A.Mục tiêu
1.Kiến thức
-Hiểu được thế nào là hình chiếu
-Nhận biết được của vật thể trên bản vẽ kĩ thuật
2.Kỉ năng
Nhận biết được các vị trí của các hình chiếu :đứng , bằng , cạnh
3. Thái độ : Rèn tính kiên nhẫn , chịu khó của hs
B. Chuẩn bị :
-Tranh trong SGK
-Vật mẫu : bao diêm , bao thuốc lá ,bia cứng gấp thành 3 mặt phẳng chiếu
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3679 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết :02- Tuần 01 Hình chiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÌNH CHIẾU
Soạn :07/09/05-Tiết :02- Tuần 01
A.Mục tiêu
1.Kiến thức
-Hiểu được thế nào là hình chiếu
-Nhận biết được của vật thể trên bản vẽ kĩ thuật
2.Kỉ năng
Nhận biết được các vị trí của các hình chiếu :đứng , bằng , cạnh
3. Thái độ : Rèn tính kiên nhẫn , chịu khó của hs
B. Chuẩn bị :
-Tranh trong SGK
-Vật mẫu : bao diêm , bao thuốc lá ,bia cứng gấp thành 3 mặt phẳng chiếu
C. Hoạt động dạy học
Trợ giúp của GV
Hoạt động của trò
Hoạt động 1( phút ) kiểm tra bài cũ – gíới thiệu bài mới
*Kiểm tra bài cũ
-Bản vẽ kỉ thuật là gì ?
-Nêu vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống và trong sản xuất
*Giới thiệu bài Để biểu diễn hình dạng của vật thể lên mặt phẳng tờ giấy ta dùng phương pháp hình chiếu . Các em có thể hình dung bóng của mình trên mặt đường mỗi khi trưa đi học về hoặc bóng của một vật dưới ánh sáng của đèn . hình bóng đó gọi là hình chiếu .
-Hai em lên bảng trả bài theo nội dung GV yêu cầu , dưới lớp tập trung chú ý và và nhận xét nội của bạn mình trên bảng
- Thu thập nội dung GV đặt vấn đề và tìm cách để giải quyết vấn đề .
Hoạt động 2 ( phút ) Tìm hiểu khái niệm về hình chiếu
-GV : dùng đèn pin chiếu vật mẫu lên tường để cho hs thấy được sự liên hệ giữa các tia sáng và bóng của mẫu vật
- Vậy hình chiếu của vật thể là gì ?
=> Con người đã mô phỏng hiện tượng tự nhiên này để tả hình dạng của vật thể bằng phép chiếu
Cách vẽ hình chiếu của vật thể như thế nào ?
- Quan sát hiện tượng
- Chiếu vật thể lên một mặt phẳng ta được một hình gọi là hình chiếu của vật thể
-Tìm ra cách vẽ hình chiếu vật thể lên mặt phảng
Hoạt động 3 ( phút ) Tìm hiểu các phép chiếu
-y/c hs quan sát tranh các phép chiếu và đặt câu hỏi về các phép chiếu trong các hình 2.2(a,b,c,)SGK => từ đó đưa các phép chiếu
- Có các loại phép chiếu nào ? Mỗi phép chiếu có đặc điểm gì ?
- Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi GV đặt ra
-Có ba loại phép chiếu :
+Phép chiếu xuyên tâm -> có các tia chiếu đồng quy tại một điểm ( Tâm chiếu )
+Phép chiếu song song -> các tia chiếu song song với nhau
+phép chiếu vuông góc các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu
Hoạt động 4 ( phút ) Tìm hiểu các hình chiếu vuông góc và vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ
- Cho hs quan sát tranh vẽ các mặt phẳng chiếu và mô hình 3 mặt phẳng chiếu , nêu rõ vị trí các mặt phẳng chiếu , tên gọi của chúng và tên gọi gọi tương ứng
- Có mấy mặt phẳng chiếu ?
-Vị trí của mặt phẳng chiếu đối với vật thể ?
-các mặt phẳng chiếu được đặt như thế nào với người quan sát ?
-Vật thể được đặt như thế nào với mặt phẳng chiếu ?
- Vì sao phải mở mặt phẳng chiếu
-Vị trí của mặt phẳng chiếu bằng và mặt phẳng chiếu cạnh sau khi gập lại ?
- Vì sau phải dùng nhiều hình chiếu để biểu diễn vật ? Nếu dùng một hình chiếu được không ?
* chốt lại và cho hs ghi vở :tên gọi và các vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào ?
-GV thông báo:và cho hs ghi vở phần chú ý
- Quan sát hình vẽ và mô hình và trả lời câu hỏi
-Có ba Mặt phẳng chiếu :mp chiếu dứng ,mp chiế cạnh , mp chiếu bằng
- chiếu vuông góc vật thể theo 3 hướng khác nhau trên 3 mặt phẳng chiếu
- Mặt chính diện ( Mặt phẳng chiếu đứng).Mặt nằm ngang ( mặt phảng chiếu bằng ),.Mặt cạnh bên( mặt phẳng chiếu cạnh)
- Vuông góc với mặt phẳng chiếu bằng ( nằm trong 3 mặt phẳng chiếu vuông góc )
-các hình chiếu phải vẽ trên cùng một bản vẽ
- Vuông góc với nhau
- Để thể hiện hình dáng kết cấu của vật
- Hình chiếu đứng ở góc trên bên trái bản vẽ
Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng
- Hình chiếu cạnh ở bên phaỉ hình chiếu đứng
Ghi chú :
Tên gọi
Nét vẽ
Áp dụng
Nét liền đậm
Cạnh thấy đường bao thấy
Nét liền mảnh
Đường dóng , đường kích thước , đường gạch gạch
Nét đứt
Cạnh khuất đường bao khuất
Nét gạch chấm mảnh
Đường tâm đường trục đối xứng
Hoạt động 5 ( phút ) Tổng kết
- y/c hs đọc phần ghi nhớ
- Thế nào là hình chiếu của vật thể
-có các phép chiếu náo ?Mỗi phép chiếu có đặc điểm gì ?
-Tên gọi và vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ như thế nào ? ---Giao công việc về nhà :+làm bài tập trang 10 SGK
+Về nhà đọc trước bài 3 SGK và chuẩn bị dụn cụ vẽ ( Giấy , viết chì , tẩy )
- Đánh giá giờ học
- Thu thập thông tin GV chốt lại và trả lời câu hỏi do GV yêu cầu
-Thu thập nội dung GV dặn dò , học tập ở nhà
D. Nội dung ghi bảng
I.Khái niệm về hình chiếu
+ Chiếu vật thể lên một mặt phẳng ta được một hình gọi là hình chiếu của vật thể
+ Mặt phẳng chứa hình chiếu gọi là mặt phẳng chiếu
II. các loaị phép chiếu
Có ba loại phép chiếu :
Phép chiếu xuyên tâm -> có các tia chiếu đồng quy tại một điểm ( Tâm chiếu )
Phép chiếu song song -> các tia chiếu song song với nhau
phép chiếu vuông góc các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu
III. Các hình chiếu vuông góc
1. các mặt phẳng chiếu
-Có ba Mặt phẳng chiếu :mp chiếu dứng ,mp chiếu cạnh , mp chiếu bằng
2.Các hình chiếu
hình chiếu đứng , hình chiếu bằng , hình chiếu cạnh .
IV. Vị trí các hình chiếu
- Hình chiếu đứng ở góc trên bên trái bản vẽ
Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng
-Hình chiếu cạnh ở bên phaỉ hình chiếu đứng
Ghi chú
E.Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- giaosancn8tiet1-70 (2).doc