Tiết 16 Bài 8. Kĩ thuật trồng cây nhãn

A- Mục tiêu.

- Biết được ía trị dinh dưỡng của quả nhãn, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn.

- Hiểu được các biện pháp, kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc cây nhãn và các biện pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến quả nhãn.

- Có hứng thú học tập và yêu thích nghề trồng cây ăn quả.

B- Chuẩn bị.

GV: - Nghiên cứu nội dung bài 8 SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.

 - Các tranh ảnh, các số liệu liên quan đến nội dung bài hoc.

HS: - Tìm hiểu trước nội dung bài 8 SGK.

 - Tìm hiểu kĩ thuật trồng cây nhãn ở địa phương.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2905 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 16 Bài 8. Kĩ thuật trồng cây nhãn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 16. Tuần 16. Thứ …. Ngày …tháng… năm 200… Bài 8. Kĩ thuật trồng cây nhãn. Mục tiêu. Biết được ía trị dinh dưỡng của quả nhãn, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn. Hiểu được các biện pháp, kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc cây nhãn và các biện pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến quả nhãn. Có hứng thú học tập và yêu thích nghề trồng cây ăn quả. Chuẩn bị. GV: - Nghiên cứu nội dung bài 8 SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. - Các tranh ảnh, các số liệu liên quan đến nội dung bài hoc. HS: - Tìm hiểu trước nội dung bài 8 SGK. - Tìm hiểu kĩ thuật trồng cây nhãn ở địa phương. Tiến trình dạy học. Tổ chức ổn định. Kiểm tra bài cũ. ? Vì sao phải bón phân theo hình chiếu của tán cây và đốn tạo hình cho cây? ? Thu hoạch và bảo quản quả cây ăn quả có múi như thế nào để giữ được lâu mà chất lượng vẫn tốt? Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Trong những cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao, chúng ta đã tìm hiểu được kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi như cam, quýt, bưởi, chanh. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một loại cây có giá trị dinh dưỡng cao nữa đó là cây nhãn. Hoạt động 2: Giá trị dinh dưỡng của cây nhãn. GV yêu cầu học sinh đọc thong tin trong SGK và trả lời câu hỏi: ? Giá trị dinh dưỡng của cây ăn quả thể hiện như thế nào? HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi. GV nhận xét và kết luận chung. Quả nhãn chứa nhiều Vitamin (Ca, Fe, P…) ngoài ra cùi nhãn còn dùng làm thuốc chữa được bệnh mất ngủ, giật mình… Hoạt động 3; Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh. GV yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK thảo luận để trả lời câu hỏi sau: ? Cây nhãn có đặc điểm thực vật cơ bản nào về rễ, lá và hoa? ? Những đặc điểm này có ứng dụng như thế nào trong kĩ thuật trồng và chăm sóc? ? Cây nhãn có nhu cầu như thế nào về nhiệt độ, độ ẩm lượng mưa., ánh sáng và đất? HS đọc thông tin, thảo luận và trả lời câu hỏi. GV nhận xét và kết luận chung. Đặc điểm thực vật. + Rễ phát triển sâu từ 3 đến 5 m, rộng từ 1 đến 3 lần tán cây. Rễ t chủ yếu trong tán cây sâu từ 10 đến 15 cm. + Lá kép lông chim. + Hoa xếp thành từng chùm ở ngọn và nách lá. Có 3 loại hoa: Đực, cái và lưỡng tính. Hoa đực và hoa cái không nở cùng một lúc. Tác dụng: + Đặc điểm của rễ giúp con người cách bón phân đúng vị trí và có hiệu quả (trong tán lá) + Lá giúp nhận dạng cây. + Dựa vào đặc điểm của hoa để tao hình sửa cành để có nhiều chùm hoa. Yêu cầu ngoại cảnh. + Nhiệt độ: Biên độ rộng có nhiệt độ thích hợp từ 21 đến 27 độ. + Độ ẩm không khí từ 70 đến 80%. + Lượng mưa: 1200mm, chịu hạn, chịu úng được từ 3 đến 5 ngày. + ánh sáng: Cần đủ, chịu bóng râm. + Đất: Không kén đất, trồng được ở nhiều loại đất. Hoạt động 4: Kỹ thuật trồng và chăm sóc. GV cho học sinh quan sát hình 18 SGK về một só giống nhãn và nêu tên một số gióng nhãn mà em biết? GV nhận xét tổng hợp và bổ sung. GV phân tích các khâu kỹ thuật chủ yếu của phương pháp nhân giống cây: Chiết và ghép. ? Kỹ thuật trồng cây nhãn như thế nào để đảm bảo năng suất cao, phẩm chất tốt? ? Các công việc cần phải làm khi chăm sóc cây nhãn là gì? Mục đích của mỗi công việc? GV yêu cầu học sinh hoàn thành bảng sau: Một số giống cây nhãn phổ biến. + ở miền Bắc: nhãn lồng, nhãn đường phèn, nhãn cùi điếc, nhãn nước… + ở miền Nam: Nhãn long, nhãn tiêu, nhãn da bò… Nhân giống cây. + Chiết cành: Chọn cành ở cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, ơphẩm chất tốt và tiến hành chiết (như đã học) + Ghép: Dùng cây nhãn nước, nhãn long làm gốc ghép. Thường dùng các biện pháp ghép áp, ghép chẻ bên, ghép nêm,ghép cửa sổ. Trông cây. + Thời vụ: Có khí hậu ẩm mát tuỳ thuộc điều kiện sinh thái của từng vùng. + Khoảng cách: Tuỳ loại đất. + Đào hố: Tuỳ loại dất theo bảng 5. + Bón lót: Trộn phân vào lớp đát mặt, bón vào hố trước khi trồng 1 thán. Chăm sóc: Tên công việc Nội dung của mỗi công việc. Hoạt động 5: Thu hoạch - Bảo quản - Chế biến GV yêu cầu học sinh tìm thông tin trong SGK và hoàn thành bảng sau. TT Thu hoạch Bảo quản Chế biến Thời gian Biện pháp 4- Củng cố. - GV nêu câu hỏi củng cố? ? Yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn như thế nào? Từ những yêu cầu ngoại cảnh có ứng dụng gig trong sản xuất? Quy trình sản xuất cây nhãn? - HS trả lời câu hỏi. 5- Hướng dẫn về nhà. - Học kỹ bài và áp dụng vào thực tế. - Đọc và tìm hiẻu trước bài 9. …………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doccn9- t16..doc
Giáo án liên quan