Tiết 16 Bài 8 : vật liệu cơ khí

I/ MỤC TIÊU

- Biết cách phân loại các loại vật liệu cơ khí phổ biến.

- Biết được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.

II/ CHUẨN BỊ

1) Chuẩn bị cho mỗi nhóm:

- Một số vật loại kim loại có màu khác nhau và một số vật liệu phi kim như cao su,nhựa.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 16 Bài 8 : vật liệu cơ khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Ngày soạn: 05/11/ 2007 Tiết 16 Ngày dạy 06/ 11/ 2007 BÀI 8 : VẬT LIỆU CƠ KHÍ I/ MỤC TIÊU Biết cách phân loại các loại vật liệu cơ khí phổ biến. Biết được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. II/ CHUẨN BỊ Chuẩn bị cho mỗi nhóm: - Một số vật loại kim loại có màu khác nhau và một số vật liệu phi kim như cao su,nhựa. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠTĐỘNG CỦA HỌC SINH 5ph - GV đặt vấn đề: Vật liệu cơ khí là gì? Chúng được sử dụng nhu thế nào? - GV vào bài như phần mở bài SGK sau đó thông báo: * Vật liệu cơ khí bao gồm tất cả các nguyên vật liệu dùng trong nghành cơ khí như thép, đòng, nhựa, cao su... - HS lắng nghe GV thông báo. - HS tự đọc thông tin đầu bài học. Hoạt động 2: Tìm hiểu về vật liệu kim loại. 15ph - GV đặt câu hỏi: + Hãy cho thầy biết các vật liệu có trong nhóm em đâu là kim loại? + Chiếc khung xe đạp mà các em thường đi được làm bằng vật liệu nào? + Em hãy kể tên một số vật dụng ở trong gia đình em được làm từ kim loại? + Qua quan sát chiếc xe đạp, em hãy nêu tên những chi tiết, bộ phận nào của xe đạp được làm bằng kim loại? - sau khi HS trả lời xong các câu hỏi GV thông báo: * Kim loại là vật liệu quan trọng, chiếm tỉ lệ khá cao trong thiết bị, máy và được phân loại theo sơ đồ hình 18.1 SGK. Kim loại gồm hai chủng loại đó là kim loại đen và kim loại màu. - GV yêu cầu HS tự đọc thôn tin về kim loại đen và kim loại màu. - yêu cầu các nhóm căn cứ vào thông tin vừa đọc và kết hợp với quan sát nhóm vậtk liệu kim loại có trong nhóm để trả lời các câu hỏi sau: + Kim loại nào có tính cứng? Kim loại loại nào dễ dát mỏng, kéo dài? 1/ Vật liệu kim loại - HS hoạt động theo nhóm: + Phải chỉ ra được: Thép, đồng, nhôm. - HS trả lời theo các nhân: + Chiếc khung xe đạp được làm bằng kim loại. + Chiếc nồi, cái thìa, cái cuốc, con dao… + Khung xe, vành xe, xích líp, tăm, các ổ trục… - HS lắng nghe GV thông báo. - Từng cá nhân HS tự đọc thông tin trong SGK. - Các nhóm quan sát và thảo luận để trả lời các câu hỏi của GV nêu ra. + Kim loại đen cứng nhưng khó dát mỏng kéo dài, kim loại màu mềm nhưng nhẹ, dễ dát mỏng, kéo dài. Hoạt động 3: Tìm hiểu vật liệu phi kim loại 15ph - GV đặt câu hỏi: + Hãy cho thầy biết các vật liệu có trong nhóm em đâu là vật liệu phi kim loại? - GV thông báo: So với kim loại, vật liệu phi kim loại có khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện kém nhưng lại dễ gia công khômng bị oxy hoá, ít mài mòn nên chúng ngày càng được sử dung rộng rãi. Vật liệu phi kim phổ biến trong cơ khí gồm hai loại, đó là chất dẻo và cao su. Trong chất dẻo thì có chất dẻo nhiệt là loại chịu nhiệt kém và chất dẻo nhiệt rắn là loại có thể chịu được nhiệt độ cao. - GV hỏi: + Trong gia đình các em có những dụng cụ nào được làm bằng chất dẻo? + Trong gia đình các em có những dụng cụ nào được làm bằng cao su? 2/ Vật liệu phi kim loại - HS hoạt động theo nhóm: + HS phải chỉ ra được cao su nhựa (Chất dẻo). - HS lắng nghe GV thông báo về vật liệu phi kim. + Phân biệt tính chất của chất deo, cao su. - HS trả lời cá nhân: + Rổ, can , dép, ca đựng nước, võ một số thiết bị như nồi cơm điện, võ tivi… + Võ một số dây dẫn điện, lốp xe đạp, xe máy, máy công nông, dây curoa… Hoạt động 4 Tìm hiểu tính chất cơ bản của vật liệu co khí 10ph - GV thông báo: vật liệu cơ khí gồm có 4 tính chất cơ bản đó là: Cơ tính, lí tính, hoá tính và tính công nghệ. - Sau khi thông báo xong yêu cầu cá cá nhân HS tự đọc để tìm hiểu các tính chất cụ thể của vật liệu cơ khí. - GV đặt các câu hỏi sau để HS suy nghĩ và trả lời: + Thế nào là tính chất cơ học của vật liệu cơ khí? + Thế nào là tính chất vật lí của vật liệu cơ khí? + Thế nào là tính chất hoá học của vật liệu cơ khí? + Thế nào là tíọccong nghệ của vật liệu cơ khí? - HS lắng nghe GV thông báo. - HS đọc thông tin trong SGK để tìm hiểu và trả lời các câu hỏi của GV đưa ra. - Từng cá nhân HS tham gia atr lời các câu hỏi của GV. + Vật liệu cơ khí có tính cứng, dẻo, bền. + Vật liệu kim loại dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. + Vật liệu phi kim có thể chịu được các tác dụng ăn mòn của Axit, muối. + Vật liệu cơ khí có thể đúc, hàn , rèn, cắt, gọt… GHI NHỚ (5ph) Vật liệu cơ khí được chia làm hai nhóm: kim loại và phi kim loại, trong đó vật liệu kim loại được dùng phổ biến để gia công các chi tiét máy và bộ phận máy. 2. Vật liệu cơ khí có 4 tính chất: Cơ tính, lí tính, hoá tính và tính công nghệ.

File đính kèm:

  • docahdfkijgpaoifp0weufkuadogjapis (13).DOC