Tiết 17: Ôn tập học kì I

Câu 1:

+ Nghề nấu ăn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người và là nghề thiết thực nhất trong việc tạo nên các món ăn phục vụ nhu cầu ăn uống

+ Nghề nấu ăn không thể thiếu được, nhất là trong thời đại hiện nay, nó góp phần phục vụ tích cực cho nhu cầu phát triển ăn uống, phát triển du lịch, duy trì và thể hiện nét văn hóa ẩm thực độc đáo của mỗi dân tộc.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 17: Ôn tập học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 22/11/2011 Tiết 17: ÔN TẬP HỌC KÌ I i. mục tiêu - Hệ thống lại kiến thức đã học cho học sinh - Rèn kĩ năng tư duy lôgic, tổng hợp kiến thức - Học sinh có ý thức tự giác trong học tập II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Giáo án + SGk +STK + Thước + Bảng phụ + Nghiên cứu tài liệu 2. Học sinh: Vở ghi + SGK+ Ôn lại kiến thức đã học iii. các hoạt động dạy học Hoạt động của GV và HS Ghi Bảng Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ Kết hợp trong ôn tập bài Hoạt động 2: Ôn tập Câu1: Vai trò, vị trí của nghề nấu ăn? Câu 2: Những yêu cầu của nghề ăn uống? Câu 3: Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp? Câu 4: Những công việc trong nhà bếp? Những đồ dùng cần thiết thực hiện công việc nhà bếp? Câu 5: Cách bố trí khu vực nhà bếp hợp lí? Câu 6: Nguyên nhân xảy ra tai nạn trong nấu ăn? Biện pháp đảm bảo an toàn trong nấu ăn? Câu 7: Trình bày bàn ăn theo phong các Việt Nam và phương Tây? Câu 8: Nguyên tắc chung và yêu cầu kĩ thuật các món ăn không sự dụng nhiệt? Có sự dụng nhiệt? Câu 1: + Nghề nấu ăn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người và là nghề thiết thực nhất trong việc tạo nên các món ăn phục vụ nhu cầu ăn uống + Nghề nấu ăn không thể thiếu được, nhất là trong thời đại hiện nay, nó góp phần phục vụ tích cực cho nhu cầu phát triển ăn uống, phát triển du lịch, duy trì và thể hiện nét văn hóa ẩm thực độc đáo của mỗi dân tộc. Câu 2: - Có đạo đức nghề nghiệp - Nắm vững kiến thức chuyên môn - có kĩ năng thực hành nấu nướng - Biết tính toán, chọn lựa thực phẩm - Sử dụng thành thạo nguyên liệu, dụng cụ - Biết chế biến món ăn ngon, đảm bảo vệ sinh và có giá trị dinh dưỡng Câu 3: 1. Đồ gỗ: - Không ngấm nước; - sự dụng xong rửa sạch phơi khô 2. Đồ nhựa: - Không để gần lửa; Không chứa thức ăn nhiều dầu mỡ; khi dùng xong phải rửa sạch 3. Đồ thủy tinh, đồ tráng mem (SGK-Tr 13) 4. Đồ nhôm, gang( SGK-Tr13) 5. Đồ inox (SGK-Tr13) 6. Đồ dùng điện: - Trước khi sự dụng: Kiểm tra ổ cắm, dây dẫn - Khi sự dụng: Sự dụng đúng quy cách - Sau sự dụng: chùi sạch, lau khô Câu 4: + Những công việc nhà bếp: - Cất giữ thực phẩm chưa dùng - Cất giữ dụng cụ làm bếp; - Chuẩn bị sơ chế thực phẩm; - Nấu nướng thực hiện món ăn; - Bày dọn thức ăn vào bàn ăn +Những đồ dùng cần thiết thực hiện công việc nhà bếp (SGK-Tr 17) Câu 5: - Tủ cất giữ thực phẩm đặt gần cửa ra vào - Bàn sơ chế đặt giữa tủ cất thực phẩm và chỗ rửa - Bếp đun đặt vào một góc của nhà bếp - Cạnh bếp đun đặt kệ nhỏ để gia vị Câu 6: + Nguyên nhân xảy ra tai nạn trong nấu ăn ( SGK-Tr23) + Biện pháp