Nếu đố bạn kể tên 5 nước lớn nhất Thế giới, chẳng khó khăn gì để trả lời, đó là: Trung Quốc, Nga, Mỹ, Canada và Brazil. Vậy với câu hỏi ngược lại thì sao? Hãy cùng đi tìm đáp án dưới đây.
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tích lũy chuyên môn - 5 quốc gia nhỏ nhất thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lần. Sau khi đất nước thống nhất, hòa bình, tháng 2 năm 1976, huyện ủy, UBND huyện Triệu Hải và bà con địa phương đã xây dựng lại ngôi nhà. Lúc đó, nhà được lợp bằng tranh, xung quanh che chắn bằng gỗ, ván. Cuối năm 1977, do mưa bão, mái tranh bị hư hỏng nặng, UBND huyện đã cho lợp lại bằng ngói. Từ đó đến năm 1994, ngôi nhà vẫn giữ nguyên hiện trạng.
Ngôi nhà lưu niệm cố Tổng Bí thư Lê Duẩn được coi là di tích lịch sử cách mạng quý giá trong toàn bộ hệ thống di tích lịch sử, văn hóa ở Quảng Trị. Ngôi nhà là nơi biểu hiện lòng kính cẩn biết ơn của nhân dân ta đối với thân thế và sự nghiệp của đồng chí Lê Duẩn. 3. Khu trụ sở chính phủ cách mạng lâm thời:Thuộc vào địa phận thôn Tân Hoà, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ cách thị xã Đông Hà 12km về phía Tây, cách Quốc lộ 9 hai trăm mét về phía Bắc… Khu trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời được khởi công xây dựng từ ngày 6/5/1973 đến ngày 30/5/1973 thì hoàn thành. Toàn bộ nguyên vật liệu do nhân dân miền Bắc đóng góp. Trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời chia làm 2 khu, khu A và B.Khu A: Gồm các nhà làm việc của chính phủ, nhà khách, nơi trình quốc thư của các vị đại sứ.Khu B: Là nơi làm việc của các nhân viên, nơi ở và làm việc của các phóng viên báo chí, Tại đây ngày 6/6/1973 chính phủ cách mạng lâm thời đã làm lễ ra mắt nhân dân trong buổi lễ mít tinh long trọng, trước sự chứng kiến của đông đảo phóng viên báo chí trong và ngoài nước. Đại biểu của 19 nước anh em bầu bạn khắp năm châu đã tới dự, đại sứ của các nước đã làm lễ trình quốc thư. Các đồng chí lãnh đạo cấp cao của các nước anh em đã đến thăm và cổ vũ nhiệt tình cuộc đấu tranh, hy sinh gian khổ của nhân dân miền Nam như đồng chí Fidel Castro, chủ tịch Đảng cộng sản Cu - Ba; đồng chí Gorge Marxel, Bí thư Đảng cộng sản Pháp. 4. Chiến khu Ba Lòng:Bắt đầu từ tháng 5/1947 chiến khu Ba Lòng ra đời trở thành nơi đứng chân đóng trụ sở hoạt động của bộ đội chủ lực, cơ quan Đảng, Ủy ban hành chính kháng chiến, đoàn thể, công an, quân dân bào chế và các công xưởng... chiến khu là trung tâm lãnh đạo kháng chiến. Từ đây phát đi những đường lối của Tỉnh, truyền đạt lại cho các cán bộ đảng viên và quần chúng những mệnh lệnh và chỉ thị của Trung ương.
