I/ MỤC TIÊU
- Hiểu được khái niệm và phân loại chi tiết máy.
- Biết các kiểu lắp ghép của chi tiêt máy, công dụng của từng loại lắp ghép.
II/ CHUẨN BỊ
1) Chuẩn bị cho mỗi nhóm:
- Tranh vẽ ròng rọc, các chi tiết máy.
- Bộ mẫu, các chi tiết máy phổ biến, bulông, cụm trước xe đạp.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2852 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 21 Bài 24: khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày soạn: 14/11/ 2007
Tiết 21 Ngày dạy 15/ 11/ 2007
BÀI 24: KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP
I/ MỤC TIÊU
Hiểu được khái niệm và phân loại chi tiết máy.
Biết các kiểu lắp ghép của chi tiêt máy, công dụng của từng loại lắp ghép.
II/ CHUẨN BỊ
Chuẩn bị cho mỗi nhóm:
Tranh vẽ ròng rọc, các chi tiết máy.
Bộ mẫu, các chi tiết máy phổ biến, bulông, cụm trước xe đạp.
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠTĐỘNG CỦA HỌC SINH
5ph
1/ Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số
2/ Giới thiệu bài mới
- GV giới thiệu bài như mở đầu SGK.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp học.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết máy là gì?
20ph
- Cho học sinh quan sát hình 24.1 SGK.
- Hỏi: cụm trước xe đạp được cấu tạo từ mấy phần tử là những phần tử nào? Công dụng của từng phần tử?
- Sau khi HS trả lời xong GV thông báo: Chi tiết máy là các phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh, có chức năng nhất định và không thể tháo rởi ra được hơn nữa.
- Yêu cầu HS quan sát hình 24.2, sau đó trả lời câu hỏi:
+ Hãy cho biết trong hình 24.2 phần tử nào không phải chi tiết máy? tại sao?
- Các chi tiết ấy được sử dụng như thế nào?
1/ Chi tiết máy là gì?
Được cấu tạo từ 5 phần tử
+ Trục, đai ốc hãm côn, đai ốc, vòng đệm, côn.
- HS lắng nghe GV thông báo và ghi thông báo đó vào vở ghi.
- HS quan sát hình 24.2 để trả lời câu hỏi mà GV yêu cầu.
+ mãnh vỡ máy, vòng bi, khunbg xe đạp không phải là chi tiết máy vì:
+ Mãnh vỡ máy có cấu tạo không hoàn chỉnh.
+ Vòng bi và khung xe đạp còn có thể tháo ra thêm được.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cách phân loại chi tiết máy.
5ph
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi đầu mục 2.
- Sau khi HS trả lời xong giáo viên thông báo: Theo công dụng chi tiết máy được phân thành hai nhóm:
+ Nhóm chi tiết máy có công dụng chung và nhóm chi tiết máy có công dụng riêng.
2/ Phân loại chi tiết máy.
- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
+ Nhóm các chi tiết như: Bu lông, đai ốc, bánh răng, lò xo được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau.
+ nhóm các chi tiết như: trục khuỷu, khung xe đạp được sử dụng trong một loại máy nhất định.
- HS tự lấy thêm ví dụ để minh hoạ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cách lắp ghép các chi tiết máy.
15ph
- GV cho học sinh quan sát hình 24.3 SGK. Và yêu cầu HS trả lời câu hỏi đầu mục II bằng cách điền từ thích hợp vào chổ trống.
- GV thông báo thêm: Trong các mối ghép của bộ ròng rọc được chia thành hai loại đó là mối ghép cố định và mối ghép động.
II/ Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào ?
- HS quan sát hình 24. 3 để trả lời câu hỏi:
+ Ghép giữa móc treo và giá đỡ bằng mối ghép đinh tán.
+ Ghép giữa trục và giá đỡ bằng mối ghép đinh tán.
+ Ghép giữa trục và bánh ròng rọc bằng mối ghép ổ trục.
TỔNG KẾT BÀI HỌC (5phút )
Cho học sinh đọc phần ghi nhớ.
Dặn học sinh đọc trước bài 25.
File đính kèm:
- ahdfkijgpaoifp0weufkuadogjapis (15).DOC