC SINH
10 ph
1/ ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2/ kiểm tra
- Như thế nào là mối ghép cố định, mối ghép không tháo được ?
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp học: vắng, có phép, không phép.
- Cá nhân HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV.
+ Là mối ghép mà các chi tiết ghép không chuyển động tương đối với nhau.
+ Là mối ghép mà khi tháo bắt buộc phải phá hỏng một thành phần nào đó của mối ghép.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về mối ghép động.
15ph
- GV yêu cầu HS mở và gấp một chiếc ghế xếp sau đó kết hợp với hình 27.1 SGK để thu thập thông tin và trả lời các câu hỏi sau:
a) Chiếc ghế gồm mấy chi tiết ghép với nhau? chúng được ghép như thế nào ?
b) Khi mở ghế ra các mối ghép A, B, C, D có sự thay đổi nào?
- Sau khi HS trả lời xong GV thông báo: Những mối ghép mà chúng ta vừa tìm hiểu trên được gọi là các mối ghép động hay khớp động.
Các mối ghép động dùng để ghép các chi tiết thành cơ cấu gồm: khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu…
- Gồm 4 chi tiết và được ghép nối với nhau bằng các chốt.
- Khi gập lại và mở ghế ra các mối ghép A, B, C, D có chuyển động tương đối với nhau. gồm có khớp tịnh tiến ,khớp quay,khớp cầu.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các loại khớp động.
15ph
- Bề mặt tiếp xúc của các khớp tịnh tiến trên có hình dánh như thế nào?
- Khớp tịnh tiến các điểm trên vật chuyển động như thế nào?
- Khi hai chi tiết trượt trên nhau sẽ xảy ra hiện tượng gì? hiện tượng này có lợi hay có hại?
- Khắc phục như thế nào?
- Yêu cầu HS nêu một vài ví dụ về khớp tịnh tiến khác thường gặp.
- Thế nào là khớp quay?
- Mặt tiếp xúc của các khớp quay thường có hình dạng nào?
- Các khớp quay thường được dùng ở đâu?
1/ Khớp tịnh tiến
- Mối ghép píttông - xilanh có mặt tiếp xúc là mặt trụ tròn với ống tròn.
- Mối ghép sóng trượt - rãnh trượt có mặt tiếp xúc là mặt phẳng.
- Mọi điểm trên vật tịnh tiến có chuyển động giống hệt nhau.
- Khi khớp tịnh tiến chuyển động làm xuất hiện lực ma sát lớn cản trở chuyển động.
- Để khắc phục người ta sử dụng các vật liệu chịu mài mòn, các bề mặt được là nhẳn và tra thêm các loại dầu mở bôi trơn.
- Một số khớp tịnh tiến thường gặp như: ngăn kéo, cửa đĩa đầu CD…
2/ Khớp quay
- Là mối ghép mà mỗi chi tiết có thể quay quanh một trục cố định so với chi tiết kia.
- Mặt tiếp xúc thường là mặt hình trụ tròn.
- Được dùng nhiều trong các thiết bị như: bản lề, xe đạp, xe máy…
TỔNG KẾT BÀI HỌC (5phút )
Cho học sinh đọc phần ghi nhớ.
Dặn học sinh đọc trước bài 25.
File đính kèm:
- ahdfkijgpaoifp0weufkuadogjapis (17).DOC