Đó là một thung lũng nằm dọc theo tả hữu ngạn của thượng nguồn sông Thạch Hãn, trên địa bàn 3 xã: Hải Phúc, Ba Lòng và Triệu Nguyên hiện nay. Phía Tây bắc giáp động Mài, phía Đông nam giáp xã Hải Lệ, phía Tây nam giáp dãy động Chè, ranh giới của 2 xã Ba Lòng (Triệu Phong), Tà Long (Hướng Hoá), phía Đông bắc lấy đỉnh động Ho làm ranh giới với vùng Cùa (xã Cam Chính huyện Cam Lộ) cách thị xã Quảng Trị chừng 10 km về phía Tây. Trong suốt cuộc chiến tranh (1947-1954) thực dân Pháp đã nhiều lần tập trung lực lượng tấn công lên Ba Lòng, nhưng rừng sâu bí hiểm và lòng kiên trì của con người đã làm thất bại mọi âm mưu đen tối của chúng. Chiến khu vẫn tồn tại vững chắc và lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ của quân dân Quảng Trị.Sau năm 1954 Ba Lòng nằm dưới sự kìm kẹp của Mỹ - ngụy. Trên thực tế lúc này chiến khu không còn tồn tại nhưng đất Ba Lòng vẫn là mảnh đất kháng chiến, người dân Ba Lòng vẫn vững niềm tin vào Đảng. Tháng 2 - 1964 quận lỵ Ba Lòng bị ta tiêu diệt và từ đó cho đến năm 1975, kẻ thù vẫn không thể nào kiểm soát nổi. Vùng núi này lại trở thành căn cứ địa của cuộc đấu tranh cách mạng ở Quảng Trị. 5. Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn:Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách trung tâm tỉnh lỵ (thị xã Đông Hà) khoảng 38km về phía Tây bắc; cách quốc lộ 1A (ở đoạn thị trấn huyện lỵ Gio Linh) chừng hơn 20km về phía Tây bắc. Sau ngày đất nước thống nhất, Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng đã phê chuẩn dự án xây dựng nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn tại địa bàn tỉnh Quảng Trị làm nơi tưởng niệm, tôn vinh những người con thân yêu của tổ quốc đã anh dũng hy sinh xương máu của mình trên các nẻo đường Trường Sơn vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nghĩa trang được khởi công xây dựng vào ngày 24/10/1975 và hoàn thành vào ngày 10/4/1977. Chỉ huy xây dựng là Bộ tư lệnh sư đoàn 559 với sự tham gia của hơn 40 đơn vị bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương. Ngoài ra còn có tổ công nhân chuyên khắc chữ vào bia đá xã Hoà Hải, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi quy tụ 10.333 phần mộ của các liệt sỹ; có tổng diện tích 140.000m2; trong đó, diện tích đất mộ là 23.000m2, khu tượng đài 7.000m2, khu trồng cây xanh 60.000m2, khu hồ cảnh 35.000m2 và mạng đường ô tô rải nhựa trong khuôn viên nghĩa trang 15.000m2. Phần đất mộ được phân thành 10 khu vực chính. 6. Địa đạo Vịnh Mốc:Vịnh Mốc (thuộc xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là một làng chài khiêm nhường có gần 100 nóc nhà nằm trên bờ biển phía Đông nam thị trấn Hồ Xá chừng 13km, cách bãi tắm Cửa Tùng 7km về phía Bắc, cách đảo Cồn Cỏ anh hùng 30km về phía Tây. Trong kháng chiến chống Mỹ, ngoài đặc điểm chung của Vĩnh Linh là "tuyến đầu của miền Bắc, hậu phương trực tiếp của miền Nam" Vịnh Mốc có một vị thế vô cùng quan trọng cho việc tập kết và vận chuyển lương thực, vũ khí cho đảo Cồn Cỏ. Toàn bộ địa đạo được đào trong lòng quả đồi đất đỏ có độ cao chừng 30m, rộng hơn 7ha. Hệ thống đường hầm cấu trúc hình vòm có kích thước khoảng 0,9m x 1,75m với độ dài 2034m bao gồm nhiều nhánh nối thông với nhau qua trục chính dài 780m, có 13 cửa ra vào, được chống đỡ bằng cột nhà, gỗ và ngụy trang khá kín đáo, tất cả đều đào chếch theo hướng gió, đảm bảo chức năng thông hơi cho đường hầm. Địa đạo gồm 3 tầng có độ sâu và chức năng khách nhau. Tầng 1 cách mặt đất 8 - 10 mét dùng để cơ động chiến đấu và trú ẩn tạm thời; tầng 2 sâu 12 - 15 mét là nơi sống và sinh hoạt của dân làng, tầng 3 có độ sâu hơn 30 mét là nơi trung chuyển hàng hoá, vũ khí ra thuyền lên đảo Cồn Cỏ. Để đảm bảo cho hàng trăm con người ăn, ở, sinh hoạt an toàn, tiện lợi, dọc hai bên đường hầm người ta khoét vào rất nhiều căn hộ, mỗi căn hộ đủ chỗ cho 3 - 4 người ở. Ngoài ra trong đường hầm còn có hội trường (sức chứa hơn 50 người dùng làm nơi hội họp, biểu diễn văn nghệ, chiếu phim), 3 giếng nước, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, trạm phẩu thuật, trạm gác, máy điện thoại … đặc biệt có nhà hộ sinh, nơi ra đời của 17 đứa trẻ suốt trong hai năm 1967- 1978.7. Cụm di tích đôi bờ Hiền Lương:Đôi bờ Hiền Lương là tên gọi cho cụm di tích hai bên bờ sông Hiền Lương là chứng tích cho một thời kỳ gần 20 năm chia cắt Bắc - Nam và nó còn là một địa danh lịch sử chứng kiến cuộc đấu tranh bền bỉ anh hùng của dân tộc ta trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Cụm di tích này nằm ở chỗ giao nhau giữa sông Bến Hải và quốc lộ 1A (km 735). Phía Bắc thuộc thôn Hiền Lương - xã Vĩnh Thành - huyện Vĩnh Linh, phía Nam thuộc thôn Xuân Hoà - xã Trung Hải - huyện Gio Linh, cách thị xã Đông Hà 22km về phía Bắc và cách thị trấn Hồ Xá 7km về phía Nam. Hiệp định Geneve được ký kết, sông Bến Hải được chọn làm ranh giới tạm thời trong hai năm để tập kết lực lượng hai bên và tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước. Do Mỹ - Diệm cố tình xé bỏ hiệp định hòng chia cắt lâu dài nước Việt Nam. Sông Hiền Lương đi vào lịch sử dân tộc và tiềm thức nhân loại như là nỗi đau chia cắt và khát vọng thống nhất đất nước của nhân dân ta. Năm tháng sẽ trôi qua, giới tuyến không còn nữa, nhưng con sông ấy, cây cầu ấy, đôi bờ ấy mãi mãi là biểu tượng về sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam, là hình ảnh thu nhỏ về chiến tranh và thắng lợi giữa ta và địch trên quê hương Quảng Trị anh hùng.
