I. Mục tiêu:
Giúp học sinh: Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: bảng phu.
- Học sinh : sách giáo khoa,vở bài tập, bảng con.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1652 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết: 122-Tuần: 25 - Bài: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TOÁN - Lớp : Ba4
Tiết : 122 - Tuần : 25
Ngày soạn : 09 - 02 - 2012
Ngày dạy : 21 - 02 - 2012
Người dạy : Võ Ngọc Hiếu
Bài : BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN
RÚT VỀ ĐƠN VỊ
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh: Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: bảng phu.
- Học sinh : sách giáo khoa,vở bài tập, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
THẦY
TRÒ
1. Khởi động:
Ổn định: Lớp phó văn nghệ bắt giọng cho lớp hát một bài.
2. Hoạt động dạy học:
* Bài mới: “ Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”
a.Hoạt động 1: Hướng dẫn giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị
Bài toán 1:
- Giáo viên gọi một học sinh đọc đề bài.
- Đề bài cho ta biết gì?
- Chúng ta phải tìm cái gì?
- Giáo viên tóm tắt đề bài lên bảng :
Tóm tắt
7 can : 35 l
1 can : ...l ?
- Muốn biết mỗi can có mấy lít mật ong thì ta phải thực hiện phép tính gì?
- Giáo viên nhận xét và gọi một vài học sinh nhắc lại.
- Giáo viên gọi một học sinh lên bảng làm bài , học sinh còn lại làm bài vào vở bài tập.
- Giáo viên sửa bài và nhận xét.
Bài toán 2:
- Giáo viên gọi một học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên tóm tắt đề bài lên bảng :
Tóm tắt
7 can : 35 lít
2 can : ... l ?
- Biết 7 can chứa 35l mật ong, muốn tìm mỗi can chứa mấy lít mật ong ta phải thực hiện phép tính gì?
- Vậy biết mỗi can chứa 5 lít mật ong, muốn tìm 2 can chứa bao nhiêu lít mật ong ta phải thực hiện phép tính gì?
- Giáo viên nhận xét và gọi một vài học sinh nhắc lại.
- Giáo viên gọi một học sinh lên bảng làm bài, học sinh còn lại làm bài vào vở bài tập.
- Giáo viên sửa bài và rút ra kết luận:
Khi giải “ Bài toán liên quan đến rút về đơn vị” , thường tiến hành theo hai bước:
Bước 1: Tìm giá trị 1 phần ( thực hiện phép chia)
Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần ( thực hiện phép nhân)
- Gọi một vài học sinh nhắc lại.
b. Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1:
- Giáo viên gọi một học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên tóm tắt đề bài lên bảng:
Tóm tắt
4 vỉ : 24 viên
3 vỉ : .... viên ?
- Muốn biết 3 vỉ thuốc có bao nhiêu viên thuốc thì ta phải làm như thế nào?
- Giáo viên nhận xét và yêu cầu học sinh làm bài vào bảng con.
- Tìm số viên thuốc có trong 1 vỉ?
- Giáo viên sửa bài và nhận xét.
- Tìm số viên thuốc có trong 3 vỉ?
- Giáo viên sửa bài và nhận xét.
Bài 2:
- Giáo viên gọi một học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên gọi một học sinh lên bảng tóm tắt đề bài.
- Tương tự bài 1 các em làm bài vào vở và chấm điểm 5 tập làm bài nhanh nhất.
- Yêu cầu một học sinh làm bài trên bảng phụ và sửa bài chung cho cả lớp.
c. Hoạt động 3: Củng cố
- Khi giải “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị” , ta thường tiến hành theo mấy bước?
- Nêu 2 bước đó?
3. Kết thúc:
- Nhận xét tiết học.
- Tuyên dương những học sinh học tốt.
- Chuẩn bị bài : “Luyện tập”.
- Cả lớp hát.
- Một học sinh đọc đề bài.
- Đề bài cho ta biết có 35l mật ong chia đều vào 7 can.
- Phải tìm mỗi can có mấy lít mật ong?
- Ta phải thực hiện phép tính chia,lấy 35 chia cho 7.
- Một học sinh lên bảng làm bài.
Bài giải
Số lít mật ong có trong mỗi can là
35 : 7 = 5 ( l)
Đáp số : 5 lít
- Một học sinh đọc đề bài.
- Ta phải thực hiện phép tính chia, lấy 35 chia 7.
- Muốn tìm 2 can chứa bao nhiêu lít mật ong ta thực hiện phép tính nhân, lấy 5 nhân 2.
- Một vài học sinh nhắc lại.
- Một học sinh lên bảng làm bài.
Bài giải
Số lít mật ong có trong mỗi can là:
35 : 7 = 5 ( lít)
Số lít mật ong có trong 2 can là :
5 x 2 = 10 ( lít )
Đáp số : 10 lít.
- Học sinh lắng nghe.
- Một vài học sinh nhắc lại.
- Một học sinh đọc đề bài.
- Ta phải tìm số viên thuốc có trong 1 vỉ, sau đó lấy số viên thuốc có trong 1 vỉ nhân cho 3.
- Học sinh làm từng lời giải vào bảng con:
Số viên thuốc có trong 1 vỉ là :
24 : 4 = 6 ( viên )
Số viên thuốc có trong 3 vỉ là :
6 x 3 = 18 ( viên )
- Một học sinh đọc đề bài.
- Một học sinh lên bảng tóm tắt:
Tóm tắt
7 bao : 28 kg
5 bao : ... kg
- Học sinh làm bài vào vở.
- Một học sinh làm bài vào bảng phụ.
Số kilôgam gạo có trong 1 bao là :
28 : 7 = 4 ( kg)
Số kilôgam gạo có trong 5 bao là :
4 x 5 = 20 ( kg)
Đáp số : 20 kilôgam.
- Học sinh trả lời.
- Nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- bai toan lien quan den rut ve don vi lop 3 chuan.doc