Tiết 21. Thực hành vật liệu cơ khí

 -Nhận biết và phân biệt được các vật liệu cơ khí phổ biến .

 -Biết được các phương pháp đơn giản để thử cơ tính của vật liệu cơ khí .

 -Phân biệt , lựa chọn và sử dụng vật liệu hợp lý khi tiến hành gia công chế tạo một sản phẩm cụ thể .

 -Nghiêm túc , cẩn thận , trung thực trong hợp tác nghiên cứu .

 -Có lòng ham thích tìm hiểu về ngành cơ khí nói chung .

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2104 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 21. Thực hành vật liệu cơ khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 . Bài 19. THỰC HÀNH Tiết 21. VẬT LIỆU CƠ KHÍ I./ Mục đích , yêu cầu : -Nhận biết và phân biệt được các vật liệu cơ khí phổ biến . -Biết được các phương pháp đơn giản để thử cơ tính của vật liệu cơ khí . -Phân biệt , lựa chọn và sử dụng vật liệu hợp lý khi tiến hành gia công chế tạo một sản phẩm cụ thể . -Nghiêm túc , cẩn thận , trung thực trong hợp tác nghiên cứu . -Có lòng ham thích tìm hiểu về ngành cơ khí nói chung . II./ Chuẩn bị : Mỗi nhóm 4 HS : Chuẩn bị : 1 đoạn dây đồng , 1 đoạn dây nhôm , 1 dây thép và 1 thanh nhựa có đường kính 4 mm. - Mẫu báo cáo thực hành theo mẫu ở mục III Giáo viên : -Chuẩn bị : 1 bộ tiêu bản các vật liệu cơ khí -GV phát cho mỗi nhóm 1 búa nguội nhỏ , 1 kìm nguội , 1 dũa dẹt . III./ Các bước lên lớp : 1./ Ổn định lớp .(’) 2./ Kiểm tra bài cũ (5’): + Hãy phân biệt KL đen và kim loại màu ? + Hãy nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí ? tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất ? 3./ Bài mới (2’). Muốn có một sản phẩm cơ khí tốt ta cần phải có vật liệu phù hợp . Mỗi vật liệu có các tính chất khác nhau , tùy theo mục đích sử dụng mà người ta quan tâm đến tính chất này hay tính chất khác . Để nhận biết và phân biệt các loại vật liệu cơ khí phổ biến , chúng ta sẽ nghiên cứu bài thực hành “Vật liệu cơ khí” Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 : Chuẩn bị thực hành (3’) - Yêu cầu HS mang các dụng cụ thực hành như GV đã yêu cầu .Gv kiểm tra và nhận xét. - GV phát cho mỗi nhóm HS 1 búa nguội nhỏ , 1 kìm nguội , 1 dũa dẹt Hoạt động 2: Hướng dẫn nội dung thực hành (8’) - Yêu cầu HS đọc phần II./ Nội dung và trình tự thực hành - GV nêu rõ mục đích , yêu cầu của bài thực hành và giao nhiệm vụ cho HS . + Nhận biết các vật liệu cơ khí phổ biến bằng phương pháp quan sát màu sắc , mặt gãy , ước lượng khối lượng riêng … + So sánh tính chất cơ học của các vật liệu phổ biến như : Tính cứng , tính giòn , tính dẻo . - GV hướng dẫn HS cách thực hành, yêu cầu HS dựa vào các chỉ dẫn trong SGK để tiến hành làm thực hành . Giáo viên Chú ýcho Hs một số điểm : + HS khi thử tính cứng , tính dẻo thì phải dùng lực như nhau đối với các vật liệu khác nhau . + Cần giữ vệ sinh chung , đối với những tiêu bản của HS thì các vật liệu có thể bị rỉ sét thì HS có thể dùng dũa để quan sát mặt bên trong nhưng chú ý không để mạt sắt bay vào mắt . + Khi thử độ cứng thì phải có vật kê chắc chắn , không để trên bàn đập , tránh làm ồn các nhóm khác cũng như các lớp khác . Hoạt động 3 : Thực hành (20’) - Yêu cầu HS bắt đầu thực hành theo hướng dẫn trong 15’ - GV theo dõi , nhắc nhở và giúp đỡ HS thực hành theo đúng trình tự . - GV hướng dẫn các nhóm báo cáo kết quả - GV nhận xét , thống nhất kết quả. - GV treo bảng (đã có sẵn câu trả lời) cho HS sửa bài thực hành . Hoạt động 4 : Tổng kết , đánh gía (4’) - GV nhận xét tiết học, thái độ thực hành và những tồn tại . -Phương pháp thực hành trên là phương pháp thủ công mang tính kiểm nghiệm định tính . - HS mang các dụng cụ thực hành đặt lên bàn. - HS nhận thêm dụng cụ . - Đọc phần II./ Nội dung và trình tự thực hành - HS theo dõi GV hướng dẫn - HS nghe GV hướng dẫn - HS bắt đầu thực hành - HS điền kết quả vào mẫu báo cáo đã chuẩn bị . - HS báo cáo kết quả thực hành của nhóm mình . THỰC HÀNH VẬT LIỆU CƠ KHÍ VẬT LIỆU CƠ KHÍ Chuẩn bị Trình tự và nội dung tiến hành . Phân biệt vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại . So sánh vật liệu kim loại đen và kim loại màu So sánh vật liệu gang và thép 4./ Cũng cố dặn dò(3’): - Hãy so sánh cơ tính và tính công nghệ của Thép và Nhựa ? - Về nhà xem lại bài và tiếp tục tiến hành làm thực hành tương tự đối với các vật liệu khác có sẵn ở nhà . - Xem trước bài 20 “DỤNG CỤ CƠ KHÍ”

File đính kèm:

  • docGA Cong nghe 8 tiet 21.doc
Giáo án liên quan