8. Căn cứ quân sự Dốc Miếu và hàng rào điện tử McNamara:
Hàng rào điện tử McNamara gồm 12 lớp kẽm gai chồng nhau cao 3m, trên mặt hàng rào cài mìn tự động, phía dưới hàng rào là bãi mìn dày đặc rộng hàng trăm mét. Ngoài ra, địch còn rải hệ thống (cây nhiệt đới) là loại phương tiện thông tin nhạy bén nhằm phát hiện mọi vi phạm trong phạm vi phòng tuyến. Ở các cứ điểm có hệ thống đèn pha cực mạnh để kiểm soát chống mọi sự xâm nhập vào ban đêm. Cùng với hệ thống (mắt thần điện tử) là đội ngũ binh lính (hồn ma biên giới) - bọn biệt kích được huấn luyện công phu, thiện nghệ, thường xuyên len lỏi vào hành lang của ta để chống phá mọi hoạt động của du kích. Trong những năm 1967 – 1970, để đối phó với tình hình bất lợi cho chúng và nuôi hy vọng có thể ngăn chặn mọi sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, đế quốc Mỹ đã xây dựng phòng tuyến hàng rào điện tử McNamara (mang tên Bộ trưởng bộ Quốc phòng Mỹ).Trên phòng tuyến này, địch đã bố trí nhiều căn cứ quân sự mạnh từ bờ biển thuộc thôn 8 Gio Hải lên đến đồi 51, đồi 28, Bến Ngư, Dốc Sỏi, Dốc Miếu, Cồn Tiên cùng một loạt chốt phụ làm thành hành lang ngăn chặn từ Cồn Tiên kéo qua căn cứ Bái Sơn, Đông Tròn, nối với Tân Lâm, Đầu Mầu và phòng tuyến bảo vệ Đường 9 lên biên giới Việt Lào. Tuy nhiên, do điều kiện chiến trường lúc đó mà Mỹ chỉ xây dựng hàng rào quy mô lớn từ bờ biển lên căn cứ 31 với chiều dài trên 3 km để bảo vệ cảng Cửa Việt. Dốc Miếu được coi là cứ điểm quan trọng nhất của phòng tuyến McNamara. Ở đây địch xây dựng những hệ thống hầm nhà ván, hệ thống lô cốt di động bằng bê tông, có trận địa pháo mặt đất thường bắn phá ra bờ Bắc sông Bến Hải, có trận địa phòng không 37, trung tâm điều khiển bảo vệ hàng rào, chi đội thiết giáp tuần tra cùng nhiều đại đội hỗn hợp Mỹ - ngụy. Xung quanh căn cứ, ngoài các hàng rào kẽm gai ken dày bom mìn là hệ thống máy móc báo động chống xâm nhập. Tuy là một căn cứ hiện đại nhưng hàng rào điện tử này đã bị dần dần vô hiệu hóa bởi những hoạt động của ta. Trước hết, đó là sự tấn công phá hủy từng đoạn để đưa lực lượng và vũ khí vào chiến trường. Ở Trung Sơn, Trung Hải, du kích ta ngày đêm khống chế không cho địch tự do hoạt động bằng cách vây ép bắn tỉa… Trong những ngày đầu quân ta nổ súng trên chiến trường Quảng Trị năm 1972, du kích Trung Giang, Trung Hải, Trung Sơn đã vây chặt và bắn hàng trăm quả đạn DKB, A2 và bom phóng vào căn cứ trong suốt 3 ngày, buộc địch phải tháo chạy vào đêm 31 tháng 3, kéo theo sự tan rã của căn cứ Quán Ngang.
File đính kèm:
- TLCM(2).doc