đảm bảo an toàn: - Sự dụng các dụng cụ, thiết bị cầm tay - Sự dụng các dụng cụ, thiết bị dùng điện - Biện pháp phòng ngừa rủi ro vì lửa, ga, điện Câu 7 : 1. Đặt bàn ăn theo phong cách Việt Nam : ( SGK-Tr28, 29) 2. Đặt bàn ăn theo phong cách phương Tây: ( SGK-Tr 29, 30) Câu 8: + Nguyên tắc chung và yêu cầu kĩ thuật của món ăn không sự dụng nhiệt ( SGK-Tr32) + + Nguyên tắc chung và yêu cầu kĩ thuật của món ăn có sự dụng nhiệt ( SGK-Tr38) Hoạt động 3: Hướng dẫn ở nhà - Ôn tập lại kiến thức đã học - Tiết sau kiểm tra học kì I Ngày soạn : 03/12/2011 Tiết 18. Kiểm tra học kỳ i i.mục tiêu: Thông qua tiết kiểm tra : - Đánh giá kết quả học tập của học sinh - Rút kinh nghiệm về cách học tập của học sinh,cách dạy của GV để có cách điều chỉnh thích hợp. - Rút kinh nghiệm nội dung chương trình môn học. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Giáo án ( Đề + Đáp án + Biểu điểm) + SGk +STK +Thước + Bảng phụ 2. Học sinh: Giấy kiểm tra + Đồ dùng + Ôn tập kiến thức đã học iii. các hoạt động dạy học a. đề kiểm tra Câu 1: Hãy kể tên những công việc thường làm trong nhà bếp? Câu 2: Cho biết cách sử dụng và bảo quản đồ dùng bằng gỗ, nhựa, nhôm, thuỷ tinh. Câu 3: Nêu quy trình thực hiện chế biến món nộm su hào ? Câu 4: Nêu cách nấu riêu cua? b. đáp án + biểu điểm Câu1: (2 điểm) - Cất giữ thực phẩm chưa dùng - Cất giữ dụng cụ làm bếp; - Chuẩn bị sơ chế thực phẩm; - Nấu nướng thực hiện món ăn; - Bày dọn thức ăn vào bàn ăn Câu 2: (2 điểm) - Đồ gỗ: Không ngâm nước; khi sử dụng xong nên rửa bằng nước rửa chén, phơi gió cho khô ráo. Tránh phơi ngoài nắng hoặc hơ trên lửa - Đồ nhựa: Không để gần lửa, không chứa thức ăn có nhiều dầu mỡ, thức ăn đang nóng; Khi sử dụng xong nên rửa…. - Đồ thuỷ tinh, đồ tráng men: Nên cẩn thận khi sử dụng vì dễ vỡ, dễ tróc lớp men; chỉ nên đun nhỏ lửa; chỉ nên dùng đũa hoặc thìa bằng gỗ để xào nấu, tránh dùng thìa nhôm; sử dụng xong phải rửa thật sạch bằng nước rửa chén…..; không nấu thức ăn trong đồ dùng tráng men - Đồ nhôm gang: Nên cẩn thận khi sử dụng; không để ẩm ướt; không đánh bóng bằng giáy nhám; không chứa thức ăn có nhiều dầu mỡ, muối, axit… Câu 3: Quy trình thực hiện món nộm su hào: 1. Chuẩn bị: (Sơ chế) + Su hào: Gọt , rửa sạch, thái lát mỏng(hoặc sợi) , trộn với 1 thìa súp, để khoảng 5 phút sau đó rửa lại vắt ráo nước - Cho su hào vào âu sạch cùng với 2 thìa súp, đường trộn đều cho nước chanh vào nêm hơi chua, ngọt +Tôm: Rửa sạch , luộc chín, bóc vỏ + Thịt ba chỉ: Luộc chín thái mỏng, ngâm tôm, thịt với nước mắm, chanh, tỏi, ớt + Lạc, hành khô, rau thơm….. 2. Chế biến: Trộn hỗn hợp su hào + 1 phần tôm, thịt + 1 phần rau răm, rau thơm + 1/2 lạc + 1/2 hành phi sau đó nêm chút nước mắm vừa ăn 3.Trình bày: tuỳ thuộc vào sáng tạo của mỗi người Câu 4: Cách nấu riêu cua: - Bắc nồi nước cua lên bếp, đun sôi - Cho cà chua đã xào, nước me, nêm nước mắm, muối, bột ngọt cho vừa ăn.Đun nhỏ lửa thêm khoảng 5 phút - Cho dầu ăn vào choả, đun nóng, phi hành đổ vào nồi nước cua, thái hành rắc lên trên

File đính kèm:

  • doctiet 17 on tap ki 1 t 18 Ktra ki 1 hay.doc
Giáo án liên quan